Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố họa sĩ Đinh Cường. Đông đảo văn nghệ sĩ đã đến thắp nén nhang tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Họa sĩ Đinh Cường vừa qua đời lúc 21 giờ 40 phút ngày 7 tháng 01, 2016 tại một bệnh viện ở Washington DC, sau một thời gian dài bị bệnh nặng.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tại Lễ tưởng niệm |
Họa sĩ Đinh Cường sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, cựu học sinh Petrus Ký, Sài Gòn. Năm 1963 ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế; năm 1964 ông tốt nghiệp Sư Phạm Hội Họa tại trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn.
Trước khi tốt nghiệp các trường mỹ thuật ông đã sáng tác nhiều tranh. Năm 1962 - 1963 ông đã đoạt Huy Chương Bạc tại Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân tại Sài Gòn. Năm 1962 ông đoạt Giải thưởng trong Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Sài Gòn.
Ông nguyên là Giáo sư Hội họa trường Nữ Trung học Đồng Khánh, Huế, và Giáo sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế.
Nhà văn Bửu Ý, người bạn thân của họa sĩ đã nói rằng: “ ...Mỗi phòng tranh của Đinh Cường là một dịp hồi hương, ôn lại chuyện cũ, các chặng đường, lấp ló nét thành quách được bồi tiếp dày hơn, rúm ró hơn, dập lên dập xuống, từ đó nứt nẻ ra một dáng mai như đóng đinh vào thời gian, không trẻ lại nhưng không già thêm, để làm báu vật trong viện bảo tàng của ký ức mà sẽ không có ai, sẽ không có việc gì có thể tranh đoạt được của Đinh Cường”.
|
Nhà văn, dịch giả Bửu Ý tại Lễ tưởng niệm |
Viết về tranh của họa sĩ Đinh Cường, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng có nhận xét: “Nghệ thuật trừu tượng Đinh Cường chứa đựng một hoài niệm về Đất Đá. Đó là phản ảnh của tâm trạng xót xa của một tâm hồn đã đánh mất an ninh và vì thế không còn hạnh phúc. Dĩ nhiên, đó là nỗi bất an chung của những người nghệ sĩ trước bản chất vô thường của cuộc đời, trước những phù phiếm của sự sống, và dĩ nhiên đó cũng là nỗi bất an của một lớp người tự thấy bất lực trước những đau khổ của mình và của xứ sở. Theo Wilhem Worringer, nghệ thuật trừu tượng biểu thị một khát vọng của con người muốn đoạn tuyệt với thiên nhiên. Marcel Brion giải thích thêm rằng khát vọng đó bắt nguồn từ sự kiện này “thiên nhiên đối với con người đầy vẻ thù nghịch và nguy hiểm, và con người chỉ cảm thấy an toàn khi nó xây cất nên một vũ - trụ với những hình thể phi thiên nhiên, để ẩn trốn vào trong đó”. Ta có thể căn cứ vào lối giải thích nghệ thuật trừu tượng đó để hiểu trường hợp Đinh Cường. Chất liệu Đá trong tác phẩm Cường bắt nguồn từ khát vọng muốn xóa bỏ ý thức đau khổ của mình trước cuộc đời và muốn trở về tìm sự an nghỉ cho linh hồn trong thế giới vô cơ của đất đá, cát bụi”…
![]() |
Đông đảo văn nghệ sỹ xứ Huế tại Lễ tưởng niệm. |
Vào chiều ngày 22/11/2013, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ (Tp Huế), Tạp chí Sông Hương và nhóm Gác Trịnh đã tổ chức triển lãm tranh của họa sỹ Đinh Cường. Cũng trong năm này, Tạp chí Sông Hương đã dành riêng một Số đặc biệt chuyên đề về người họa sĩ tài hoa.
Tại buổi lễ tưởng niệm, dịch giả Bửu Ý đã nghẹn ngào kể về những ngày tháng kỷ niệm với hoạ sĩ Đinh Cường và quãng thời gian lâm bệnh của cố hoạ sĩ. Dịch giả chia sẻ: "Khi nghe tin Đinh Cường mất, tôi nghẹn lại và không tin đó là sự thật dù điều đó tôi cũng đã biết trước qua một số bè bạn. Tôi không thể khóc bởi điều đó quá đau buồn".
Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu cũng đã chia sẻ: "Hoạ sĩ Đinh Cường là một người anh, người thầy mà ở con người đó chúng tôi học được nhiều điều về nghệ thuật, về nhân cách của một người nghệ sĩ toát ra từ nơi anh. Trong lòng mỗi người yêu mến Đinh Cường đều nghĩ rằng anh chỉ rong chơi ở một cõi khác, mà ở cuộc chơi đó anh gặp lại những người bạn và cùng họ tạo nên một thế giới đẹp như chính họ đã tạo ra ở thế giời này".
Phòng tưởng niệm tại Tạp chí Sông Hương sẽ đón khách viếng cho đến khi Lễ an táng tại Virginia diễn ra xong.
Một số hình ảnh khác tại buổi tưởng niệm:
|
![]() |
![]() |
PV
Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 50 phút ngày 8/10/2016 tại tổ đình Tường Vân (đường Trần Thái Tông, Tổ 16, Khu vực 5, P.Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Sáng ngày 3/11, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Văn minh và nghệ thuật Champa nhìn từ sưu tập cổ vật Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cho biết sẽ mở cửa khu trưng bày cổ vật Chàm (Kho Chàm) thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để phục vụ du khách, công chúng sau 71 năm đóng cửa kể từ khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945.
Sáng 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5, khóa XV để thảo luận và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và một số vấn đề quan trọng khác. Các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Qua 4 lần xét duyệt, hiện Huế có 8 cổ vật, nhóm cổ vật được công nhận là bảo vật quốc gia gồm: đại hồng chung chùa Thiên Mụ; bộ súng thần công; bộ cửu đỉnh; bộ sưu tập vạc bằng đồng, bệ thờ Vân Trạch Hòa, bia Khiêm Cung ký, ngai vua triều Nguyễn và áo tế giao.
Chiều ngày 22/10, Trung tâm Liễu quán Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cùng nhóm nghiên cứu Cung điện Đan Dương chính thức cho ra mắt website thông tin về thời đại vua Quang Trung trên đất Huế tại địa chỉ cungdiendanduong.net.
Sáng 22 tháng10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi tổ chức tọa đàm - giới thiệu tác phẩm “Trước nhà có cây hoàng mai” của nhà báo Minh Tự
Chiều ngày 20/10, Thừa ủy quyền của Bộ quốc phòng, Đại tá Trần Minh Thanh, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 4 đã đến tỉnh Thừa Thiên Huế trao 300 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ.
Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng, đặc biệt là đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản.
Chiều ngày 19/10, tại Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế và Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với CLB Nhiếp ảnh nữ Hải Vân đã tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm ảnh nghệ thuật “Cuộc sống qua ống kính nhiếp ảnh nữ”.
Chiều 17/10, UBND tỉnh TT-Huế cho biết vừa phát công điện khẩn gửi UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh yêu cầu triển khai ngay công tác ứng phó với bão số 7.
Sáng 17/10, tại khu vực vườn hoa phường Vĩ Dạ (đường Phạm Văn Đồng, TP. Huế), đã diễn ra lễ khánh thành công trình Bia chiến công 11 Cô gái Sông Hương.
Mùa hè năm 2017, Huế sẽ thí điểm mở cửa một phần Đại Nội về đêm để đón khách tham quan.
Đêm chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng âm nhạc Miền Trung – The Central’s Got talent do Huda – thương hiệu “Đậm tình Miền Trung” tổ chức vừa được diễn ra tại công viên 3/2, đường Lê Lợi thành phố Huế.
Thanh trà xứ Huế từ lâu đã rất nổi tiếng và trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, là một trong 5 đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế xác lập kỷ lục châu Á, top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam (năm 2014).
Trong không khí hân hoan của phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ thành phố nói riêng đang thi đua lập thành tích và tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa chào mừng 86 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2016) và 6 năm ngày Phụ nữ Việt Nam.
Trong ngày thứ 3 tiến hành thăm dò khảo cổ tìm kiếm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các chuyên gia đã phát hiện một lớp đất, đá khác lạ như nền móng của một công trình kiến trúc.
Trong 9 tháng đầu năm, nhiều hoạt động thể thao được tổ chức trên địa bàn, thể thao thành tích cao liên tục đạt được kết quả cao.
Cảnh sát PCCC tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC (4/10/1961- 4/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân PCCC (4/10/2001- 4/10/2016).
UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt giá trị nhận chuyển giao Trung tâm Văn hóa Huyền Trân thuộc Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang quản lý sang cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, sử dụng theo giá trị sổ sách kế toán; với số tiền là 24.329.749.447 đồng.