Vang mãi Tuyên ngôn độc lập

09:59 08/04/2009
TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử loài người, có những bức tranh, những pho tượng lấp lánh toả ánh hào quang lặng im của chúng trong sự lâu bền của năm tháng. Có những ký ức có thể thi gan cùng vĩnh cửu. Nhưng có lẽ, ngôn từ có sức mạnh riêng mà không một thách thức nào, dù là của không gian hay thời gian có thể làm nhạt nhoà những âm vang của nó. Tất nhiên, một khi nó đã đi vào trái tim và khối óc của con người. 1034 chữ của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những áng ngôn từ có sức sống bền vững với thời gian như thế.


1.
Nhìn trên bản đồ, hình thể nước Việt dường như cứ phải uốn cong trước sức nặng của tảng đá khổng lồ là mảng lục địa phương Bắc. Hàng ngàn năm, dải đất hình chữ S cứ xoắn lại trong vất vả và nghiệt ngã nhưng không thể gục gãy, không khuất phục bao giờ. Mảnh như một nhành hoa, gầy khô như là nét vẽ, khắc khổ như một tiếng thở dài nhưng dáng vươn bật của chiếc lò xo phi thường ấy luôn ẩn chứa một nội sức vĩ tuyệt kiêu hãnh đến không ngờ. Hàng ngàn năm chịu đựng muôn vàn lưỡi dao mưu toan đồng hoá, tấm thân Việt vẫn nguyên lành khí phách của cha ông. Những cánh đồng chua đất mặn quanh năm bão, lũ ngập tràn không thể ngăn được sự bền bỉ vươn lên của mỗi con người.

Chính vì thế, năm 1858, khi tiếng súng xâm lăng của thực dân làm dậy sóng sông Hàn, con sông nhỏ đã trở mình nóng bỏng. Nhưng sự oái oăm của số phận một lần nữa lại bắt dân Việt phải đương đầu với thử thách khó khăn: Kẻ thù mới so với chúng ta không chỉ chênh lệch về vũ khí, phương tiện mà chúng còn đại diện cho cả một phương thức sản xuất mới đang bành trướng toàn cầu. Sự thất bại đã được báo trước: 101 nước châu Á và châu Phi, không một nước nào thoát khỏi ách nô dịch, trừ Nhật Bản đã khôn ngoan tránh được chiến tranh. Sự an ủi từ một trăm dân tộc đồng cảnh ngộ là không đủ. Cuộc đấu tranh mới phải được bắt đầu.

Nhiều vạn con người đã anh dũng ngã xuống. Mảnh đất đau thương bị vùi dập đến ê chề. Sự bất lực về con đường và phương hướng đã làm cho mọi ngọn sóng căm thù của nhân dân ta đều bị vỡ tan thành những bụi sóng xót xa. Cho đến một ngày... Con sông Sài Gòn tím biếc trong màn sương chờ đợi để ủ chín cơn quẫy mình khao khát từ bến Cảng - ngôi Nhà sinh hạ giống tiên Rồng.

Nguyễn Tất Thành rời xa Tổ quốc với ước vọng như chính tên anh: một con đường chắc chắn sẽ dẫn tìm đích đến bởi cha ông đã tủi nhục quá lâu rồi. Năm 1911 là năm mà cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công. Nhưng Nguyễn không tìm đến một sự cứu giúp. Nguyễn muốn anh và cả dân tộc phải tự mình.

2. Chắc hẳn đó là phần không thể thiếu khi nhắc đến bối cảnh xa để làm nên bản Tuyên ngôn bất hủ. 80 năm khổ đau của dân tộc như quyện chặt vào 34 năm gian khó của Nguyễn Ái Quốc để những lời tâm huyết của Hồ Chí Minh vang vọng mãi lòng người. Bản Tuyên ngôn khẳng định sự thật bằng những tiếng thiêng liêng rực cháy từ hồn sông núi: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Tuyên Ngôn Độc Lập có sự kết hợp lạ kỳ của ngôn ngữ Đông - Tây. Những từ như dân cày và dân buôn; các nhà tư sản ta; công nhân ta; dân ta... đứng gần như đẳng lập với các cụm từ mà tính rõ nghĩa như trong luật pháp của chúng khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam biết rất rõ lẽ phảisự thật của mình; rằng Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Chính vì thế, những ai đã công nhận những nguyên tắc của hội nghị Tehran và Cựu Kim Sơn (Sanfranscisco) quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam (tác giả nhấn mạnh). Chúng ta biết chắc rằng, với hơn 90 % dân số mù chữ, nhân dân ta hầu như chưa bao giờ làm quen với cách tạo câu theo dạng phủ định của phủ định đanh thép ấy.

Những câu như thế hoặc gần như thế không nhiều, chỉ có ở 16 câu trong tổng số 46 câu của 32 đoạn văn. Điều đó thật nhiều ý nghĩa. Nó cho biết rất rõ rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc mà còn là một nhà ngoại giao tài giỏi. Rất đáng lưu ý đây là thời điểm thế giới rất cần những nhà ngoại giao như thế, bởi chiến tranh vừa kết thúc.

3. Bản Tuyên ngôn muốn nói đến thật nhiều điều qua hơn một ngàn từ ngắn ngủi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng nước Việt Nam mới chỉ xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp chứ không phải xoá bỏ tất thảy mọi quyền lợi; rằng chúng ta thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp chứ không phải thoát ly tất cả. Đất nước ta chỉ mới có quyền độc lập, quyền tự do chứ chưa phải là nền độc lập, tự do vì chúng ta chưa tổ chức Tổng tuyển cử. Người còn muốn nhắn nhủ rằng hai điều đáng lo nhất từ phía các kẻ thù là chúng luôn ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta,... ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch thật hay câu mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng (tôi nhấn mạnh-TVH). Nguyên văn: Tất cả mọi người đều được sáng tạo ra (bởi Đấng Sáng Tạo) bình đẳng (Every men was created equal). Có lẽ đã không hề ngẫu nhiên khi trong bản Tuyên ngôn, Hồ chủ tịch đã nhắc đến dân cày, dân buôn, tư sản, công nhân theo đúng một trình tự cần thiết của hoàn cảnh ấy? Ai cũng biết rất rõ thang bậc hàng ngàn năm của trật tự cũ là sĩ, nông, công, thương. Sự tuyệt vời của Bản Tuyên ngôn có thể tìm thấy ở ngay một chi tiết rất nhỏ: Ở câu 38, Tuyên ngôn viết rằng Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới...; còn ở câu 46 là Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trịnh trọng tuyên bố rằng... Thật rõ ràng là cách ngắt câu, cách đảo ngôi chủ - vị của từ lâm thời là cả một tuyệt bút dẫu chỉ có hai từ giản dị mà thôi.

60 năm đã trôi qua kể từ buổi sáng Ba Đình lộng lẫy sắc đỏ tự hào và rực rỡ ánh nắng vàng tươi mới ấy, ta vẫn như còn nghe thấy những âm thanh chưa có bao giờ của một cuộc đổi đời lịch sử. Bước chân của Nguyễn Tất Thành lớn dậy cùng dân tộc để cho muôn đời nối bước theo Người. Giọng nói thiêng liêng của Người khi đọc Tuyên Ngôn Độc Lập sẽ vang vọng mãi đến ngàn sau. Bây giờ, chắc chắn mỗi chúng ta đã hiểu rõ vì sao dân tộc ta có thể vượt qua chừng ấy khó khăn từ hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Chính từ Bản Tuyên ngôn lịch sử, Hồ Chủ tịch đã khẳng định chân lý tuyệt vời: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Quy Nhơn, 17/8/2005
T.V.H
(199/09-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THÁI VŨ

    Theo Đại Việt sử lược, nước Việt Nam ta xưa tên nước là Văn Lang, chính thức thành lập với các vua Hùng (696-682 trước TL), kinh đô đóng ở vùng tam giác sông Hồng, để thu phục các "bộ" vào các "bộ lạc" trên cả nước với một thể chế thống nhất.


  • HỮU THU - QUANG HÀ
               
                             Tùy bút

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi đứng trên cầu Nam Đông nhìn ra bốn phía xung quanh, vẫn cảnh cũ người xưa.

  • HOÀNG PHƯỚC
          Bút ký dự thi

    Nội tổ của tôi ở đất Hiền Lương, một ngôi làng chuyên nông nhưng lại nổi tiếng với nghề rèn truyền thống của xứ Huế.

  • LÊ HÀ
        Bút ký dự thi

    Ka Lô, Sê Sáp là những bản miền núi thuộc huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào, tiếp giáp với hai xã biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN  

    Truyền thông rất quan trọng trong việc quản lý vận hành phát triển xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các thôn bản miền núi đang đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì truyền thông càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi của người dân.

  • NGUYỄN THẾ  

    Ô Lâu là con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nằm ở phía tây hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

  • PHƯỚC AN  

    Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vịnh biển có bờ biển cát trắng phẳng lì dài hơn 10km, diện tích 42km2, được bao bọc xung quanh phía tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ và phía đông là đại dương bao la xanh thẳm.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN  

    Quảng Trị thường được nhắc nhớ nhiều bởi đây là mảnh đất khô cằn, nắng gió khắc nghiệt. Trong quá khứ, Quảng Trị là địa bàn quần tụ đông đảo các lớp cư dân bản địa, là nơi đứng chân lập nghiệp của rất nhiều thế hệ lưu dân Việt trên bước đường khẩn hoang lập làng.

  • VÕ VINH QUANG     

    LGT: 3 văn bia liên quan đến họ Nguyễn Cửu - Vân Dương ở Vĩnh Nam - Vĩnh Linh - Quảng Trị. Tư liệu này do viên Hộ bộ Hữu thị lang sung biện Nội Các sự vụ Nguyễn Cửu Trường - một danh hiền xuất chúng, làm quan trải 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (thuộc chi phái Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp) viết về ông nội (Tiệp Tài hầu Nguyễn Cửu Khương), bà nội (Thái Thị Bảo/Bửu), cha (Ngũ trưởng Nguyễn Cửu Hoan).

  • LÊ ANH TUẤN    

    1. Tết truyền thống và lễ hội ăn mừng lúa mới trên dãy Trường Sơn

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Khau Chang là một xã vùng cao thuộc huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng, có đường giáp biên với Trung Quốc. Tình hình nhân chủng đa dạng cùng sự đặc sắc về văn hóa đã khiến Khau Chang trở thành nơi lưu giữ nhiều dấu ấn bản địa của Cao Bằng.

  • Cửa Lò (Nghệ An) được khai phá từ thế kỷ 15. Từ những làng chài nghèo ven biển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất này đã trở thành đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước với những bãi tắm lý tưởng.

  • Những tòa nhà tráng lệ, trung tâm mua sắm sầm uất và các công trình đầy hứa hẹn tương lai… đã vẽ nên bức tranh về một thành phố vội vã chuyển mình. Nhưng còn có một Hà Nội dung dị, đời thường hơn. Chính những khía cạnh khác nhau ấy đã tạo nên nét riêng cho Hà Nội.

  • Ba Thắc cổ miếu ở Sóc Trăng là một cơ sở thờ tự của người Khmer Nam bộ. Nơi đây có nhiều huyền thoại linh thiêng được dân gian truyền miệng. Đặc biệt là những bộ xương người lộ thiên và chuyện kho báu dưới lòng đất.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Hải môn ca là bài thơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách “Thông quốc duyên cách hải chữ”, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn (số ký hiệu VĐ4, tờ 37a-39a).

  • TA DƯR TƯ

    Các dân tộc thiểu số anh em sống bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của từng dân tộc. Trong đó có nghệ thuật làm đẹp.

  • Ngày 25/1, tại Đền thờ Cao Lỗ, thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ khởi công gói thầu số 1 tu bổ, tôn tạo nhà Tiền tế, đền chính, nhà Tả vu, Hữu vu, miếu sơn thần, nghi môn, lầu hóa vàng và các hạng mục phụ trợ đền Cao Lỗ.