Tỳ kheo THÍCH CHƠN THIỆN
Theo Spaulding - The “New Rationlism”, New York, Henry Holt and Conpany, 1918, pp. 106 - 107 -, Aristotle nêu lên ba nguyên lý cơ bản của tư duy:
Ảnh: internet
1. Nguyên lý đồng nhất (Principle of Identity): Một vật gọi là (A), thì luôn luôn phải là (A). Nếu tên gọi thay đổi từng lúc thì tư duy không thể vận hành được.
2. Nguyên lý cấm mâu thuẫn (Principle of Non-contradiction): Một vật có thể khi này được gọi là (A) thì có thể gọi là (A) hoặc khác (A). Nếu nó thường được thay đổi tên gọi, thì tư duy con người không thể hoạt động.
3. Nguyên lý triệt tam (Principle of Excluded middle): Một vật có thể khi này được gọi là (A), và khi khác được gọi là (B), nhưng không được vừa (A) vừa (B). Nếu nó là vừa (A) vừa (B) thì tư duy con người cũng không thể vận hành được.
Ba nguyên lý trên được thiết lập để tư duy có thể vận hành. Ba nguyên lý ấy giả định rằng mọi hiện hữu đều có một ngã tính (nature) cố định, bất biến. Trên thực tế, trong thực tại cuộc đời thì mọi hiện hữu đều trôi chảy theo từng sát-na (chớp mắt, tương đương với 1/16 giây) như biện chứng đã nói, như giáo lý nhà Phật đã nói “vô thường” và như Héraclite đã tuyên bố “bạn không thể đặt chân hai lần vào cùng một dòng nước”. Đấy là sự khác biệt giữa tư duy và thực tại. Đấy là một khoảng cách lớn giữa tư duy và thực tại, không bao giờ có thể được lấp đầy. Đấy cũng là sự khác biệt về sự sống với thực tại - như sống với người yêu - và tư duy về thực tại - như nói về người yêu.
Chính tư duy của con người đặt để giá trị cho mọi hiện hữu và sống với giá trị đó, mà không phải sống với các giá trị thật của thực tại. Chính tư duy hữu ngã ấy của con người đi vào đời sống và thiết lập trật tự các sự vật. Nói đến trật tự là nói đến thời gian đường thẳng, có trước có sau và có trước nhất (đầu tiên): đây, tư duy hữu ngã, là tác giả của nguyên nhân đầu tiên của thế giới, vũ trụ. Nó sản sinh ra ý niệm về nguyên nhân đầu tiên. Thực tại thì không có nguyên nhân đầu tiên; nó là hiện hữu của tương quan trùng trùng.
Tư duy là một phần tố của con người, mà không phải con người toàn diện (tư duy, tình cảm, ý chí, trực giác…); nó là một phần tố của sự sống, mà không phải là sự sống thật, sự sống toàn thể. Chính tư duy này thao túng toàn bộ văn hóa con người: nó thiết lập văn hóa hữu ngã, ý niệm hữu ngã, gây ra các mâu thuẫn, đấu tranh, chiến tranh, phá vỡ sự yên bình, thanh bình của thực tại. Đã đến lúc, đầu thế kỷ XXI này, con người cần bình tĩnh xét lại vai trò của tư duy hữu ngã, giá trị của tư duy hữu ngã, mà hướng về một tư duy phản tỉnh (tư duy vô ngã) để hình thành một văn hóa của thực tại như thật. Nếu không thì giữa tư duy (nói về) và thực tại (sống với) bóng tối luôn rơi đầy!
T.C.T
(SH288/02-13)
NGUYỄN QUANG HUY
Nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.
(C. G. Jung)
ROLAND BARTHES
(Nguồn: Roland Barthes. Essais critiques. Seuil, 1964, tr. 246-251)
THÁI VŨ
Thiệt tình khi cuốn Những ngày Cần Vương chưa ra mắt bạn đọc, tôi chưa muốn có ý kiến, vì cuốn Huế 1885 chỉ là phần đầu khi phản ánh một giai đoạn lịch sử mất nước do triều Nguyễn gây nên với bao nỗi đắng cay, đau xót của mỗi người dân Việt Nam ta lúc đó, đâu chỉ riêng gì của người dân xứ Huế - Bình Trị Thiên.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác vừa qua đời lúc 10 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 7 năm 2012. Tạp chí Sông Hương vừa nhận được bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến, xin giới thiệu cùng bạn đọc, như một nén nhang tưởng niệm…
Ta sẽ khởi đầu bằng những gì xưa nay vẫn là nổi tiếng nhất của thơ Đinh Hùng, gần như đương nhiên được coi là đặc trưng Đinh Hùng nhất. Để từ đó thấy được nét độc đáo đầu tiên, cũng đồng thời là sự trớ trêu đầu tiên (cạm bẫy đầu tiên; bởi vì thơ Đinh Hùng là thơ của cạm bẫy trùng trùng tiếp nối; thơ ấy rất đáng sợ): nổi bật không hề là đặc trưng.
TÂM VĂN
Hàn Phi tử - Pháp gia thời Chiến quốc viết rằng: “Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân, bất văn hữu dân loạn nhi hữu độc trị chi lại, cố minh chủ trị lại bất trị dân”.
VŨ XUÂN TRIỆU
Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố.
TRẦN ĐỘ
(Trích)
… Bây giờ ta mạnh dạn bước sang bàn một vấn đề còn khó khăn hơn: "Bản sắc dân tộc trong văn hoá Việt Nam là gì?" hay "Bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam là gì?".
INRASARA
(Phê bình phê bình phê bình)
NHẬT CHIÊU
Thơ Haiku của Nhật Bản là một phần tài sản trong kho tàng văn hóa Á Đông vĩ đại và giàu sang. Chúng ta là người thừa tự nền văn hóa ấy nhưng còn chưa khai thác di sản của nó đúng mức như nó xứng đáng. Nhiều thành quả và tinh hoa của nó còn chờ đợi chúng ta.
RAMAN SELDEN
Những nhà văn và độc giả nữ luôn phải làm trái ngược với thói đời. Nhà triết học Aristotle tuyên bố rằng: “Đàn bà là đàn bà bởi một sự thiếu thốn nhất định về những phẩm chất”, và Thánh Thomas Aquinas tin rằng “phụ nữ là một người đàn ông không hoàn hảo”.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Tiểu thuyết ngày nay đang đi tìm những câu trả lời cho những vấn đề chưa được giải quyết của thực tại, nhưng bản thân sự tìm kiếm tinh thần trong tiểu thuyết trước hết phụ thuộc vào chiều sâu của sự nhận thức các vấn đề đó, vào sự tỉnh táo của người nghệ sĩ khi đứng đối mặt với những mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực.
LGT: Phong trào đô thị là một mũi giáp công chiến lược không thể tách rời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ Hiệp định Genève ký kết (20 - 7 - 1954). Sẽ không có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nếu không có một công trình nghiên cứu nghiêm túc về phong trào đấu tranh chống Mỹ tại các đô thị miền Nam nói chung, tại Huế – miền Trung nói riêng.
ĐỖ QUYÊN
INRASARA
1. Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Một hiện thực lồ lộ trước mắt ta, bên cạnh ta, ngay trong nhà và ở chính bản thân ta, dù ta là công dân ở đất nước tiên tiến hay dù ta chỉ là một thành phần thuộc sắc dân thiểu số cư trú vùng sâu vùng xa trong một đất nước đang phát triển chưa qua giai đoạn hiện đại hóa.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Sau này lúc về già, Nguyễn Trãi đã có lần nhắc lại hoài bão lập chí thời trẻ của mình bằng một hình tượng đẹp lạ lùng, "nhìn ánh sáng, muốn học chim phượng ca hát mặt trời lên" (Lãm huy nghi học minh dương phượng).
VIỄN PHƯƠNGKhi văn chương tham dự vào những mê lộ mới, mê lộ của nhận thức luận phức hợp hôm nay, khi nhà văn không còn hứng thú trong việc lục lọc, săm soi lại các bảng giá trị trong truyền thống thì tất yếu văn chương sẽ bước vào những cuộc chơi mới.
TRẦN THIỆN ĐẠO Trước khi bàn tới nội dung và hình thức thiên truyện L’Art français de la guerre (Binh pháp của nước Pháp - Nxb Gallimard) của Alexis Jenni vừa trúng giải Goncourt 2011, cũng nên nhắc qua mấy điều nổi bật chẳng dính dáng gì với chất lượng tự tại của tác phẩm. Mà chỉ đơn thuần với tựa đề cuốn sách và tác giả của nó.