Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội thảo này và cho rằng kết quả của cuộc hội thảo sẽ góp phần làm cho toàn Đảng, toàn dân, nhất là những nhà văn hóa, các văn nghệ sỹ nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của văn hóa, văn nghệ đối với quá trình xây dựng con người phát triển toàn diện nói chung và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống của con người nói riêng.
Theo Chủ tịch nước, trong quá trình tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước. văn hóa cần được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Để tiếp tục phát triển, hoàn thiện nền văn hóa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh, chúng ta cần quan tâm xây dựng văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa pháp luật, văn hóa lao động, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao tiếp, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa gia đình…
Để văn hóa trở thành động lực thì giải pháp của mọi giải pháp là phải hướng vào việc xây dựng các thế hệ con người phát triển toàn diện, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực xã hội có chất lượng cao. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã nhiều lần nhấn mạnh, văn hóa phải thấm sâu vào toàn bộ các lĩnh vực của đời sống con người và xã hội.
Chủ tịch nước cũng chỉ rõ, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng. Nhưng còn không ít những khuyết điểm, yếu kém, bất cập trong xây dựng con người và môi trường văn hóa.
Đáng lo ngại nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và trong xã hội. Đề cập đến vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật đối với quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp, Chủ tịch nước cho rằng, chúng ta cần phát huy ưu thế đặc thù của văn học, nghệ thuật trong nhiệm vụ cao cả là xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.
Văn nghệ sỹ không chỉ là chuyên chở “đạo làm người” trong tác phẩm của mình, mà phải sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật có sức cảm hóa, thúc đẩy con người vươn tới sự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp theo quy luật của tình cảm, của cái đẹp, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần ngày càng tăng lên của nhân dân. Phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời tập trung xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp.
Trên cơ sở gìn giữ, phát huy những giá trị của văn học nghệ thuật dân tộc, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài; đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hóa của các thế lực thù địch.
Chủ tịch nước chia sẻ: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mong mỏi các văn nghệ sỹ ngày càng sáng tạo nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực sinh động, chân thật, sâu sắc sự nghiệp của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Các tác phẩm cần biểu dương, cổ vũ những nhân tố tích cực trong xã hội, những nhân vật tiêu biểu của thời đại; đề cao cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. Cố gắng nâng cao tính hấp dẫn, tính thuyết phục trong việc biểu dương cũng như phê phán, tất cả hướng tới nâng cao giá trị chân - thiện - mỹ.
Chủ tịch nước cũng lưu ý, văn nghệ sỹ cần coi trọng sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật cho thiếu nhi, nhi đồng, gắn chặt với việc nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ, dạy văn học, nghệ thuật trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cần được quan tâm xây dựng phát triển kể cả về chất lượng và số lượng trong toàn bộ các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, thật sự góp sức thẩm định đúng các giá trị đích thực các tác phẩm văn học, nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ, làm tốt vai trò định hướng dư luận xã hội trong quá trình sáng tác, quảng bá, biểu diễn văn học, nghệ thuật.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đội ngũ các nhà văn hóa, các văn nghệ sỹ có sứ mệnh cao quý là chiến sỹ xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Chủ tịch nước mong muốn các nhà văn hóa, các văn nghệ sỹ mắt sáng, lòng trong, có tài năng nghệ thuật và khát vọng sáng tạo mãnh liệt, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện, trực tiếp bồi đắp tâm hồn, tình cảm, nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho các thế hệ người Việt Nam, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới đồng bộ và toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” được tổ chức trong hai ngày 3-4/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 100 báo cáo tham luận.
Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà văn hóa, văn nghệ sỹ đã tập trung thảo luận, bàn thảo các vấn đề thực trạng văn nghệ hiện nay; vai trò của văn học, nghệ thuật tham gia xây dựng nhân cách con người Việt Nam.
Các đại biểu cũng đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp để phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật với xây dựng nhân cách con người Việt Nam, trong đó đặc biệt đề cao trách nhiệm của văn nghệ sỹ trong việc xây dựng đạo đức, nhân cach, lối sống của con người Việt Nam; tăng cường công tác quản lý của ngành giáo dục- đào tạo; đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách; đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình…
Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!
Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên toàn quốc.
Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…
1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.
Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.
Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.
Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.
Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).
Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.
Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.
Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.
Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".
Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.
hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?
Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.
Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.
Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.
Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn Nguyễn Đình Thi - người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.