Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Được thành lập vào ngày 10/6/1982 với tên gọi ban đầu là Công ty Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Huế - đơn vị quản lý toàn diện quần thể di tích cố đô, đến năm 1992 Công ty được đổi tên thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị quản lý các di sản văn hóa Huế, đó một phức hệ bao gồm cả quần thể di tích cố đô đồ sộ với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, đài tạ, chùa quán, cầu cống, phủ đệ; hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trức dân gian; các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú; các giá trị cảnh quan môi trường độc đáo.
![]() |
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đọc diễn văn kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm |
Phát biểu tại buổi lễ, nhìn lại chặng đường 30 năm qua với công tác bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; đối ngoại, hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; tuyên truyền quảng bá và công tác phát huy giá trị di sản... ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nhấn mạnh: “...Với những thành tựu to lớn đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực trên, những người tham gia công tác bảo tồn đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý. Trên bình diện quốc tế, Huế được UNESCO chính thức công nhận đã vượt qua “giai đoạn cứu nguy khẩn cấp” để bước vào “thời kỳ ổn định và phát triển”. Năm 2003, UNESCO công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là “Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Và liên tục từ năm 2004 đến nay, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đều có thông điệp ca ngợi những thành tựu xuất sắc trên phương diện trùng tu di tích, bảo tồn di sản của Huế.”
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trưởng thành vượt bậc, trở thành đơn vị bảo tồn di sản hàng đầu của Việt Nam. Trung tâm đã đạt được những kết quả quan trọng: Hơn 100 công trình di tích được trùng tu, tôn tạo; Nhiều bộ hồ sơ khoa học về di sản phi vật thể được xây dựng, lưu trữ và phát huy giá trị; hệ thống cơ sở hạ tầng trong di tích được tăng cường, không gian hoang phế được thu hẹp; giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng; nhiều cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế về bảo tồn Tuồng Cung đình, Nhã nhạc, Di sản văn hoá Hán Nôm, về phát triển du lịch bền vững ở Thừa Thiên Huế đã được tổ chức; công tác đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy được chú trọng...
![]() |
Dịp này, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bức trướng mang dòng chữ “Năng động, sáng tạo, đổi mới, phát triển” (ảnh).
![]() |
PV
Một trong những kiến trúc đặc trưng của Huế là nhà vườn. Hai khu vực có nhiều nhà vườn nhất là Vĩ Dạ và Kim Long. Vĩ Dạ, cái chốn nửa thôn quê, nửa thị thành mà ai cũng biết ấy xuất hiện trong một kiệt tác của Hàn Mặc Tử.
Sáng ngày 26/10, đồng chí Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có buổi tiếp xã giao Đoàn Chính phủ Hoàng gia Thái Lan do ngài Prachuab Chaiyasan - nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Chủ tịch đương nhiệm Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan làm Trưởng Đoàn.
Ngày 24/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức công bố quy hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển của tỉnh đến năm 2025.
(SHO) - Nhằm mục đích tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Tỉnh ủy TT- Huế tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Chí Thanh” tại tỉnh TT- Huế vào ngày 31/12/2013.
(SHO) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá huyện Quảng Điền.
Điện Hòn Chén nằm trên vực nước sâu nhất của dòng sông Hương, ở một vị trí khá đặc biệt về địa cuộc phong thủy, nơi tương truyền có một nữ thần hiển linh thường hiện về đó hằng năm khi mùa thu tới…
Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh “ Giao cảm” của nữ họa sĩ Đặng Thị Thu An, giảng viên Khoa Sư phạm Mỹ thuật - Trường Đại học Nghệ thuật Huế vào sáng nay, ngày 19/10/2013.
(SHO) - Tối ngày 17/10/2013, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm của các nhà thơ nữ: Thúy Nga, Từ Nguyễn và Lưu Ly. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế không chỉ có hình mẫu kiến trúc nhà vườn. Những ngôi nhà kiểu Pháp trên dưới một trăm năm tuổi cũng tạo cho Huế một vẻ đẹp sang trọng, cổ điển Tây phương. Trải qua thời gian dâu bể, thiên tai dồn dập, đến nay chúng vẫn giữ được các giá trị văn hóa - lịch sử quý báu...
(SHO) - Vừa qua, tại công viên Nguyễn Chí Thanh, đã diễn ra các hoạt động nhân Kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phát động đợt thi đua cao điểm hướng đến Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
SHO - Vào chiều 14/10, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã diến ra buổi khai mạc triển lãm tranh "Bóng xưa và sắc hoa" của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.
Ở tuổi 92, cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ vẫn còn khá minh mẫn, mắt sáng, tai tinh, giọng nói nhẹ nhàng đúng chất của con nhà dòng dõi. Cụ chính là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm - Hoàng tử thứ 57 của vua Minh Mạng (triều đình nhà Nguyễn).
Tôi là một trong những người có may mắn và cơ duyên từng được trực tiếp giới thiệu cho Đại tướng xem phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên-Huế 1954 - 1975” cũng như nhận được những lời góp ý giá trị cách đây 18 năm – tháng 5/1995.
Tự truyện của một cậu bé chăn trâu nay trở thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia - “Gian truân chỉ là thử thách” (NXB Thuận Hóa và First News hợp tác ấn hành) vừa được ra mắt bạn đọc.
Chiều 9-10, Tổng cục Chính trị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi đã sớm chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình. Ông kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp và chịu nhiều khổ ải trong suốt cuộc đời. Gắn liền với vị vua yêu nước này còn là câu chuyện chưa có lời giải về một kho báu bí ẩn.
(SHO) - Hiên nay, hàng trăm hộ dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vẫn chưa có đất sản xuất sau khi nhường hàng ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và đất vườn, nhà ở cho dự án hồ Tả Trạch để chuyển về sống tại các khu tái định cư.
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.