Văn chương và siêu-ngôn ngữ

15:27 22/08/2011
ROLAND BARTHES Lôgic học dạy chúng ta biết cách phân biệt thích đáng ngôn ngữ-đối tượng với siêu-ngôn ngữ. Ngôn ngữ-đối tượng chính là chất liệu phục tùng sự nghiên cứu lôgic; còn siêu-ngôn ngữ là ngôn ngữ, không tránh khỏi có tính cách nhân tạo, trong đó ta tiến hành sự nghiên cứu này.

Triết gia Roland Barthes - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Vì thế - và đây là vai trò của sự phản tư lôgic - tôi có thể diễn tả trong một ngôn ngữ biểu trưng (siêu-ngôn ngữ) các mối quan hệ, cấu trúc của một ngôn ngữ thực tồn (ngôn ngữ-đối tượng).

Trong nhiều thế kỷ qua, các nhà văn của chúng ta không mường tượng rằng ta có thể xem văn chương (bản thân chữ này mới xuất hiện gần đây) như là một ngôn ngữ, và, như mọi ngôn ngữ khác, nó phục tùng sự phân biệt lôgic: văn chương đã không bao giờ phản tư về chính mình (đôi khi nó phản tư về các hình tượng chứ không bao giờ phản tư về sự tồn tại của mình), nó đã không bao giờ tách mình ra thành đối tượng xem xét và đối tượng được xem xét; nói ngắn gọn, nó cất tiếng nói nhưng không nói về mình. Và rồi, có lẽ khi cái lương tâm [bonne conscience] của giới tư sản lần đầu tiên bị xáo động, văn chương bắt đầu tự nhận thấy mình trên hai mặt: vừa là đối tượng và là cái nhìn về đối tượng ấy, vừa là lời nói vừa là lời nói về chính lời nói, vừa là văn chương-đối tượng vừa là siêu-văn chương. Về đại thể, ở đây có mấy giai đoạn phát triển: trước hết, [là giai đoạn] ý thức thủ công về sự hư cấu văn chương, được đẩy đến mức đắn đo khổ sở, đến đau khổ vì sự bất khả [impossible] (Flaubert); tiếp đó, ý chí anh hùng muốn trộn lẫn văn chương và sự suy tưởng về văn chương vào trong cùng một thực thể viết (Mallarmé); tiếp nữa, giai đoạn hy vọng đạt tới chỗ tránh được sự lặp thừa văn chương bằng cách không ngừng trì hoãn nền văn chương, có thể nói như vậy, bằng cách tuyên bố dài dòng rằng ta sẽ viết, và biến điều tuyên bố ấy thành bản thân văn chương (Proust); rồi sau đó, giai đoạn thẩm tra sự chân tín của văn chương bằng cách nhân bội đến vô hạn, một cách có cân nhắc và hệ thống, các nghĩa của từ-đối tượng [mot-objet] mà không bao giờ dừng lại ở cái được biểu đạt đơn nghĩa [univoque] (chủ nghĩa siêu thực); cuối cùng, theo hướng ngược lại, bằng cách giảm số lượng các nghĩa này đến mức hy vọng có được một tồn tại-ở đó [être-là] của ngôn ngữ văn chương, một sự trung tính [blancheur] (chứ không phải sự ngây thơ) của hoạt động viết: ở đây tôi đang nghĩ đến công trình của Robbe-Grillet.

Tất cả những nỗ lực này ngày nào đó có thể cho phép chúng ta xác định thế kỷ của mình (tôi muốn nói là từ một trăm năm qua) là thế kỷ của câu hỏi: Văn chương là gì? (Sartre đã trả lời câu hỏi ấy từ thế đứng bên ngoài, thế đứng ấy mang lại cho ông một lập trường văn chương hàm hồ). Và rõ ràng, vì sự tra hỏi ấy được hướng dẫn không phải từ bên ngoài mà trong bản thân văn chương, hay chính xác đến từng chân tơ kẽ tóc hơn nữa, trong vùng bất đối xứng ấy ở đó văn chương làm ra vẻ tự phá hủy mình với tư cách là ngôn ngữ-đối tượng mà không tự phá hủy mình với tư cách là siêu-ngôn ngữ, và ở đó sự tìm kiếm của cái siêu-ngôn ngữ rốt cuộc được xác định là một ngôn ngữ-đối tượng mới, kết quả là nền văn chương của chúng ta từ một trăm năm qua là một trò chơi nguy hiểm với cái chết của nó, tức là một cách thức thể nghiệm cái chết ấy: nó giống như nhân vật nữ của Racine là người đã chết ở chỗ biết được mình là ai nhưng lại sống qua việc đi tìm chính mình (nhân vật Eriphile trong Iphiginiè). Nhưng tình cảnh này lại xác định một vị thế thực sự bi kịch: xã hội của chúng ta, giờ đây, đã bị đẩy vào một ngõ cụt lịch sử, chỉ cho phép nền văn chương [đặt ra] câu hỏi kiểu Oedipe tuyệt hảo: tôi là ai? Cùng một lúc, nó cấm chỉ ta đặt câu hỏi biện chứng: làm gì? Chân lý của nền văn chương của chúng ta không thuộc về thế giới của việc làm [ordre de faire], nhưng cũng không còn thuộc về thế giới của tự nhiên [ordre de la nature] nữa: nó là một chiếc mặt nạ tự chỉ về mình.

1959, Phantomas
ĐINH HỒNG PHÚC
dịch
(270/08-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HUYỀN SÂMTrong một nghiệp bút, hình như có tính quyết định bởi những cú sốc. Hoặc là cú sốc ái tình, hoặc là cú sốc chính trị, hoặc là sự thăng hoa của một miền ký ức nào đó ở tuổi hoa niên. Tiểu thuyết gia, chính trị gia Peru: Mario Vargas Llosa - người vừa được vinh danh giải Nobel văn học, dường như đã “chịu” cả ba cú sốc nói trên.

  • LTS: Thơ Haiku Nhật Bản thế kỷ XVII không dùng lối nói bóng gió, không tìm kiếm những nét tương đồng giữa “thế giới bên trong” của con người và hiện thực “bên ngoài” để tạo ra cầu nối giữa con người với thế giới, con người với con người. Haiku dùng những biểu tượng hàm súc ứ đầy thông tin và cảm giác để khắc họa con người trong nhất thể với thế giới. Đường thi cũng rất ít xuất hiện trường hợp dùng lối nói ẩn dụ, mà bộc lộ trực tiếp ý tưởng và ưa thích liên tưởng mà không cần viện tới cái tương đồng.

  • LGT: 1. Dịch giả, nhà phê bình Trần Thiện Đạo( sinh 1933) định cư ở Pháp từ thập niên 50. Sống hơn nửa thế kỷ ở Paris, Trần Thiện Đạo đã thâm ngấm sâu sắc ngôn ngữ và văn minh Pháp. Tuy nhiên, cảm thức cội nguồn vẫn luôn tiềm tàng trong tâm thức của một người trí thức sống lưu vong. Miệt mài, đam mê đến khổ hạnh, ông đã tạo lập một vị trí đặc biệt trong dòng đối lưu văn chương Pháp -Việt.

  • NGUYỄN THANH TÂM1. Thơ vốn dĩ là sản phẩm của đời sống tinh thần, là sự biểu hiện một cách tinh tế những diễn biến nội tâm của chủ thể sáng tạo. Ngôn từ vẫn luôn là chất liệu với nội lực biểu hiện vô song của nó. Các nhà thơ dù ở thời đại nào, trong môi trường văn hóa, lãnh thổ nào cũng không thể thoát ra khỏi sự ràng buộc tự nhiên của cái biểu đạt ấy để hướng tới cái được biểu đạt ẩn sâu sau những “lựa chọn” và “kết hợp” có giá trị mĩ học.

  • MAI VĂN HOANKỷ niệm 70 năm ngày mất Hàn Mặc Tử (11/11/1940 - 11/11/2010)Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912, mất năm 1940. Quê Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Tổ tiên họ Phạm, ông cố Phạm Nhương, ông nội Phạm Bồi, vì liên can quốc sự trốn vào Thừa Thiên đổi ra họ Nguyễn. Cha là Nguyễn Văn Toản, mẹ là Nguyễn Thị Duy.

  • PHONG LÊHôm nay theo tôi quan niệm là một thời gian khá dài, nếu tính từ khởi động của công cuộc Đổi mới với Đại hội Đảng lần thứ VI - 1986.

  • THÁI DOÃN HIỂUVì sao Nguyễn Du viết Truyện Kiều? Mục đích viết Kiều để làm gì?... là những câu hỏi bức bối trong suốt thời gian tôi còn làm ông giáo đứng trên bục giảng. Tôi đã viết một chuyên luận dài 200 trang để trả lời câu tự vấn trên. Dưới đây là bản tóm tắt ghi bằng thơ để bạn đọc dễ tiếp thu và ghi nhớ.

  • L.T.S: Tối 27-3-1984, tại Huế, giáo sư Xi-đô-rốp, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Liên Xô, hiệu phó học viện Gooc-ki và là nhà lý luận Văn học nổi tiếng của Liên Xô, đã đến tham dự cuộc tọa đàm về các vấn đề văn học với các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ở Bình Trị Thiên. Sau đây là những ý kiến của giáo sư về các vấn đề đặt ra trong cuộc tọa đàm, qua lời phiên dịch của nhà thơ Bằng Việt, do Hoàng Phủ Ngọc Tường ghi lại.

  • MAI VĂN HOANTheo thần thoại Hy Lạp, vị thần đầu tiên xuất hiện trên thế gian là thần Ái tình. Thần Ái tình là một đứa bé có cánh với cây cung bên người, ngọn đuốc cầm tay mang tình yêu đến với những trái tim. Tình yêu - nguồn đề tài không bao giờ cạn của văn học nói chung và thơ ca nói riêng.

  • LƯƠNG ANNhớ có một bài thơ “nói láo” nào đó, khi kết thúc đã nói đến một điều không thể được là làm cho “mấy nàng công chúa phải say mê”. Bài thơ nói đúng với những chàng trai bất tài. Còn trường hợp có tài thì sự việc sẽ khác. Một câu chuyện tình trong đời của nhà thơ Nguyễn Hàm Ninh đã chứng minh điều đó.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ1. Văn học - hiện thực là một trong bốn quan hệ cơ bản của văn học nghệ thuật

  • PHAN TUẤN ANH “Trên thực tế, mỗi người chỉ viết một cuốn sách. Chỗ khó là làm sao biết được cuốn sách nào đang được một người viết ra. Trong trường hợp của tôi, điều người ta nhắc đến thường xuyên nhiều hơn cả là cuốn sách về làng Macondo…” (G.G.Marquez).

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGNếu chiều mưa một cây đàn ghi-ta có ai cầm lên, ngân vài nốt nhạc, thời gian sẽ chậm lại, mọi người ngồi gần vào nhau, im lặng chờ nghe.

  • VÕ XUÂN TRANGỞ Bình Trị Thiên có hai câu hò cả nước đều biết, nhưng lâu nay được ghi theo nhiều cách khác nhau.

  • LÂM THỊ MỸ DẠQuá trình cảm thụ thế giới:Những tứ thơ tức là những yếu tố nội dung cấu trúc nên một tác phẩm thi ca. Nói rộng tức là những yếu tố làm nên thế giới thi ca của một nhà thơ.

  • PHẠM PHÚ PHONG(Nhân đọc Hai mươi nhà văn, nhà văn hoá Việt thế kỷ XX)

  • Cuộc đấu tranh chống tiêu cực đang là một mặt trận nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay và việc viết về “đề tài chống tiêu cực” đang là vấn đề thời sự được không ít người viết, bạn đọc cũng như các cơ quan chỉ đạo văn nghệ quan tâm.

  • ĐỖ QUYÊNVài năm nay, người Việt ở khắp nơi, trong và cả ngoài văn giới, tranh luận rất nhiều về trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) như một nan đề. Dù đồng ý hay không đồng ý với nó, ai cũng mong muốn cần đổi mới trong xu hướng văn chương của Việt Nam và mang tinh thần thế giới.

  • (Note sur les cendres des Tây Sơn dans la prison du Khám Đường, par Nguyễn Đình Hòe, B.A.V.H. 1914 p. 145-146)

  • INRASARA1. Lạm phát thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, người người làm thơ nhà nhà làm thơ, thơ nhiều nhưng nhà thơ không có bao nhiêu… Đã thấy khắp nơi mọi người kêu như thế, từ hơn chục năm qua(1). Kêu, và bắt chước nhau kêu. Kêu, như thể một phát âm rỗng, vô nghĩa, hết cả sức nặng. Từ đó tạo thành thói quen kêu, nhàm và nhảm.