Văn Công Hùng với hoa tường vi trong mưa

15:21 04/02/2009
NGUYỄN THANH MỪNG                Miền duyên hải Nam Trung bộ gần gũi với Tây Nguyên lắm lắm, Bình Định gần gũi với Gia Lai lắm lắm, ít nhất ở phương diện địa lý và nhân văn. Ừ mà không gần gũi sao được khi có thể chiều nghe gió biển Quy Nhơn, đêm đã thấm trên tóc những giọt mưa Pleiku. Giữa tiếng gió mưa từ nguồn tới bể ấy nhất thiết bao nhiêu nỗi lòng ẩn chứa trong tiếng thơ diệu vợi có thể chia sẻ, bù đắp được cho nhau điều gì đó.

"Đêm qua chớp bể mưa nguồn - Hỏi người tri kỷ..." thì ra là thế, những sợi tơ trời dân gian ấy vẫn giăng mắc như niềm an ủi trong cái guồng quay nhiều lúc chóng mặt của thế giới náo nhiệt. Hơn hai thập kỷ rồi, từ độ người lên núi kẻ về xuôi, tôi vẫn dõi về phía mây trắng trời tây, nghe Văn Công Hùng phân thân trong cây lá suối rừng, tiếp âm nguồn mạch văn hoá vạm vỡ của chiêng cồng, của sử thi, của những mái nhà dài, của những ghè rượu tràn mùa... Dõi về với những hồi hộp, lo lắng, mừng vui, qua Bến Đợi, qua Hát Rong, qua Ngựa trắng bay về. Và hôm nay, qua Hoa Tường vi trong mưa, tập thơ đầy đặn và bề thế những chặng đường của đi và về, của nghĩ và cảm, của mê đắm và tỉnh thức, của tiễn đưa và sum họp, của ký ức và dự cảm, của khoảnh khắc và muôn trùng, của bất chợt và vĩnh viễn... Văn Công Hùng thuộc trong số những người hiếm hoi bước ra từ khung cửa giảng đường nơi sông Hương núi Ngự để làm cuộc hành trình vạn dặm mà luôn bền bỉ thuỷ chung với thơ. Bấm đốt ngón tay, một phần tư thế kỷ đi qua, thơ vẫn là nguồn lực cổ vũ anh đi và là cái đích anh đến, dù trải qua nước mắt hay nụ cười, dù làm một lữ khách bên quán vắng hay tề tựu trong Khuê Văn sang trọng thềm gấm rèm châu.

Tôi đọc Hoa tường vi trong mưa của Văn Công Hùng trong suốt những ngày ồn ào hoặc tĩnh lặng, khoảng trống của những chuyến đi tất bật do các Hội nghị Văn học Nghệ thuật trung ương tổ chức trong mùa hè vừa qua. Mới Châu Đốc đó đã Sài Gòn. Mới Thanh Hoá đó đã Nha Trang. Mới Phú Yên đó đã Kon Tum. Và tôi biết, trên tay của nhiều văn nhân thi sĩ khác, kẻ bắc người nam, đã có Hoa tường vi trong mưa. Sự ra đời của Hoa tường vi trong mưa vốn đầy nhiệt huyết ân tình và sự tiếp nhận nó từ bằng hữu, từ những bạn đọc yêu mến thơ Văn Công Hùng cũng tương tự như vậy. Rộn rã như mùa. Tràn ngập như mùa. Và cũng bất ngờ như mùa:
Có ai không? Ờ thì mầm xuân bật đất. Những hạt tinh khôi ngơ ngác giữa vòm xanh enlip. Bột nắng bàng hoàng ươm xoã tóc thơm.
Ô hay mà ngẩn ngơ thi hứng. Cao Nguyên đón mùa xuân bằng vạm vỡ ngực trần. Cúc quỳ vàng như nắng, mà nắng thì rờm rợp giữa hoàng hôn. Có hẹn ai đâu mà chiều nay cửa gõ, thảng thốt mùa xuân dìu dịu bước lên thềm.
                                                                                    ( Mùa )
Cái mầm dã quỳ vàng rực như nắng Tây nguyên đã chói chang hồn thơ Văn Công Hùng. Nhiều lúc sự gắn bó với đất đai nơi này như là một duyên phận:
                                    Gió dã quỳ hoang dại tuổi thơ tôi
                                    thổi thăm thẳm xa xưa miền cổ tích
                                    miên man cao nguyên xanh màu u tịch
                                    sắc vàng nào lưu luyến cỏ bazan
                                                                        ( Gió Dã quỳ )
Tạng thơ Văn Công Hùng là tạng thơ nồng nàn, đắm say, ngồn ngộn những gió nắng hào hoa và dầu dãi của những phương trời chất ngất tình yêu. Dù là đi về phía ký ức hay vọng tới phía tương lai, dù lang thang với nỗi buồn hay nhộn nhàng với niềm vui, dù đang nhìn vào nội tâm hay hướng ra ngoại cảnh... giọng thơ anh cũng đầy âm thanh và mầu sắc. Tôi đọc đi đọc lại bài thơ Hoa tường vi trong mưa, bài thơ làm tựa đề cho cả tập 62 bài, nghe rất nhiều âm thanh vừa buốt xói vừa rộn rã, vừa ào ạt vừa tinh nhạy. Bao nhiêu ngôn từ gợi cảm được Văn Công Hùng ném vào những khổ thơ để lột tả những ý tưởng đang sôi réo, trào dâng: run rẩy, nhấp nhoáng, đi, hát, khóc vùi, thổi lạnh, vỡ trắng, vụn nát, thăm thẳm, đẫm gió... Cơn mưa nhiều cung bậc của hoài niệm và dự tưởng, ấy là cơn mưa đầu mùa của Cao Nguyên quyết liệt, thanh trong, thao thiết, quay quắt:
                                    Chỉ còn cao nguyên phố núi và em
                                    đành gửi lại một chân trời đẫm gió
                                    đành gửi lại bông tường vi vẫn nở
                                    dẫu cơn mưa vẫn ủ lối đường về...
                                                                ( Hoa tường vi trong mưa )
Âm thanh và màu sắc ấy, biểu hiện ngay cả ở tiếng thở dài:
                                    Ta xuôi sông Hậu
                                    gặp tiếng thở dài dung dăng phù sa đỏ...

                                    Không vung bút đề thơ vạt áo
                                    ta nghiêng vò rót rượu cùng sông
                                    uống sung sướng trong nỗi buồn khắc khoải
                                    uống đê mê trong đau đáu nỗi niềm...
                                                                        ( Sông Hậu )
Âm thanh và màu sắc ấy biểu hiện cả ở những nơi tĩnh vắng:
                                    Rồi sẽ về một buổi nắng không sương
                                    mây vung vãi sức mình trên biển vắng
                                    rồi sẽ tới một chân trời tĩnh lặng
                                    gió Sầm Sơn còn nghi ngút trong lòng...
                                                                             ( Sầm Sơn )
Với tâm trạng như thế, Văn Công Hùng diễn đạt về một miền hoài niệm như xới tung cảm giác:
Buổi chiều ấy như đã từng không có thật. Mưa. Mưa bàng hoàng thăm thẳm phía mờ rêu. Bỗng phượng nắng tưng bừng miền phố cổ, mặt trời rơi lặng lẽ nẻo em về. Tôi cúi nhặt mảnh gương trời vung vãi, đất tha hương mặn chát khói tơ hồng, câu hát vút lên từ kẽ phố. Sương giăng.
                                    ( Vọng Huế 2 )
Tôi đi qua những miền thơ của Văn Công Hùng, từ Pleiku đến đất Mũi, từ Huế đến An Giang, từ Tuy Hoà đến Sầm Sơn, từ Đà Lạt đến Kon Tum, từ núi đến biển, từ đồng bằng đến thảo nguyên, từ mùa thu sang mùa xuân, từ tuổi thơ đến tóc bạc, từ ấn tượng phố đến ký ức làng... phía nào cũng có những đặc trưng, thẳm sâu, da diết, cồn cào, lay động. Và tôi thật xúc động với những khoảng lặng của anh:
                                    Chiều nay giật mình đứng lặng
                                    lá vàng rơi nát không gian
                                                          ( Nhìn lá cao su rụng, nghĩ )
Hoặc cái tâm thế của nỗi cuồng si:
                                    van em đừng bước vội
                                    dốc hết rồi còn đâu...
                                                                    ( Chiều mùa đi )
Những lúc như vậy, anh đã chạm vào hai bờ hư thực:
                                    Có con dốc chiều lơ đãng
                                    tiễn người về tận chiêm bao...
                                                             ( Mùa xuân dã quỳ và gió )
                                    Chiếc lá vèo bay đoạn trường dâu bể
                                    ta ngỡ ngàng nghe dế dắt mùa đi
                                                             ( Không đề với hoa và lá và...)
                                    Cơn gió mơ về miền rét
                                    thăm thẳm chiều trong mỗi bước thiên di...
                                                             ( Giấc mơ mùa đông )
Anh có những câu thơ thật cảm động về vợ:
                                    Có những lúc trốn xô bồ ta về tựa vào em
                                    như con tàu viễn dương thả neo bám vào đất mẹ...
                                    ...
                                    em nâng đỡ mỗi khi ta mệt mỏi
                                    mỗi khi ta chuẩn bị ăn đòn...
                                                                        ( Vợ )

Anh có những câu thơ thật cảm động về bạn:
                                    Không bèo bọt chưa đá vàng
                                    ngẫm đời như lũ dã tràng biển khơi
                                    lênh đênh một chiếc thuyền trôi
                                    mà sông thì rộng mà trời thì cao...
                                                         ( Cây phượng vĩ một mình )
Và cho chính mình:
                                    Krông Pa đêm như sương
                                    người tan nhoè cõi nhớ thương riêng mình
                                    ta đong một chén bình minh
                                    một ly nghiêng ngửa, một bình hoàng hôn...
                                                              ( Đêm Krông Pa )

Liên tiếp trong vòng mười năm, anh cho ra đời 4 tập thơ và trường ca. Sắp tới, cả bút ký phóng sự phong tục. Là người quản lý Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, là hội viên của ba hội chuyên ngành trung ương: Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà Báo Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, phải nói là Văn Công Hùng hết sức bận rộn. Nhưng ở lĩnh vực nào, anh cũng đạt những thành tựu đáng kể. Anh đoạt giải thưởng UBTQ liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2002, đạt giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam các năm 2001 và 2002, tặng thưởng cuộc thi thơ Tạp chí Sông Hương 2002 - 2003. Anh xuất hiện đều khắp các báo với vai trò đóng góp vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên. Và đậm đặc nhất, sôi động nhất và cũng trầm tĩnh nhất là thời gian Văn Công Hùng dành cho thơ. Thơ, như trên đã đề cập, là sự nâng đỡ và sẻ chia, là cái đích của cuộc đời, dù phải đi qua bao nhiêu ghềnh thác. Người Hát rong vẫn có Bến đợi, trong nắng, trong mưa, trong sương vẫn ngân lên những giai điệu ăm ắp tin yêu và hy vọng. Anh sinh ra ở miền Bắc, được đào tạo chính quy ở cố đô Huế quê hương và trưởng thành ở Tây Nguyên, những tố chất của các vùng đất đã để lại trong anh bao nhiêu dấu ấn khó phai mờ. Và anh đã biết chắt lọc, nâng niu những nguồn mạch văn hoá để nuôi dưỡng hồn thơ của mình. Tiếng thơ Văn Công Hùng, do vậy, hy vọng sẽ có sức lan toả...
 Quy Nhơn, chiều 12/ 9/ 2003.
            N.T.M

(nguồn: TCSH số 191 - 01 - 2005)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • VŨ NGỌC KHÁNHLTS: Ngày 17-11-2007, tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Trung tâm Minh Triết Việt đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa Thục. Giới trí thức học thuật của Hà Nội, nhiều thanh niên, sinh viên và hậu duệ của một số nhà Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) đã đến dự.

  • MAI VĂN HOAN     Nhà xuất bản Văn học vừa ấn hành tập thơ Cõi lặng của Nguyễn Khoa Điềm. Cõi lặng gồm 56 bài, đa phần được viết sau khi tác giả nghỉ hưu. Điều đó cũng là lẽ thường. Các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... đều như thế cả. Khi đương chức họ bận trăm công nghìn việc. Phải đến lúc nghỉ hưu họ mới sống thoải mái hơn, dành nhiều thời gian cho thơ hơn. Đọc Cõi lặng ta mới thấu hiểu tâm trạng của nhà thơ, mới nghe được nhịp đập của một trái tim nhiều trăn trở.

  • HỒNG NHU“Trường đại học của tôi” là cuốn sách thứ 4 của Nguyễn Nguyên An (tức Nguyễn Văn Vinh) trình bạn đọc trong khoảng mười năm trở lại đây. Ba cuốn trước là truyện ngắn, cuốn này là truyện dài.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊChỉ mới qua hai tác phẩm “Báu vật của đời”(NXB Văn nghệ TPHCM, 2001) và “Đàn hương hình”(NXB Phụ nữ, 2002), Mạc Ngôn - nhà văn “hạng nhất” thuộc Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí đã vượt lên cả những “ngôi sao” quen thuộc như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông... và cả nhà văn Cao Hành Kiện (Noben 2001).

  • ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.

  • HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.

  • LÊ THIẾU NHƠN(Tản văn và bình văn của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Lục)Một cuốn sách tập hợp những bài báo của nhà văn Trần Hữu Lục sau nhiều năm anh đồng hành với bè bạn văn nghệ.

  • HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.

  • HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Đọc tập truyện "Ngôi nhà hoang bí ẩn" của Phan Văn Lợi)Tôi đọc mê mải tập truyện đầu tay của tác giả Phan Văn Lợi. Cái tựa "Ngôi nhà hoang bí ẩn" gợi trong lòng người đọc một câu hỏi ban đầu: Cuốn sách viết về cái gì đây? Càng đọc, càng bị cuốn hút khi cùng anh trở lại miền ký ức, để đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

  • LÊ MỸ ÝSau một loạt tác phẩm và tác giả được giới thiệu trên nhiều lĩnh vực tôn giáo, triết học, văn hoá, khoa học và nghệ thuật để làm tư liệu nghiên cứu và tham khảo, trong quý một năm nay, Nhà xuất bản Văn học lại tiếp tục cho ra mắt bộ sách lớn:"Krishnamurti - cuộc đời và tư tưởng" do Nguyễn Ước chuyển ngữ. Đây là một bộ sách công phu và được nhiều độc giả chờ đợi đón đọc.

  • VĂN CẦM HẢI       (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".

  • TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Vậy là đã đúng một chu kì World Cup, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị “cải bệnh hoàn đồng” và phải tập ăn tập nói, tập đi tập đứng lại từ đầu. Dù vậy, anh vẫn viết được và viết hay như trước.Trong dịp Festival Huế 2002, đã diễn ra một cuộc hội thảo văn học về Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân bộ tuyển tập của anh được Công ty Văn hóa Phương ấn hành.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến đã thành văn được trình bày trong hội thảo đó.

  • NGUYỄN THIỀN NGHIHai chữ "Trăng lạnh" trắng trên nền bìa màu lam do tác giả tự trình bày bềnh bồng một chút tôi bằng những bài thơ tự sự của mình.

  • VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.

  • NGUYỄN VĂN HOA           Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...

  • KIM QUYÊNĐọc tản văn của nhà văn Mai Văn Tạo (*) và nhà văn Trần Hữu Lục (*) tôi như đứng trên những tảng mây lấp lánh sắc màu, theo gió đưa về mọi miền, mọi nẻo quê hương.

  • HƯƠNG LANGuy de Maupassant sinh ngày 5-8-1850 ở lâu đài xứ Normandie. Trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi mà nước Pháp vừa trải qua cuộc đụng đầu lịch sử giữa giai cấp tư sản hãy còn nhức nhối những vết thương thất bại của cuộc cách mạng năm 1848.