Tư duy và Thực tại

14:50 25/02/2013

Tỳ kheo THÍCH CHƠN THIỆN

Theo Spaulding - The “New Rationlism”, New York, Henry Holt and Conpany, 1918, pp. 106 - 107 -, Aristotle nêu lên ba nguyên lý cơ bản của tư duy:

Ảnh: internet

1. Nguyên lý đồng nhất (Principle of Identity): Một vật gọi là (A), thì luôn luôn phải là (A). Nếu tên gọi thay đổi từng lúc thì tư duy không thể vận hành được.

2. Nguyên lý cấm mâu thuẫn (Principle of Non-contradiction): Một vật có thể khi này được gọi là (A) thì có thể gọi là (A) hoặc khác (A). Nếu nó thường được thay đổi tên gọi, thì tư duy con người không thể hoạt động.

3. Nguyên lý triệt tam (Principle of Excluded middle): Một vật có thể khi này được gọi là (A), và khi khác được gọi là (B), nhưng không được vừa (A) vừa (B). Nếu nó là vừa (A) vừa (B) thì tư duy con người cũng không thể vận hành được.

Ba nguyên lý trên được thiết lập để tư duy có thể vận hành. Ba nguyên lý ấy giả định rằng mọi hiện hữu đều có một ngã tính (nature) cố định, bất biến. Trên thực tế, trong thực tại cuộc đời thì mọi hiện hữu đều trôi chảy theo từng sát-na (chớp mắt, tương đương với 1/16 giây) như biện chứng đã nói, như giáo lý nhà Phật đã nói “vô thường” và như Héraclite đã tuyên bố “bạn không thể đặt chân hai lần vào cùng một dòng nước”. Đấy là sự khác biệt giữa tư duy và thực tại. Đấy là một khoảng cách lớn giữa tư duy và thực tại, không bao giờ có thể được lấp đầy. Đấy cũng là sự khác biệt về sự sống với thực tại - như sống với người yêu - và tư duy về thực tại - như nói về người yêu.

Chính tư duy của con người đặt để giá trị cho mọi hiện hữu và sống với giá trị đó, mà không phải sống với các giá trị thật của thực tại. Chính tư duy hữu ngã ấy của con người đi vào đời sống và thiết lập trật tự các sự vật. Nói đến trật tự là nói đến thời gian đường thẳng, có trước có sau và có trước nhất (đầu tiên): đây, tư duy hữu ngã, là tác giả của nguyên nhân đầu tiên của thế giới, vũ trụ. Nó sản sinh ra ý niệm về nguyên nhân đầu tiên. Thực tại thì không có nguyên nhân đầu tiên; nó là hiện hữu của tương quan trùng trùng.

Tư duy là một phần tố của con người, mà không phải con người toàn diện (tư duy, tình cảm, ý chí, trực giác…); nó là một phần tố của sự sống, mà không phải là sự sống thật, sự sống toàn thể. Chính tư duy này thao túng toàn bộ văn hóa con người: nó thiết lập văn hóa hữu ngã, ý niệm hữu ngã, gây ra các mâu thuẫn, đấu tranh, chiến tranh, phá vỡ sự yên bình, thanh bình của thực tại. Đã đến lúc, đầu thế kỷ XXI này, con người cần bình tĩnh xét lại vai trò của tư duy hữu ngã, giá trị của tư duy hữu ngã, mà hướng về một tư duy phản tỉnh (tư duy vô ngã) để hình thành một văn hóa của thực tại như thật. Nếu không thì giữa tư duy (nói về) và thực tại (sống với) bóng tối luôn rơi đầy!

T.C.T  
(SH288/02-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BỬU Ý Tháng 11-1985, Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải thưởng Nobel cho Claude Simon, nhà văn Pháp theo trường phái mệnh danh là tiểu thuyết mới quy tụ những tên tuổi khác như A-lanh Ro-bơ Gri-dê (Alain Robbe-Grillet - người chủ xướng và lập thuyết), Na-ta-li Xa-rốt (Nathalie Sarraute), Mi-sen Buy-to (Michel Butor), Ro-ber Panh-Jê (Robert Pinget) v.v…

  • NGUYỄN VĂN HẠNH …Xa rời cuộc sống, xa rời con người, xa rời chủ nghĩa nhân văn vốn là linh hồn của văn học nghệ thuật trong sáng tạo, nghiên cứu, giảng dạy văn chương là mối lo lớn và là nguyên nhân sâu xa khiến cho văn chương mất sức sống, mất sức hấp dẫn vốn có…

  • LƯỜNG TÚ TUẤN Mỗi ngôn ngữ tự nó là một nghệ thuật diễn đạt của tập thể.                                 (E.Sapir)

  • ROLAND BARTHES Lôgic học dạy chúng ta biết cách phân biệt thích đáng ngôn ngữ-đối tượng với siêu-ngôn ngữ. Ngôn ngữ-đối tượng chính là chất liệu phục tùng sự nghiên cứu lôgic; còn siêu-ngôn ngữ là ngôn ngữ, không tránh khỏi có tính cách nhân tạo, trong đó ta tiến hành sự nghiên cứu này.

  • TRẦN THIỆN KHANH Chúng ta sống trong một thế giới đầy những quy ước. Có quy ước công khai, thành văn; có quy ước ngầm, bất thành văn. Quy ước nhiều và có sức mạnh đến mức chúng ta tưởng chính nó làm ra chúng ta.

  • TRIỀU NGUYÊN 1. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được một số nhà nghiên cứu xếp vào loại truyện ngắn hài hay truyện ngắn trào phúng.

  • - Cứ trừ dần đi dần đi, có thể còn lại là em, ôi Man Nương (Phạm Thị Hoài) - Đi tới tận cùng của cái vô thức, cùng với nhà thơ, hãy tìm thấy lại giấc mơ nguyên thủy (G. Bachelard).

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY 1. “Người trần thuật kiểu tác giả” hay “tình thế trần thuật của tác giả” là một thuật ngữ được đưa ra năm 1955 bởi nhà nghiên cứu văn học người Áo F.K.Stanzel và sau đó được tu chỉnh bởi J.Kristéva, G.Genette và J.Lintvelt.

  • INRASARA Khả năng nhận diện và tâm thế đón nhận cái mới ít liên quan đến thế hệ. Dù thế hệ mới nhờ ưu thế tuổi tác, dễ làm quen với cái mới, cái xa lạ. Dễ làm quen thôi, chứ chưa chắc đã chấp nhận, nhất là với cái mới trong văn chương. Sự thể cả bốn thế hệ người viết nhận định về thơ tân hình thức và sáng tác hậu hiện đại giai đoạn qua, là minh chứng(1).

  • TRẦN XUÂN AN …Ngẩng đầu/Im lặng/Ai hỏi nhà/Tôi chỉ xuống chân…

  • NGUYỄN THI VÂN Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Tagore Trong quá trình tìm kiếm các bản dịch tiếng Hà Lan của đại thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941) trong những năm làm việc tại Hà Lan, nghiên cứu gia Liesbeth Meyer đã phát hiện một số thư trao đổi giữa Tagore với Frederik van Eeden (1860-1932) một trong những người Hà Lan đầu tiên đã giới thiệu thơ Tagore đến với xứ xở hoa tuy líp.

  • PHẠM PHÚ PHONG Đối với sự tồn tại và phát triển của một nền văn học không thể không kể đến đội ngũ những người sáng tác trẻ. Đó là lực lượng sung sức, giàu nhiệt tình và báo hiệu những năng lực mới cần được liên tục bổ sung.

  • AN-ĐRÂY ĐÊ-MEN-CHI-ÉP(Phát biểu của nhà thơ An-đrây Đê-men-chi-ép - Tổng biên tập Tạp chí “Tuổi trẻ” trong cuộc hội thảo về thơ nhân Đại hội các nhà văn trẻ Liên Xô lần thứ VIII.)

  • PHAN TUẤN ANH“Ôi, có lý và phi lý lẫn lộn vào nhau, lý trí trong điên loạn” [6,39].

  • TRẦN THIỆN ĐẠONếu như Viện Hàn lâm Thụy Điển, đầu tháng mười năm ngoái, rốt cuộc đã trao giải Nobel 2010 cho nhà văn Pêru Mario Vargas Llosa hụt biết bao nhiêu lần trước đó(1), thì nay, Viện không còn có thể vớt vát được nữa.

  • PHONG LÊ Trở ngược lại buổi đầu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, ta đều thấy lực lượng viết của văn học “vô sản - cách mạng” - như tên gọi ở giai đoạn hình thành của nó, cơ bản được cấu tạo từ hai nguồn.

  • Lời người dịch: Nhà thơ Slam Lisa Martinovic đồng ý cho chúng tôi chuyển dịch bài viết ngắn này, khởi đầu giới thiệu với bạn đọc một phong trào thơ trình diễn Mỹ. Đây là một phong trào thơ được nhà thơ Marc Smith sáng lập tại Chicago.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần - grand tsunami - vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật.

  • NGUYỄN QUÂNLà một người vẽ mà lại yêu thơ, khi đọc liên tưởng của tôi trước hết là liên tưởng của con mắt. Cái chúng ta quen gọi là hình ảnh, hình tượng thơ … với tôi trước hết là cái có thể nhìn thấy trong đầu, khi đọc thơ.

  • LÊ QUANG THÁIVăn khảo luận ít khi viết năm Mão như văn nói thông thường, chỉ vì chưa định rõ năm nào trong các năm: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão. Cho nên, không thể dịch ra tiếng Anh: “Year of the cat” một cách vô tư lự được. Viết quảng cáo lớn chữ “Xuân Tân Mão, 2011” mà lại dịch một cách tùy tiện như trên hẳn là chưa ổn.