Văn chương và siêu-ngôn ngữ

15:27 22/08/2011
ROLAND BARTHES Lôgic học dạy chúng ta biết cách phân biệt thích đáng ngôn ngữ-đối tượng với siêu-ngôn ngữ. Ngôn ngữ-đối tượng chính là chất liệu phục tùng sự nghiên cứu lôgic; còn siêu-ngôn ngữ là ngôn ngữ, không tránh khỏi có tính cách nhân tạo, trong đó ta tiến hành sự nghiên cứu này.

Triết gia Roland Barthes - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Vì thế - và đây là vai trò của sự phản tư lôgic - tôi có thể diễn tả trong một ngôn ngữ biểu trưng (siêu-ngôn ngữ) các mối quan hệ, cấu trúc của một ngôn ngữ thực tồn (ngôn ngữ-đối tượng).

Trong nhiều thế kỷ qua, các nhà văn của chúng ta không mường tượng rằng ta có thể xem văn chương (bản thân chữ này mới xuất hiện gần đây) như là một ngôn ngữ, và, như mọi ngôn ngữ khác, nó phục tùng sự phân biệt lôgic: văn chương đã không bao giờ phản tư về chính mình (đôi khi nó phản tư về các hình tượng chứ không bao giờ phản tư về sự tồn tại của mình), nó đã không bao giờ tách mình ra thành đối tượng xem xét và đối tượng được xem xét; nói ngắn gọn, nó cất tiếng nói nhưng không nói về mình. Và rồi, có lẽ khi cái lương tâm [bonne conscience] của giới tư sản lần đầu tiên bị xáo động, văn chương bắt đầu tự nhận thấy mình trên hai mặt: vừa là đối tượng và là cái nhìn về đối tượng ấy, vừa là lời nói vừa là lời nói về chính lời nói, vừa là văn chương-đối tượng vừa là siêu-văn chương. Về đại thể, ở đây có mấy giai đoạn phát triển: trước hết, [là giai đoạn] ý thức thủ công về sự hư cấu văn chương, được đẩy đến mức đắn đo khổ sở, đến đau khổ vì sự bất khả [impossible] (Flaubert); tiếp đó, ý chí anh hùng muốn trộn lẫn văn chương và sự suy tưởng về văn chương vào trong cùng một thực thể viết (Mallarmé); tiếp nữa, giai đoạn hy vọng đạt tới chỗ tránh được sự lặp thừa văn chương bằng cách không ngừng trì hoãn nền văn chương, có thể nói như vậy, bằng cách tuyên bố dài dòng rằng ta sẽ viết, và biến điều tuyên bố ấy thành bản thân văn chương (Proust); rồi sau đó, giai đoạn thẩm tra sự chân tín của văn chương bằng cách nhân bội đến vô hạn, một cách có cân nhắc và hệ thống, các nghĩa của từ-đối tượng [mot-objet] mà không bao giờ dừng lại ở cái được biểu đạt đơn nghĩa [univoque] (chủ nghĩa siêu thực); cuối cùng, theo hướng ngược lại, bằng cách giảm số lượng các nghĩa này đến mức hy vọng có được một tồn tại-ở đó [être-là] của ngôn ngữ văn chương, một sự trung tính [blancheur] (chứ không phải sự ngây thơ) của hoạt động viết: ở đây tôi đang nghĩ đến công trình của Robbe-Grillet.

Tất cả những nỗ lực này ngày nào đó có thể cho phép chúng ta xác định thế kỷ của mình (tôi muốn nói là từ một trăm năm qua) là thế kỷ của câu hỏi: Văn chương là gì? (Sartre đã trả lời câu hỏi ấy từ thế đứng bên ngoài, thế đứng ấy mang lại cho ông một lập trường văn chương hàm hồ). Và rõ ràng, vì sự tra hỏi ấy được hướng dẫn không phải từ bên ngoài mà trong bản thân văn chương, hay chính xác đến từng chân tơ kẽ tóc hơn nữa, trong vùng bất đối xứng ấy ở đó văn chương làm ra vẻ tự phá hủy mình với tư cách là ngôn ngữ-đối tượng mà không tự phá hủy mình với tư cách là siêu-ngôn ngữ, và ở đó sự tìm kiếm của cái siêu-ngôn ngữ rốt cuộc được xác định là một ngôn ngữ-đối tượng mới, kết quả là nền văn chương của chúng ta từ một trăm năm qua là một trò chơi nguy hiểm với cái chết của nó, tức là một cách thức thể nghiệm cái chết ấy: nó giống như nhân vật nữ của Racine là người đã chết ở chỗ biết được mình là ai nhưng lại sống qua việc đi tìm chính mình (nhân vật Eriphile trong Iphiginiè). Nhưng tình cảnh này lại xác định một vị thế thực sự bi kịch: xã hội của chúng ta, giờ đây, đã bị đẩy vào một ngõ cụt lịch sử, chỉ cho phép nền văn chương [đặt ra] câu hỏi kiểu Oedipe tuyệt hảo: tôi là ai? Cùng một lúc, nó cấm chỉ ta đặt câu hỏi biện chứng: làm gì? Chân lý của nền văn chương của chúng ta không thuộc về thế giới của việc làm [ordre de faire], nhưng cũng không còn thuộc về thế giới của tự nhiên [ordre de la nature] nữa: nó là một chiếc mặt nạ tự chỉ về mình.

1959, Phantomas
ĐINH HỒNG PHÚC
dịch
(270/08-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THIỆN ĐẠO Trước khi bàn tới nội dung và hình thức thiên truyện L’Art français de la guerre (Binh pháp của nước Pháp - Nxb Gallimard) của Alexis Jenni vừa trúng giải Goncourt 2011, cũng nên nhắc qua mấy điều nổi bật chẳng dính dáng gì với chất lượng tự tại của tác phẩm. Mà chỉ đơn thuần với tựa đề cuốn sách và tác giả của nó.

  • LGT: Anders Cullhed (sinh 1951) là giáo sư Văn học So sánh ở Đại học Stockholm, Thuỵ Điển. Ông viết luận án Tiden sòker sin ròst (Thời đại đang tìm kiếm tiếng nói) 1982 về nhà văn hiện đại Thuỵ Điển Erik Lindegren với tập thơ thời chiến Mannem utan vàg (Con người không lối đi) với một mối quan tâm đặc thù về sự tương quan của tập thơ này với chủ nghĩa hiện đại Pháp và Anh, với truyền thống văn học và với sự sụp đổ hệ thống tư tưởng đương đại gây ra do thế chiến thứ 2.

  • NGÔ MINH Xa Hà Nội (Nxb Văn học 2011), cuốn tiểu thuyết thứ 3 và tập văn xuôi thứ 7 của nhà văn Nhất Lâm vừa ra mắt bạn đọc đầu tháng 9-2011. Tôi đọc một mạch hết 334 trang sách. Cuốn sách đặt ra nhiều vấn đề thú vị về cuộc sống và thời cuộc rất đáng suy nghĩ, chiêm nghiệm.

  • NGUYỄN QUANG HUY Hình thù của văn học không thể đến từ cuộc sống; nó chỉ đến từ truyền thống văn học; và vì thế cơ bản là đến từ thần thoại.                                                  N. Frye

  • LGT: Tiểu thuyết Vùng lõm của nhà văn Nguyễn Quang Hà được giải nhì cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 của Hội Nhà văn Việt Nam 2006 - 2010. Ngày 24 - 10 - 2011 Hội đã tổ chức tọa đàm tiểu thuyết Vùng lõm, Sông Hương xin giới thiệu bài tham luận của nhà văn Đỗ Ngọc Yên.

  • ĐẶNG TIẾN Thanh Tịnh là nhà văn có sự nghiệp dài hơn nửa thế kỷ, với số lượng trước tác dồi dào, đa dạng. Nhưng kỷ niệm bền chặt nhất mà ông để lại trong lòng người đọc là tập truyện đầu tay Quê Mẹ, 1941, với hình ảnh thơ mộng của làng Mỹ Lý và buổi tựu trường trong truyện Tôi đi học.

  • THÁI BÁ VÂN ĐỜI SỐNG VẬT THỂ VÀ ĐỜI SỐNG HÌNH TƯỢNG

  • THANH MẪN Tôi khóc những chân trời không có người bay Lại khóc những người bay không có chân trời.                                 (Trần Dần)

  • NGUYỄN VĂN HẠNH Văn chương là một hiện tượng không ngừng vận động, không ngừng đổi mới, từ môi trường xã hội văn hóa này sang môi trường xã hội văn hóa khác, từ nhà văn này sang nhà văn khác.

  • L.T.S: Soutchat Sawatsri nhà thơ và viết truyện ngắn chủ bút báo "Thế giới sách vở" vừa là một nhà phê bình có uy tín ở Thái Lan. Trong bài "Thời đại và con người" đăng trên báo Pháp "Thế giới ngoại giao" năm 1983 Soutchat Sawatsri đã giới thiệu tóm tắt đầy đầy đủ các bước phát triển của văn học Thái Lan hiện đại.

  • NGUYỄN HỮU ĐÍNH Phan Huy Chú, tác giả «Lịch triều hiến chương loại chí», ở mục «Lễ táng sơn lăng», «Lễ nghi chí», viết «Ngọ Phong họ Ngô (1) nói: đời xưa thiên tử chết, bảy tháng mới chôn, chỗ đất chôn gọi là sơn lăng - Lăng đều có tên».

  • TRẦN HUYỀN SÂMGiản dị, nhưng lay động và ám gợi một cách siêu hình, nhà thơ sống ẩn dật Tomas Transtromer đã được Hội đồng Hàn lâm Thụy Điển vinh danh giải Nobel văn học 2011.> Những nét gạch xóa của lửa

  • NGUYỄN DƯ Mời các bạn đi… xem hát. Đúng hơn là xem chữ hát (h)… của tiếng Pháp. Lại chuyện Ăn cơm nhà vác ngà voi! Ngà voi còn nhẹ chán. Ngà mammouth cũng đành phải xông vào mà vác. Vác giùm cho… lịch sử, địa lí Việt Nam. Ủa! Trời đất! Đùa hay thật vậy?

  • TRẦN THỊ MỸ HIỀN Ngô Kha là một trong số ít những nhà thơ có số phận khá đặc biệt trên thi đàn Việt Nam. Sinh năm 1935 ở Thế Lại Thượng (thuộc thành phố Huế ngày nay), ông tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 Đại học Sư Phạm Huế (1958 - 1959), tốt nghiệp Cử nhân Luật khoa (1962), sau đó dạy văn và giáo dục công dân ở các trường Quốc Học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo ở Huế từ 1960 cho đến khi bị thủ tiêu vào 1973.

  • KHÁNH PHƯƠNG Với “Đội gạo lên chùa”, cuốn tiểu thuyết mới (NXB Phụ nữ, 6/2011), nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tái ngộ độc giả bằng dòng văn chương ấm áp và cuốn hút, hứa hẹn những miêu tả, xét đoán tinh tế về tâm thức con người cũng như những bí ẩn thẳm sâu trong tiềm thức và văn hóa của một cộng đồng dân tộc.

  • HOÀNG THỊ HUẾ Xứ Huế là một vùng đất có nền văn hóa đặc sắc - vừa mang nét riêng vừa dung hợp với văn hóa Việt Nam và khu vực, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian, văn hóa đô thị cổ truyền và văn hóa cung đình - mà không vùng đất nào có được.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGNhững cuốn sách đã giữ một vị trí đặc biệt trong thế giới tuổi thơ của tôi; trước hết là những sách giáo khoa tôi đã học trong những ngôi trường đầu tiên của đời mình, dưới thời Pháp thuộc.

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀM Tìm hiểu diện mạo văn học một vùng đất là tìm hiểu những vấn đề gì?

  • KHẾ IÊM Hãy cứ tưởng tượng, khi hội họa mang đồ vật vào trong tranh (Pop Art, thập niên 60), và rồi tranh lại bước ra ngoài giá vẽ để đi vào thế giới hiện thực (thập niên 70), thì thơ cũng đang có những chuyển biến mới, chụp bắt yếu tố đời sống để sử dụng như yếu tố thơ.

  • HOÀNG TÙNG Văn học đồng tính - LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender) literature đã từng một thời bị coi là đề tài cấm kỵ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với những cuộc đấu tranh về quyền con người, đấu tranh về bình đẳng giới, sự thừa nhận của xã hội đối với giới tính thứ ba, đó cũng là lúc dòng văn học dành cho người đồng tính bước từ bóng tối ra ánh sáng…