Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Được thành lập vào ngày 10/6/1982 với tên gọi ban đầu là Công ty Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Huế - đơn vị quản lý toàn diện quần thể di tích cố đô, đến năm 1992 Công ty được đổi tên thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị quản lý các di sản văn hóa Huế, đó một phức hệ bao gồm cả quần thể di tích cố đô đồ sộ với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, đài tạ, chùa quán, cầu cống, phủ đệ; hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trức dân gian; các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú; các giá trị cảnh quan môi trường độc đáo.
![]() |
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đọc diễn văn kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm |
Phát biểu tại buổi lễ, nhìn lại chặng đường 30 năm qua với công tác bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; đối ngoại, hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; tuyên truyền quảng bá và công tác phát huy giá trị di sản... ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nhấn mạnh: “...Với những thành tựu to lớn đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực trên, những người tham gia công tác bảo tồn đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý. Trên bình diện quốc tế, Huế được UNESCO chính thức công nhận đã vượt qua “giai đoạn cứu nguy khẩn cấp” để bước vào “thời kỳ ổn định và phát triển”. Năm 2003, UNESCO công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là “Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Và liên tục từ năm 2004 đến nay, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đều có thông điệp ca ngợi những thành tựu xuất sắc trên phương diện trùng tu di tích, bảo tồn di sản của Huế.”
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trưởng thành vượt bậc, trở thành đơn vị bảo tồn di sản hàng đầu của Việt Nam. Trung tâm đã đạt được những kết quả quan trọng: Hơn 100 công trình di tích được trùng tu, tôn tạo; Nhiều bộ hồ sơ khoa học về di sản phi vật thể được xây dựng, lưu trữ và phát huy giá trị; hệ thống cơ sở hạ tầng trong di tích được tăng cường, không gian hoang phế được thu hẹp; giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng; nhiều cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế về bảo tồn Tuồng Cung đình, Nhã nhạc, Di sản văn hoá Hán Nôm, về phát triển du lịch bền vững ở Thừa Thiên Huế đã được tổ chức; công tác đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy được chú trọng...
![]() |
Dịp này, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bức trướng mang dòng chữ “Năng động, sáng tạo, đổi mới, phát triển” (ảnh).
![]() |
PV
Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.
Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
(SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến năm 2020 du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.
Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.
Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt
(SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.
(SHO) - Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013
Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của 8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".
(SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…
Đó là kiến nghị của lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.
Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.
(SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.
(SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.