Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.
Sống động, chân thực
Cuốn “Võ Thị Sáu” khắc họa sống động, chân thực hình ảnh nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu cùng các đồng chí của chị trong nhà tù thực dân - nhỏ bé mà bất khuất, can trường. Phần kể ngắn gọn, súc tích mà đầy đủ, độc giả như được chứng kiến những năm tháng cuối cùng của chị Sáu từ lúc bị bắt ra Côn Đảo đến giây phút hiên ngang đối diện những họng súng quân thù.
Họa sĩ Bùi Việt Thanh đã sử dụng triệt để thủ pháp điện ảnh để tạo nhịp điệu sống động và góc nhìn hiện đại khi miêu tả câu chuyện. Tranh không minh họa mà góp vào câu chuyện nội dung hình ảnh để người đọc dễ hình dung, các cảnh toàn, cảnh trung đến đặc tả được sử dụng nhịp nhàng, góc nhìn từ trên xuống nhấn mạnh vào sự ngột ngạt khắc nghiệt của nhà tù Côn Đảo, góc nhìn từ dưới lên cho thấy tinh thần bất khuất của chị Sáu và những người đồng chí.
Nếu cuốn sách “Võ Thị Sáu” giống như thước phim tư liệu về thời gian chị Sáu ở Côn Đảo, bất khuất đến phút cuối cùng, thì cuốn sách “Lý Tự Trọng” giống như những thước phim điện ảnh với nhịp điệu nhanh gấp, đầy hồi hộp khi kể lại cuộc đời hoạt động của Đoàn viên danh dự số 1. Tài trí và dũng cảm, những hoạt động của anh Lý Tự Trọng đã góp phần làm dấy lên phong trào cách mạng. Khi đồng chí gặp nguy hiểm, anh Lý Tự Trọng đã dũng cảm xông lên giải cứu, anh bị thực dân Pháp bắt khi mới 17 tuổi. Nhà tù thực dân khắc nghiệt với những trận đòn tra tấn dã man cùng âm mưu mua chuộc không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản Lý Tự Trọng.
Phù hợp với người đọc nhiều lứa tuổi
Hai cuốn sách tranh màu “Võ Thị Sáu” và “Lý Tự Trọng” một lần nữa cho thấy sức sống của đề tài giáo dục truyền thống đến thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sự bền bỉ Tủ sách giáo dục truyền thống của Nhà xuất bản kim Đồng nói riêng. Xuyên suốt chặng đường hơn 60 năm thành lập và phát triển, Nhà xuất bản Kim Đồng kiên trì và bền bỉ giới thiệu đến bạn đọc nhỏ tuổi những câu chuyện kể về những tấm gương anh hùng liệt sĩ, để vang mãi tên những người con quả cảm, kiên trung trên mảnh đất hình chữ S.
Không thể không kể đến bộ ba tiểu thuyết lừng danh “Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt”, “Đội thiếu niên du kích Thành Huế”, “Đội thiếu niên du kích Đình Bảng”; những truyện kể các gương anh hùng liệt sĩ tuổi thiếu niên Phạm Ngọc Đa, Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Kơ-pa Klơng… Đặc biệt, tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với lứa tuổi thanh thiếu niên có “Chuyện kể về Lý Tự Trọng” (Lê Quốc Sự), “Chị Sáu ở Côn Đảo” (Lê Quang Vịnh).
Các câu chuyện phù hợp với người đọc nhiều lứa tuổi nhờ việc chọn lựa loại hình nghệ thuật thể hiện - với lứa tuổi thanh thiếu niên là truyện dài trữ lượng thông tin lớn, với lứa tuổi nhi đồng là truyện tranh, truyện có minh họa thông tin cô đọng súc tích. Với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, để thêm phần sống động hấp dẫn, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức đội ngũ họa sĩ làm việc cùng các nhà văn, sáng tác sách tranh truyện. Sự kết hợp lời và tranh giúp các em dễ cảm nhận, dễ tiếp thu nội dung chủ đề của cuốn sách.
2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.
Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.
Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.
Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.
Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.
Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.
Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.
Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...
Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.
Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.
“Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...
Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.
Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.
Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!