Về bài phú tự trào của cụ Phan Đăng Dư

09:41 27/11/2008
NGÔ ĐỨC TIẾNPhan Đăng Dư, thân phụ nhà cách mạng Phan Đăng Lưu là người họ Mạc, gốc Hải Dương. Đời Mạc Mậu Giang, con vua Mạc Phúc Nguyên lánh nạn vào Tràng Thành (nay là Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) sinh cơ lập nghiệp ở đó, Phan Đăng Dư là hậu duệ đời thứ 14.

Phan Đăng Dư lúc nhỏ theo học chữ Hán, có dự thi hương nhưng không đậu đạt, về nhà làm ruộng, bốc thuốc nam và làm thầy địa lý. Ông là người yêu nước, thương dân, có tham gia phong trào chống Pháp của cụ cử nhân Chu Trạc năm 1908 nhưng may mắn không bị giặc bắt. Vốn tính thẳng thắn, cương trực, ông thường bàn luận chuyện thế sự với những người trong họ, trong làng, kể cả con cái. Có người nhầm tưởng cha con bất đồng chính kiến, kỳ thực ông làm thế để che mắt bọn mật thám. Ông ham thơ phú văn chương - Bài phú “Tự trào” của ông viết trước năm 1945, phần nào nói lên chí hướng và nỗi niềm của ông trước thời cuộc.
Trong phong trào giảm tô và thí điểm cải cách ruộng đất, ông bị bắt giam ở nhà tù Bến Hới (Tân Kỳ, Nghệ An) và mất ở đó năm 1954, trước khi Đảng ta tiến hành công cuộc sửa sai sau cải cách ruộng đất để giải oan cho những người như ông.

Lúc sinh thời, Phan Đăng Dư kết duyên cùng bà Trần Thị Liễu, một phụ nữ hiền thục, hết lòng yêu thương chồng con. Ông bà có công sinh thành dưỡng dục bốn người con:
-Con trai cả là nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.
-Con trai thứ hai là ông Phan Đăng Triều, một công chức cũ nhưng có hoạt động cách mạng và bị giặc Pháp theo dõi. Ông là thân sinh PGS, TSKH Phan Đăng Nhật, một nhà khoa học vừa nhận giải thưởng Nhà nước về các công trình nghiên cứu về Sử thi Tây Nguyên.
-Con trai thứ ba là Phan Đăng Toàn, làm thông phán Toà sứ Hà Tĩnh nhưng là cơ sở ngầm của cách mạng. Năm 1946 làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hà Tĩnh, sau làm Trưởng phòng tư liệu báo Nhân Dân. Ông là thân sinh nhạc sỹ Hồng Đăng.
-Con trai thứ 4 là Phan Đăng Dương, hiện còn sống ở TP Hồ Chí Minh.
Các con, cháu, chắt của cụ Phan Đăng Dư đều đã và đang noi gương bậc tiền bối và có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Nội dung bài phú:

Tự trào

Xưa có một thầy:
Vốn giòng hào kiệt
Gặp bước long đong...
Trót sinh ra giữa buổi nhiễu nhương, cũng quyết theo đòi nghiên bút;
Từng nghĩ lắm lời khắc khoải, thầm mong rửa nhục cha ông.
Chí những toan cứu vãn sơn hà, giận nỗi không tài Gia Cát (1)
Lòng vốn ước Khuông phò xã tắc, buồn thay thiếu trí Khương Công (2)
Thôi đành nương náu cho qua ngày tháng, duy gắng giữ gìn để trọn thuỷ chung.


Vậy cho nên:
Khi bàn cờ, khi chén rượu, khi vọng nguyệt, khi thưởng hoa, ngất ngưởng tao nhân mặc khách.
Lúc ngọn suối, lúc hòn non, lúc trong mây, lúc hướng gió, ung dung dạo gót tiên bồng.
Đôi phen tay xách chiếc la bàn, tấp tểnh đóng vai Tả Ao (3), Hoà Chính (4)
Mấy buổi đầu kê pho Nam dược, lân la nối gót Tuệ Tĩnh (5), Lãn Ông (6).
Xót xóm làng trong cơn hoạn nạn, chẳng quản nửa đêm gà gáy, bắt mạch, bốc thuốc thang, cân nhắc bên hàn, bên nhiệt. Giúp đồng bào gặp bước khó khăn, không nề nắng dãi mưa dầu, xoay dương cơ, đặt mồ mả, nhắn nhe tay hổ, tay long.
Lúc trong làng ngoài xã có kẻ cười người khóc, lập tức vì bà con vui mướn thương vay, chắp nhặt phú, thơ, trước, đối.
Khi ông đĩ (7), bà cu (8) lâm bệnh trúng cơn đau, sẵn sàng vì sự chủ cầu trời vái Phật, đoán mò hoạ, phúc, cát, hung.
May mắn ra phúc chủ lộc thầy, thủ lợn, xôi gà có đủ.
Khó khăn lắm cây nhà lá vườn, cơi trầu hươu rượu cũng xong.

Như thế là:
Cuộc đời lặng lẽ
Ngày tháng thong dong...
Trời Kiệt Trụ mơ màng Nghiêu Thuấn
Cuộc Á A thêm thương nhớ Lạc Hồng.
Thấy thoáng bóng câu, chỉ mấy chốc mắt loà chân chậm, lơ thơ tin nhạn, kịp đòi khi đầu bạc răng long.
Rồi trí cũng kiệt, thân cũng mòn, gửi chí lớn vào đàn con cháu.
Nghĩ công không thành, danh không toại, ôm hận trường về với tổ tông.
 

N.Đ.T
(Sưu tầm, giới thiệu)
(nguồn: TCSH số 205 - 03 - 2006)

 

 


----------------------------
(1), (2): Gia Cát Lượng, Khương Tử Nha: các vị danh tướng của Trung Quốc
(3), (4): Tả Ao, Hoà Chính: những nhà phong thuỷ nổi tiếng của Việt
(5), (6) Tuệ Tĩnh, Lãn Ông: các danh y của Việt
(7), (8): Tiếng địa phương Nghệ Tĩnh chỉ người sinh con gái, con trai đầu lòng.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Trích đăng Lời giới thiệu “Tuyển tập Minh triết phương Đông - Triết học phương Tây” của Hoàng Ngọc Hiến)

  • NGUYỄN GIA NÙNGCả cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Cao Bá Quát là một chuỗi dài những bi kịch của cuộc tìm kiếm không ngừng, không nghỉ về lẽ sống ở đời, về vai trò của văn thơ nói riêng, về kẻ sĩ nói chung. "Mình là ai?" "Mình có thể làm được gì? Làm thế nào để có thể tự khẳng định mình và có thể giúp ích được cho đời?" Có thể nói những câu hỏi ấy luôn trăn trở, dằn vặt trong con người Cao Bá Quát từ khi tự ý thức được tài năng của mình cho đến lúc từ giã cõi đời mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp trong một chế độ đầy rẫy bất công, phi lý mà mọi con đường để thoát ra, với ông, đều mờ mịt và chính ông, dù đã cố công tìm, bế tắc vẫn hoàn toàn bế tắc.

  • THẠCH QUỲBài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tuyển chọn để giảng dạy ở trường phổ thông vài chục năm nay. Đó cũng là bài thơ xuất sắc được bạn đọc cả nước yêu mến. Tuy vậy, cho đến hôm nay, cái hình ảnh “Mặt chữ điền” đầy sức quyến rũ và ám ảnh ấy vẫn chưa được nhận chân, nhận diện một cách chính xác.

  • HỒ THẾ HÀNhư một quy luật hiển nhiên, có sáng tác văn học thì sớm muộn gì cũng có phê bình văn học và lý luận văn học, càng về sau, có thêm các phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học - với tư cách là trường phái, trào lưu nối tiếp nhau nhằm tiếp cận và giải mã tác phẩm ngày một đa dạng, tối ưu, hiện đại để không ngừng làm đầy những giá trị và ý nghĩa chỉnh thể của tác phẩm văn học.

  • PHONG LÊTrong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Đó là các nhân vật trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút băn khoăn, muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cải cách cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ.

  • MÃ GIANG LÂNCách nhân bản thơ, xuất bản thơ bằng "công nghệ sạch" của loài người có từ ngày xửa ngày xưa dưới hình thức ngâm thơ và đọc thơ. Người Việt chúng ta ngâm thơ là truyền thống. Tiếng Việt nhiều thanh, giàu tính nhạc, giọng ngâm có sức vang, sức truyền cảm.

  • TRIỀU NGUYÊN1. Chương trình Văn học lớp 11, chỉnh lí năm 2000, phần tác giả Cao Bá Quát, bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông đô sát họ Bùi, giảng một tiết, được thay bằng bài Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây). Cả sách học sinh và sách giáo viên đều không có chú thích gì về "hành", ngoài cách chuyển y khi dịch sang tiếng Việt như vừa ghi.

  • ĐIỀN THANHAndy Warhol nổi tiếng là người đùa rỡn với chuyện danh tiếng, nhưng niềm say mê của ông với sinh hoạt hiện đại có hàm chứa một không gian tối xám hơn nhiều. Đó là việc ông bị ám ảnh bởi cái chết, điểm này cho mỗi chúng ta biết nhiều nhất về tinh thần của thời đại ngày nay…

  • ĐINH VŨ THUỲ TRANGThời Đường là thời đại cực thịnh của dân tộc Trung Hoa về mọi mặt, trong đó có thơ ca. Câu nói này có vẻ sáo mòn nhưng không thể không nhắc đến khi nhìn vào những trang sử vàng son ấy. Chúng ta biết đến ba nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Nhưng phải nói rằng, chỉ đọc thơ của họ thì chưa thấy hết được cái hay của thơ Đường. Bởi lẽ, các nhà thơ tuy cùng khuôn luật, cùng chủ đề... nhưng mỗi người đều riêng khác nhau.

  • LÝ HOÀI THUSự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành cùng sự vận động và phát triển của các loại thể văn học. Nói một cách khác: sức sống của một giai đoạn văn học được biểu hiện rõ rệt nhất qua diện mạo thể loại. Chính vì vậy, thể loại vừa là sự "phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học" (1) vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua mỗi chặng đường phát triển.

  • INRASARA (Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009)

  • HÀ VĂN THỊNH Những cái tên - có lẽ không giản đơn như cách nói của người Nga - " Người ta gọi tôi là...”  Ở đây, lớp vỏ của ngôn từ chỉ diễn tả một khái niệm mù mờ nhất của một lượng thông tin ít nhất.Trong khi đó, có bao giờ ta nghĩ rằng một cái tên, không ít khi hàm chứa thật nhiều điều - thậm chí nó cho phép người khác biết khá rõ về tính cách, khả năng và ngay cả một phần của số phận của kiếp người?

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Ivan Bunhin (1870-1953) là một nhà văn xuôi Nga nổi tiếng của thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông trải qua những bước thăng trầm gắn với nhiều biến động dữ dội mang tính chất thời đại của nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XIX và mấy chục năm đầu thế kỷ XX.

  • LÊ THÀNH NGHỊCâu hỏi “ta là ai?”, “ta vì ai” nổi tiếng của Chế Lan Viên tưởng đã tìm ra câu trả lời có chứa hạt nhân hợp lý của thời đại trong thơ chống Mỹ đã không còn đủ sức ôm chứa trong thời kì mới, khi nhu cầu xã hội và cá nhân đã làm thức tỉnh cái tôi trữ tình của người làm thơ. Nhu cầu xã hội thường là những gì bức thiết nhất của thực tại, do thực tại yêu cầu. Chẳng hạn, thời chống Mỹ đó là độc lập tự do của dân tộc. Tất cả những hoạt động tinh thần, trong đó có sáng tác thơ văn, nếu nằm ngoài “sự bức thiết thường nhật” này không phù hợp, không được đón nhận... và vì thế không thể phát triển. Kể từ sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, với chủ trương đổi mới, trong xã hội ta, nhu cầu bức thiết nhất, theo chúng tôi là khát vọng dân chủ.

  • LÝ TOÀN THẮNG“Văn xuôi về một vùng thơ” là một thể nghiệm thành công của Chế Lan Viên trong “Ánh sáng và phù sa”, về lối thơ tự do, mở rộng từ thấp lên cao - từ đơn vị cấu thành nhỏ nhất là Bước thơ, đến Câu thơ, rồi Đoạn thơ, và cuối cùng là cả Bài thơ.

  • INRASARA1. Đó là thế hệ thơ có một định phận kì lạ. Người ta vội đặt cho nó cái tên: thế hệ gạch nối, thế hệ đệm. Và bao nhiêu hạn từ phái sinh nhợt nhạt khác.Đất nước mở cửa, đổi mới, khi văn nghệ được cởi trói, nhà thơ thế hệ mới làm gì để khởi sự cuộc viết? Cụ thể hơn, họ viết thế nào?

  • VÕ VĨNH KHUYẾN Tiểu luận nhằm tìm hiểu thành tựu thơ ca trong khoảng 16 tháng giữa 2 cột mốc lịch sử (19.8.1945 - 19.12.1946). Bởi khi phân chia giai đoạn văn học nói chung (thơ ca nói riêng) trong tiến trình lịch sử văn học, các công trình nghiên cứu, các giáo trình ở bậc Đại học - Cao đẳng và sách giáo khoa trung học phổ thông hiện hành, không đặt vấn đề nghiên cứu thơ ca (cũng như văn học) nói riêng trong thời gian này. Với một tiêu đề chung "Văn học kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954". Đây là nguyên do nhiều sinh viên không biết đến một bộ phận văn học, trong những năm đầu sau cách mạng.

  • HỒ THẾ HÀ1. Diễn đàn thơ được tổ chức trên đất Huế lần này gắn với chương trình hoạt động của lễ hội Festival lần thứ 3, tự nó đã thông tin với chúng ta một nội dung, tính chất và ý nghĩa riêng. Đây thực sự là ngày hội của thơ ca. Đã là ngày hội thì có nhiều người tham gia và tham dự; có diễn giả và thính giả; có nhiều tiếng nói, nhiều tấm lòng, nhiều quan niệm trên tinh thần dân chủ, lấy việc coi trọng cái hay, cái đẹp, cái giá trị của nghệ thuật làm tiêu chí thưởng thức, trao đổi và tranh luận. Chính điều đó sẽ làm cho không khí ngày hội thơ - Festival thơ sẽ đông vui, phong phú, dân chủ và có nhiều hoà âm đồng vọng mang tính học thuật và mỹ học mới mẻ như P.Valéry đã từng nói: Thơ là ngày hội của lý trí (La poésie est une fête de l'intellect).

  • THẠCH QUỲThơ đi với loài người từ thủa hồng hoang đến nay, bỗng dưng ở thời chúng ta nứt nẩy ra một cây hỏi kỳ dị là thơ tồn tại hay không tồn tại? Không phải là sự sống đánh mất thơ mà là sự cùn mòn của 5 giác quan nhận thức, 6 giác quan cảm nhận sự sống đang dần dà đánh mất nó. Như rừng hết cây, như suối cạn nước, hồn người đối diện với sự cạn kiệt của chính nó do đó nó phải đối diện với thơ.

  • NGUYỄN VĨNH NGUYÊNNhững năm gần đây, người ta tranh luận, ồn ào, khua chiêng gõ mõ về việc làm mới văn chương. Nhất là trong thơ. Nhưng cái mới đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau những cuộc tranh luận toé lửa rốt cục vẫn là: hãy đợi đấy, lúc nào đó, sẽ... cãi tiếp...