Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố họa sĩ Đinh Cường. Đông đảo văn nghệ sĩ đã đến thắp nén nhang tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Họa sĩ Đinh Cường vừa qua đời lúc 21 giờ 40 phút ngày 7 tháng 01, 2016 tại một bệnh viện ở Washington DC, sau một thời gian dài bị bệnh nặng.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tại Lễ tưởng niệm |
Họa sĩ Đinh Cường sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, cựu học sinh Petrus Ký, Sài Gòn. Năm 1963 ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế; năm 1964 ông tốt nghiệp Sư Phạm Hội Họa tại trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn.
Trước khi tốt nghiệp các trường mỹ thuật ông đã sáng tác nhiều tranh. Năm 1962 - 1963 ông đã đoạt Huy Chương Bạc tại Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân tại Sài Gòn. Năm 1962 ông đoạt Giải thưởng trong Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Sài Gòn.
Ông nguyên là Giáo sư Hội họa trường Nữ Trung học Đồng Khánh, Huế, và Giáo sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế.
Nhà văn Bửu Ý, người bạn thân của họa sĩ đã nói rằng: “ ...Mỗi phòng tranh của Đinh Cường là một dịp hồi hương, ôn lại chuyện cũ, các chặng đường, lấp ló nét thành quách được bồi tiếp dày hơn, rúm ró hơn, dập lên dập xuống, từ đó nứt nẻ ra một dáng mai như đóng đinh vào thời gian, không trẻ lại nhưng không già thêm, để làm báu vật trong viện bảo tàng của ký ức mà sẽ không có ai, sẽ không có việc gì có thể tranh đoạt được của Đinh Cường”.
|
Nhà văn, dịch giả Bửu Ý tại Lễ tưởng niệm |
Viết về tranh của họa sĩ Đinh Cường, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng có nhận xét: “Nghệ thuật trừu tượng Đinh Cường chứa đựng một hoài niệm về Đất Đá. Đó là phản ảnh của tâm trạng xót xa của một tâm hồn đã đánh mất an ninh và vì thế không còn hạnh phúc. Dĩ nhiên, đó là nỗi bất an chung của những người nghệ sĩ trước bản chất vô thường của cuộc đời, trước những phù phiếm của sự sống, và dĩ nhiên đó cũng là nỗi bất an của một lớp người tự thấy bất lực trước những đau khổ của mình và của xứ sở. Theo Wilhem Worringer, nghệ thuật trừu tượng biểu thị một khát vọng của con người muốn đoạn tuyệt với thiên nhiên. Marcel Brion giải thích thêm rằng khát vọng đó bắt nguồn từ sự kiện này “thiên nhiên đối với con người đầy vẻ thù nghịch và nguy hiểm, và con người chỉ cảm thấy an toàn khi nó xây cất nên một vũ - trụ với những hình thể phi thiên nhiên, để ẩn trốn vào trong đó”. Ta có thể căn cứ vào lối giải thích nghệ thuật trừu tượng đó để hiểu trường hợp Đinh Cường. Chất liệu Đá trong tác phẩm Cường bắt nguồn từ khát vọng muốn xóa bỏ ý thức đau khổ của mình trước cuộc đời và muốn trở về tìm sự an nghỉ cho linh hồn trong thế giới vô cơ của đất đá, cát bụi”…
![]() |
Đông đảo văn nghệ sỹ xứ Huế tại Lễ tưởng niệm. |
Vào chiều ngày 22/11/2013, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ (Tp Huế), Tạp chí Sông Hương và nhóm Gác Trịnh đã tổ chức triển lãm tranh của họa sỹ Đinh Cường. Cũng trong năm này, Tạp chí Sông Hương đã dành riêng một Số đặc biệt chuyên đề về người họa sĩ tài hoa.
Tại buổi lễ tưởng niệm, dịch giả Bửu Ý đã nghẹn ngào kể về những ngày tháng kỷ niệm với hoạ sĩ Đinh Cường và quãng thời gian lâm bệnh của cố hoạ sĩ. Dịch giả chia sẻ: "Khi nghe tin Đinh Cường mất, tôi nghẹn lại và không tin đó là sự thật dù điều đó tôi cũng đã biết trước qua một số bè bạn. Tôi không thể khóc bởi điều đó quá đau buồn".
Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu cũng đã chia sẻ: "Hoạ sĩ Đinh Cường là một người anh, người thầy mà ở con người đó chúng tôi học được nhiều điều về nghệ thuật, về nhân cách của một người nghệ sĩ toát ra từ nơi anh. Trong lòng mỗi người yêu mến Đinh Cường đều nghĩ rằng anh chỉ rong chơi ở một cõi khác, mà ở cuộc chơi đó anh gặp lại những người bạn và cùng họ tạo nên một thế giới đẹp như chính họ đã tạo ra ở thế giời này".
Phòng tưởng niệm tại Tạp chí Sông Hương sẽ đón khách viếng cho đến khi Lễ an táng tại Virginia diễn ra xong.
Một số hình ảnh khác tại buổi tưởng niệm:
|
![]() |
![]() |
PV
Chiều 08/02, tại Art Gallery Sông Như, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cùng nhóm họa sĩ đã khai mạc phòng tranh con giáp với tên gọi "Cờ Hó Ngó Cờ Tây".
Chiều 08/02, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Niềm vui chiến thắng" tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Chiều 08/02, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP Huế), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật tỉnh đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Mùa Xuân và hình tượng con giáp”.
Sáng ngày 8/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tết" nhằm gợi lại không gian Tết cổ truyền của dân tộc.
Chiều 7/2, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế với năm hành động”.
Sáng ngày 6/2, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa TP. Huế tổ chức chương trình “Tết Huế” .
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và tặng thưởng tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2017.
Sáng ngày 30/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đặc công – Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức triển lãm Huế, Xuân 1968- Xuân của Việt Nam- Xuân của lòng dũng cảm.
Chiều ngày 26/1/2018, Ban liên lạc cựu học sinh Quốc Học Huế tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách Giai phẩm Xuân 2018 Quốc Học Huế - Tình yêu. Đây là tấm lòng của các cựu học sinh luôn hướng về thầy cô, bạn bè và ngôi trường Quốc học Huế.
Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Chiều ngày 11/1, UBND thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Sáng 11/1 (tức 25-11 Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ở núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế tổ chức Lễ dâng hương và kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chiều ngày 5/1/2017, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2018. Đông đảo các văn nghệ sĩ và Hội viên đến tham dự.
Sáng 2-1, đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Đặng Thị Bích Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ hoạ, khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vừa đoạt giải “American Graphic Design Award 2017” ở hạng mục Student design (sinh viên thiết kế). do tạp chí Graphic Design USA (Mỹ) khởi xướng. Tác phẩm của Bích Ngọc là bộ 4 poster về vở tuồng cổ San Hậu trên chất liệu Trúc Chỉ. Vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thăng hoa sau khi thắng giải, Bích Ngọc đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về giải thưởng, về Trúc Chỉ.
Sáng 26/12, Bảo tàng Lịch sử và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2017).
Chiều 25/12, tại khách sạn Imperial Huế, Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.
Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013 – 2017, và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg, ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế kết hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức cuộc họp khởi động chiến dịch “ Thành phố Huế nói không với thịt thú rừng”.