Văn tưởng niệm các Tiên Hiền giáo thụ Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 - 2007)

15:08 16/09/2008
VŨ NGỌC KHÁNHLTS: Ngày 17-11-2007, tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Trung tâm Minh Triết Việt đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa Thục. Giới trí thức học thuật của Hà Nội, nhiều thanh niên, sinh viên và hậu duệ của một số nhà Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) đã đến dự.

GS Nguyễn Thế Anh (nguyên Viện trưởng Đại học Huế, nhân về dự hội nghị Nhà giáo Việt ) cũng đến dự lễ. Trên bàn thờ là phương danh các tiên hiền giáo thụ ĐKNT trong ba Ban giáo dục Tu thư và Cổ động của ĐKNT năm xưa.
Trong không khí thành kính và cảm động, G.S Vũ Ngọc Khánh đã xuống đọc bài Văn tưởng niệm do G.S phụng thảo. Sông Hương xin giới thiệu với quí độc giả.


Dân hăm lăm triệu, cõi nhân sinh biển Quế non Hoành,
Nước bốn ngàn năm, tuồng thiên diễn mưa Âu gió Á.
Nhớ các linh xưa:
Chí kinh luân, xuất xử am tường,
Tài học thức, thi thư sáng tỏ.
Thẹn cùng bè bạn nền văn minh phát triển khắp năm châu,
Căm nỗi nước nhà, thói hủ lậu dã man trong một xó.
Dân là thân trâu,
Vua là tượng gỗ.
 Ách khủng bố sớm trưa dồn dập, cảnh xóm làng cửa nát nhà tan,
Nạn trường hình năm tháng dày vò, thân chiến sĩ thịt rơi máu đổ.
Trời vô tâm oan nghiệt biết bao tầm
Dân bất hạnh tội tình là thế đó.
Ấy vậy mà: Nước đã đau thương,
                           Người còn ngu ngộ.
Phường mặt trắng đắm vòng hủ bại, câm hơi lặng tiếng,
chẳng biết thẹn thùng,
Tụi lằng xanh bu miếng đỉnh chung, bán nước buôn dân, kể gì xấu hổ.
Nào những kẻ thiên kinh vạn quyển, vẫn mù mờ nước tối người ngu,
Nào những ai trị quốc tề gia, khò mò mẫm đường hay lối dở.
Cách vật trí tri là câu đầu lưỡi, có biết chi ứng dụng thực hành.
Âm dương lý khí là chữ quen mồm, nào hiểu được tinh thần sách vở.
Chuyện thông thương, chuyện kinh tế đã rất hoang mang,
Chuyện cơ điện, chuyện hoá sinh lại càng lớ ngớ.
Cậy tài mọt sách, vênh váo cùng bài phú nhàn ngâm,
Khoe thói rung đùi, rông dài mãi câu văn bát cổ.
Nên người thức giả chúng ta:
Nhục nhã vô cùng,
Xót xa tột độ.
Ngọn bút tung nổi trận lôi đình
Tấc lưỡi uốn, dậy hồi trống mõ.
Phan Chu Trinh cùng quân quyền tuyên chiến một lời,
Lương Văn Can vì quốc sỉ, trối trăng sáu chữ.
Văn Đông Kinh khua động giấc mơ,
Thơ Huấn Quyền giục người tỉnh ngủ.
Nhật, Trung, Nga, Pháp, kinh nghiệm phô bày,
Tỷ, Cách, Khang, Lương, tân thư rộng mở.
Giọt tâm huyết chứa chan,
Lời can tràng gắn bó.
Khai dân trí, chấn dân khí, chiến lược công khai,
Tiến dân chủ, hậu dân sinh, phương châm sáng tỏ.
Lời hay, ý mới cho xã hội tiếp thu,
Tống cựu, cách tân cho quốc dân giác ngộ.
Tìm mẫu người hoạt động, có Ý Đại Lợi kiến quốc tam Kiệt nhân,
Noi gương bạn đổi đời, có Nhật Bản duy tân  khảng khái sử.
Lê Siêu Tùng dịch Hải ngoại huyết thư
Ngô Vi Lâm chuyển bài văn cáo hủ.
Một thiên Quốc dân độc bản, hiểu sâu tư cách cho xứng công dân.
Một tập Nam quốc địa dư, biết rõ quê hương, cũng là nghĩa vụ.
Cạnh Phạm Tư Trực có Nguyễn Hữu Cầu,
Gần Lương Trúc Đàm có Đào Nguyên Phổ.
Bài trần thuật cùng làm cùng nghĩ, thầy gợi lời, trò nối ý,
dân chủ giao lưu,
Sách giáo khoa tự soạn, tự in, dân góp vốn, bạn giúp tiền,
đường hoàng công bố.
Buổi diễn thuyết người đông như hội, hiếm thấy trên đời,
Kỳ bình văn khách tới như mưa, xưa nay chưa có,
Sôi sục tinh thần cải tạo, dẹp hư văn, cắt búi tó, ảnh hưởng lan tràn,
Nâng cao khí thế đấu tranh, binh phản chiến, dân chống sưu,
chiến công rầm rộ.
Thử mở hàng xưởng thợ hội buôn,
Thử thí nghiệm đóng tàu khai mỏ.
Thật rõ ràng:
Tuệ não tận tình tân học đắc,
 Đông kinh nghĩa thục là sáng kiến  tuyệt vời,
Phương châm tu tự nhiệt thành lai,
Đông kinh nghĩa thục là nhà trường tiến bộ.
Nào hay:
Kẻ địch kinh hoàng,
Giở trò tráo trở.
Đóng cửa trường, xiềng thầy giáo,
đảo Côn Lôn rừng rực lửa oan cừu,
Cấm sách vở, dọa học trò, thành Hà Nội nhôn nhao trò khủng bố.
Tương lai mờ mịt, và trời còn để giận trăm năm,
Sự nghiệp dở dang, thiếu đất đành căm hờn một thuở.
Giam thân hình, bay giam sao trí óc,
tình sâu ý hiếm càng bát ngát không gian,
Khoá tay chân, nào khoá được tự do,
 chén rượu câu thơ vẫn dạt dào vũ trụ.
Vững chí hy sinh.
Bền gan tiến thủ.
Cọp sổ lồng, cùng học trò về Yên Thế Thái Nguyên,
Chim tung cánh, theo bè bạn cuộc Tây du Đông độ.
Chói lọi bấy tấm gương ái quốc, xả sinh thủ nghĩa:
Văn minh đây, cách mạng cũng là đây.
Mới mẻ thay, sách lược tồn vong, tân hựu nhật tân:
Độc lập đó, tự do ngay ở đó.
Chúng tôi nay:
Gương sáng tiền nhân,
Tinh thành ngưỡng mộ.
Pha máu nóng thề cùng trời đất, sông Nhị núi Nùng còn mãi mãi,
 lũ cháu con xin tiếp bước tương lai.
Tụ hồn xưa Hoá Quốc Cường Dân, nòi Hồng giống Lạc
sáng muôn năm, các Tiên Hiền vẫn sống cùng đất nước.
Thượng hưởng.

(nguồn: TCSH số 227 - 01 - 2008)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN DUY TỪ

    Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố

  • PHẠM ĐỨC DƯƠNG

    GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...

  • CAO QUẢNG VĂN

    “Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
    Huế ở trong lòng người phương xa…”

  • TRỊNH SƠN

    Có những người, hiếm thôi, khi đã gặp tôi thầm ước giá như mình được gặp sớm hơn. Như một pho sách hay thường chậm ra đời.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.

  • BÙI VĂN NAM SƠN

    Trong “Bùi Giáng, sơ thảo tiểu truyện”(1), nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhận định có tính tổng kết về văn nghiệp Bùi Giáng như sau: “Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ”.

  • YẾN THANH

    (Đọc Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành)

  • PHAN NAM SINH

    (bàn thêm với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)

  • Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN

    Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.

  • LTS: Tiểu thuyết "Huế mùa mai đỏ", tập I, của Xuân Thiều đề cập đến một thời điểm lịch sử của chiến trường Trị Thiên cũ trong chiến dịch Mậu Thân.

  • ĐẶNG TIẾN

    Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ, có lẽ là kỷ lục về số lượng trong nền văn chương tiếng Việt, vượt xa Bùi Giáng.

  • VÕ TẤN CƯỜNG

    Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…

  • TÔ NHUẬN VỸ
    (Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)

    Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Từ khi có báo chí hiện đại phát triển, nhất là báo in, văn chương và báo chí có quan hệ hết sức mật thiết. Nhiều nhà báo trở thành nhà văn và hầu hết các nhà văn đều có tác phẩm in báo.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

    Anh không thấy thời gian trôi...
    Ám ảnh về cái chết có lẽ là ám ảnh lớn nhất mỗi đời người vì mỗi phút trôi qua là một bước con người xích lại gần hơn với cái chết. Sống gửi thác về...

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)

  • Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.

  • THIẾU SƠN

         * Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.

  • MAI VĂN HOAN

    Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.