Vai trò của màu xanh xứ Huế

15:06 08/05/2020

NGUYỄN AN NHIÊN  

Tương lai của loài người sẽ thế nào khi những vấn đề như: Thay đổi khí hậu, sự ô nhiễm không khí, sự khai thác tài nguyên quá mức, sự khan hiếm trầm trọng về nước, mất cân bằng đa dạng sinh học một cách khủng khiếp... không được cải thiện, thậm chí những vấn nạn này ngày càng tồi tệ hơn.

Sinh viên Huế với môi trường. Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Quay lại lịch sử để thấy khi con người không có những cách thức tác động hợp lý vào môi trường sống đã gây ra biết bao thảm họa nối tiếp thảm họa như cháy rừng ở Peshtigo (1871), bão Galveston (1900), bão Katrina (2005), bão bụi ở Great Plains (1930); hỏa hoạn và động đất ở San Francisco (1906), động đất ở Nhật Bản ngày 11/3/2011, động đất ở Tứ Xuyên năm 2008. Sự cố Formosa ở miền Trung, Việt Nam (2016), Cháy rừng ở Úc (2019)... Trong thời điểm hiện tại, cả loài người đang cùng nhau chống lại đại dịch Covid 19, một đại dịch làm cả hành tinh xáo trộn.

Và rồi những thảm họa nào sau những thảm họa đã kể trên rơi xuống trái đất nếu loài người không sớm cảnh tỉnh trong việc tác động một cách tiêu cực lên môi trường sống. Người ta cũng đã đặt ra những giả định như nếu một ngày con người không còn trên trái đất thì điều gì sẽ xảy ra? Và dĩ nhiên các câu trả lời đều có một điểm chung là trái đất sẽ tự chữa lành những vết thương mà con người đã gây ra trên mình nó… Đã đến lúc nhân loại cần đứng lên cứu lấy màu xanh của hành tinh chúng ta. Trong xu hướng phát triển kinh tế xã hội ôn hòa với môi trường tự nhiên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xem phát triển kinh tế phải phù hợp với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo thực hiện đề án Ngày Chủ nhật xanh - “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”. Sáng 20/1/2019,   “Ngày Chủ nhật xanh” được khởi động bằng những việc như: Ra mắt đội hình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng nếp sống văn minh đô thị; ký cam kết thực hiện đề án; ra quân làm vệ sinh môi trường trên và dọc hai bờ sông Hương; tổ chức đội hình tuyên truyền và lập lại trật tự nếp sống văn minh đô thị tại một số tuyến đường chính ở thành phố Huế; tổ chức trồng cây xanh dọc quốc lộ 1A từ Huế về sân bay Phú Bài…

Cũng trong thời gian gần đây, những mô hình như: “Huế - thành phố 4 mùa hoa”, “Dòng Hương trong xanh”, “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an...” đã tạo nguồn cảm hứng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và bản sắc của một thành phố độc đáo, khác biệt. So với các tỉnh thành khác, Huế có những nét riêng biệt của mình về văn hóa, thiên nhiên, con người... Xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường thiên nhiên là một xu hướng phù hợp với hướng đi của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, bên cạnh đó, lựa chọn xu hướng này chứng minh cho một sự kiến tạo giá trị bền vững mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang lựa chọn. Huế có một sự ưu đãi của thiên nhiên về cảnh quan, sông núi. Những địa danh như núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, núi Bạch Mã, sông Hương, bãi biển Thuận An, Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, phá Tam Giang.... từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và cho chính cuộc sống hàng ngày của con người nơi đây cũng như cho những du khách thập phương. Bên cạnh thiên nhiên ưu đãi, Huế còn có một gia sản đồ sộ do tiền nhân nơi đây kiến tạo nên như Đại Nội, Hổ Quyền, Văn Miếu, Điện Hòn Chén, Cầu ngói Thanh Toàn, Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học, Chùa Thiên Mụ, Chùa Diệu Đế, Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Đan viện Thiên An... Với những di sản đó, việc phát triển kinh tế, văn hóa hài hòa với môi trường sống là một lựa chọn tối ưu nhằm giữ vững, bảo tồn giá trị vốn có và phát huy những giá trị ấy tỏa sáng hơn trong tương lai.

Lịch sử cho thấy hướng phát triển kinh tế bằng cách khai thác năng lượng từ tự nhiên, khiến tự nhiên ngày càng mất cân bằng sinh thái, xu hướng phát triển kinh tế bằng cách can thiệp thô bạo vào tự nhiên chỉ đem lại những lợi nhuận vật chất trước mắt, còn về lâu dài sẽ sinh ra những thảm họa mà chính chúng ta, con cháu chúng ta gánh vác. Vì thế việc tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trương xây dựng kinh tế gắn liền với việc phát triển môi trường tự nhiên thân thiện sẽ tạo ra một vị thế khác biệt cho Huế ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Hướng tới phát triển một đô thị xanh, một thành phố Huế thân thiện với môi trường, bảo lưu phát triển những ưu đãi có từ thiên nhiên không những đem lại môi trường sống trong lành cho người dân mà con là sự bảo vệ nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho các nghệ sĩ. Chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các tác giả lớn cùng với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật ở Huế đều mang màu sắc, hương vị và dư âm của cảnh quan, thiên nhiên vùng sông Hương núi Ngự. Cảnh quan, văn hóa Huế đã âm thầm đi vào văn chương của nhà văn Trần Thùy Mai để ta thấy Huế đẹp, buồn và kiêu hãnh. Biết bao đỉnh núi, mái chùa, tường thành đã cấu nên những áng văn chương se sắt lòng người, bao la sầu nhân thế trong văn chương của Trần Thùy Mai. Không gian để thế giới văn chương của Trần Thùy Mai khởi đi cũng chính là sự mê hoặc của biết bao điều huyền bí của quá khứ tiền nhân ẩn mình trong những bờ tường Thành Nội rêu phong, nơi thâm u huyền bí của cả một vùng đất thiêng... Thế giới trong Vịt trời lông tía bay về, Lễ hội ăn mày, Cổ tích làng, Giếng loạn... đầm phá Tam Giang dường như lại là nguồn cảm hứng bất tận trong văn chương của nhà văn Hồng Nhu. Sông nước, thiên nhiên, con người nơi đầm phá là hương vị khiến cho văn chương của Hồng Nhu có sức neo nậu lòng người, đầy tính thơ và dư âm lãng mạn. Sông Hương lại là mạch sống trong tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng hay trong tập truyện ngắn Người Sông Hương của nhà văn Tô Nhuận Vỹ. Thiên nhiên xứ Huế lại là nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Trúc Chỉ của họa sĩ Phan Hải Bằng...

Xu hướng phát triển một thành phố xanh của Thừa Thiên Huế cũng góp phần vào thực hiện những chính sách về môi trường của cả nước. Đứng trước thực trạng ôi nhiễm môi trường, Nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, nhằm giải quyết những vấn nạn về môi trường hiện nay và đáp ứng với công ước quốc tế về môi trường. Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và làm hủy hoại môi trường”. Căn cứ quy định này, Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ IV ngày 17/12/1993 đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường gồm 7 chương với 55 Điều. Vào năm 2012 Thủ tướng Chính phủ cũng đã Quyết định Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như: Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh. Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại...

Như vậy xu hướng phát triển một thành phố Huế xanh - sạch - sáng là một xu thế phù hợp với tầm nhìn chiến lược của quốc gia, phù hợp với xu thế sinh thái của nhân loại. Thành phố Huế tự thân đã có những nét đẹp khác biệt so với các thành phố trong cả nước. Nay, với những chính sách vì môi trường thì chắc chắn rằng trong tương lai Huế sẽ là một thành phố lý tưởng để sống, để yêu thương và cống hiến.

N.A.N  
(SHSDB36/03-2020)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • LÊ VĂN LÂN

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.

  • LTS: Đêm 30/8 vừa qua, tại Huế, Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam tổ chức giới thiệu cuốn sách “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn”, tập 2 do nhà sử học Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi của Huế đã đến dự và phát biểu ý kiến.