NGUYỄN HUY KHUYẾN
Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.
Cảnh vườn Thiệu Phương trong Tử Cấm Thành
Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều có thơ về vườn Thiệu Phương. Tuy nhiên lâu nay các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm được một số bài của vua Minh Mạng và Thiệu Trị, còn của vua Tự Đức thì chưa được giới thiệu. May mắn thay, tại Đà Lạt, trong Dinh II còn lưu giữ được một số bài thơ của vua Tự Đức trên tấm bình phong quý, trên đó có khắc bài thơ Ngự chế về vườn Thiệu Phương. Thiết nghĩ đây là bài thơ hay, là tư liệu quý về vườn Ngự uyển, vì vậy chúng tôi xin được giới thiệu toàn văn bài thơ này.
Vườn Thiệu Phương trong chính sử
Thiệu Phương viên là một trong 4 Ngự uyển trong Hoàng thành, gồm Thiệu Phương Viên, Ngự Viên, Cơ Hạ Viên, Doanh Châu. Vườn được xây dựng từ năm 1828, thời Minh Mạng, sách Đại Nam thực lục cho biết “Làm vườn Thiệu Phương (ở bên tả trong cung thành), trong vườn dựng điện Hoàng Phúc cùng các đường, các biên và hồi lang (Cẩm Xuân đường, Di Nhiên đường, Hàm Xuân hiên, Vĩnh Phương hiên, Hồi lang chữ vạn, Tứ phương ninh bật đường, Nam Phong giải uẩn đường”. Phía đông, bên trong cửa Hưng Khánh, thuộc Tử Cấm Thành. Phía nam vườn là khu Duyệt Thị Đường; phía bắc - qua hồ Ngọc Dịch là Ngự Viên; phía tây là Thanh Hạ Thư Lâu (sau là Thái Bình Lâu) và phía đông là bờ tường phía đông của Tử Cấm thành. Quanh vườn có tường gạch bao bọc, cửa chính mở về phía nam. Vườn nổi tiếng với kiểu cấu trúc “vạn tự hồi lang”. Tại 4 góc của hồi lang này có 4 công trình kiến trúc nhỏ, gồm 2 đường và 2 hiên. Tên Thiệu Phương theo gốc Hán có nghĩa là “nối thơm” trỏ ý rằng khu vườn này là nơi tụ họp của các loài hoa thơm cỏ lạ nối đời tỏa hương thơm. Nơi đây là khu dạo chơi của vua và đình thần trong lúc rảnh rỗi. Sách Đại Nam thực lục cho biết thêm: “Vua đi chơi vườn Thiệu Phương, triệu đình thần vào hầu, cho ngồi ở hành lang chữ vạn, thong dong uống nước chè ăn quả rồi về”. Như vậy, vườn Thiệu Phương là một trong những nơi nghỉ ngơi của vua, chẳng thế mà các vua đã làm nhiều bài thơ về vườn này. Trong đó nổi tiếng là các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Bài thơ Ngự chế của vua Tự Đức về vườn Thiệu Phương
Nguồn gốc của bài thơ theo như chúng tôi đọc được trên bức bình phong quý tại Dinh II - Đà Lạt. Bài thơ có tựa đề: Đông tình quá Thiệu Phương viên tùy bút, có nghĩa là: Làm thơ trong lúc qua vườn Thiệu Phương lúc trời hửng nắng mùa đông. Bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể Hành sau đó được khắc lên gỗ. Bài thơ này có 4 câu theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Cuối bài thơ được ghi rõ là Tự Đức Ngự chế thi, tức là thơ Ngự chế của vua Tự Đức.
Phiên âm bài thơ:
Dĩ quá tùng hiên hựu trúc hiên,
Lưu âm nhiễu các lục xâm môn.
Cơ kinh sương vũ hoàn vô dạng,
Lưu đắc thanh thông hộ ngự viên.
Dịch nghĩa: Đã đi qua mái hiên tùng lại qua hiên trúc,/ Tiếng nước chảy xung quanh màu xanh cây cối chen cả cửa./ Trải qua bao lần mưa gió còn không việc gì,/ Vẫn giữ được màu xanh bảo vệ cho vườn ngự.
Dịch thơ:
Đã qua hiên trúc lại hiên tùng,
Nước chảy bao quanh rợp bóng cây.
Bao lần sương gió hèn chi nhỉ,
Cây cối tốt tươi hộ ngự viên.
Qua bài thơ trên, chúng ta có thể hình dung được rằng, trong vườn Thiệu Phương trồng rất nhiều loại cây. Trong đó nổi tiếng nhất là vải, sau đó đến các loại khác như tùng, trúc. Trong Đại Nam thực lục, có ghi lại, năm Minh Mạng thứ 9 (1828), nhà vua đã từng mời quần thần vào vườn chơi và lệnh cho hái quả vải để ban cho mọi người và ông có làm thơ vịnh về việc này. Bài thơ của vua Tự Đức là một tư liệu hay về vườn Thiệu Phương, có thể phục vụ cho công tác trùng tu. Xin trân trọng giới thiệu.
N.H.K
(SH288/02-13)
BÙI KIM CHI
“Giữ chút gì rất Huế đi em
Nét duyên là trời đất giao hòa
Dẫu xa một thời anh gặp lại
Vẫn được nhìn em say lá hoa.
(...)
CHU SƠN
1.
Này, xa là những cảm nhận chủ quan hàm chứa một góc nhìn giới hạn, tương đối và hoàn toàn xa lạ với những khẩu hiệu thời thượng là vĩnh cửu, muôn năm.
TRẦN VĂN DŨNG
Cùng với rất nhiều nghề thủ công truyền thống trên đất nước Việt Nam, nghề Kim hoàn được biết đến với sự sáng lập của hai vị tổ sư Cao Đình Độ và Cao Đình Hương ngay trên vùng đất Cố đô. Tài năng của các ông đã biến nghề kim hoàn trở thành một nghề thủ công độc đáo, mang đậm sắc thái Việt và được truyền bá khắp ba miền đất nước trong hơn hai thế kỉ qua.
LÊ VĂN LÂN
Hằng năm cứ vào dịp 9/1 (ngày sinh viên học sinh), ngày 26/3 (ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải phóng Huế), những người hoạt động trong phong trào (người ta thường gọi là “dân phong trào”) lại họp mặt tưởng nhớ những người hi sinh, ôn lại truyền thống, chia sẻ những trăn trở trước thời cuộc và tự dặn mình phải sống xứng đáng với những người đã khuất, những đùm bọc thương yêu mà nhân dân đã dành cho mình.
ĐÀO HÙNG
(Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam)
Hồi còn bé, đôi lần tôi được cha tôi là ông Đào Duy Anh, đưa đi chơi và có ghé thăm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Rồi cũng có lần tôi thấy cụ Huỳnh đến gặp cha tôi ở ngôi nhà trên đường Hương Mỹ (nay là Chu Văn An), thành phố Huế.
LÊ MẬU PHÚ
Tùy bút
Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chạy dài hơn 60 cây số, qua nhiều rừng núi với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng và nhận nhiều nguồn nước từ những con thác, rồi sau đó hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng thành một dòng sông, gọi là sông Hương. Từ đó, sông xuôi về biển thêm 30 cây số nữa.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
“Ơi khách đường xa, khách đường xa
Dừng chân ghé lại Đông Ba chợ mình”
TRẦN NGUYÊN SỸ
Ghi chép
Chúng ta thử hình dung Huế như một ngôi nhà cổ, mà con ngõ đón thập khách phía Nam là đoạn quốc lộ từ Thủy Dương xuống Phú Bài thì khỏi cần trả lời câu hỏi: Với Huế, Hương Thủy có quan trọng không?
HỮU THU - BẢO HÂN
Không ít người ở Huế thế hệ sinh năm 1950 đã từng được ngắm cái điệu đà của rong rêu, sự bỡn đùa của từng đàn cá tung tăng theo chiều con nước sông Hương.
PHAN THUẬN AN
Thái giám hay hoạn quan là những người đàn ông không có sinh thực khí, chuyên ở hầu hạ trong hậu cung của vua.
HỮU THU & BẢO HÂN
Đường 12 được giới hạn từ ngã ba Tuần lên Bốt Đỏ. Chỉ kéo dài hơn 50 cây số nhưng đây là quãng đường không dễ vượt qua, bởi trước năm 1990, muốn lên A Lưới, từ Huế xe phải chuyển hướng ra Đông Hà, ngược đường 9, đến cầu Đakrong rẽ trái rồi men theo đường Hồ Chí Minh để vào. Thuở đó, đường xa, xe xấu nên cán bộ được phân công lên huyện vùng cao này ai cũng ái ngại và bỏ cuộc.
BÙI KIM CHI Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tích đức kế gia phong
PHAN HƯƠNG THỦY Hệ thống lăng tẩm và Cung điện ở Huế luôn luôn là một đối tượng chính của các nhà nghiên cứu Mỹ thuật, và các nhà nghiên cứu lịch sử Huế đã để lại cho chúng ta những cái mà thời trước không còn.
Một số anh chị em ở Huế biết tôi có ghi chép được ít nhiều về Nguyễn Tuân, bảo tôi viết lại và gửi cho Tạp chí Sông Hương. Riêng tôi, muốn tạo một dịp để anh Nguyễn nói trực tiếp với bạn đọc Sông Hương, nên xin được hỏi anh Nguyễn chung quanh chuyện Huế, được anh Nguyễn nhận lời, tôi xin trung thành ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện đó.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANGHiếm nơi nào trên đất Huế có phong thủy hữu tình, trời, đất, nước, người cùng quyện hòa thanh thái trong một không gian xanh ngát xanh như đất thôn Vỹ. Đất này được dòng Hương Giang và phụ lưu Như Ý ôm trọn vào lòng như hai cánh tay của một người mẹ vỗ về.
TRẦN THÙY MAI Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Với tất cả mọi người, ai cũng thế, sau quê hương lớn là Tổ quốc Việt Nam, đều yêu và đều thích nói về quê hương nho nhỏ của mình, nơi đón tiếp mình từ lòng mẹ và cho mình những ấn tượng đầu tiên về thế giới. Hơn nữa, đó lại là một vùng đất hay được nhắc nhở và ngợi khen.
ĐỖ NAM Hàng trăm năm nay ai cũng biết đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 02 cửa thông ra biển: Thuận An và Tư Hiền.
BÙI MINH ĐỨC (Tiếp theo Sông Hương số 267, tháng 5 - 2011)
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 95 năm ngày mất Thái Phiên - Trần Cao Vân: 17.5.1916 - 17.5.2011) Bút ký
Bà Francoise Corrèze - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, là một chiến sĩ chống phát xít, một người bạn của Việt Nam từ nhiều năm nay. Sau những chuyến đi thăm nước ta trong chiến tranh cũng như từ ngày đất nước thống nhất, bà đã viết nhiều tác phẩm về Việt Nam. Lần đầu tiên đến Huế đầu năm 1985, bà đã ghi lại những cảm nghĩ của mình. Chúng tôi xin giới thiệu một số đoạn sẽ được in trong cuốn sách viết về thanh niên Việt Nam bằng tiếng Pháp.