Ảnh: sachxua.net
Ngẫm cho kỹ, ai trong chúng ta mà không phảng phất trong hồn mình, cả "chút máu giang hồ của tuổi trẻ" lẫn "một đứa bé ham truyện cổ tích" như chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng viết về mình như thế. Cái rạo rực của thuở ấy thèm đi đã làm ta say mê ruổi rong, lên Côn Sơn "nhìn cho đã thèm một màu trời xanh" hay ngao du nơi góc biển chân trời nào đó. Say mê trở ngược thời gian, ta náo nức trở về trong nỗi niềm nhớ nhung thơ dại, để được sống lại, cùng tác giả, những tháng năm "sống say mê và âm ỉ mộng đầy trời". Ra đi cũng là để trở về, trở về với những tháng năm, những không gian, những con người đẹp như giấc mơ mà phải đâu chỉ là ảo ảnh. Trả nợ chữ nghĩa cho cuộc đời bằng công việc viết báo, còn lại trong văn chương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành lại "một nỗi hoài niệm âu yếm dành cho cái thiên đường kia, thế giới tuổi dại" (Lý chuồn chuồn), " Ngọn núi ảo ảnh" tập hợp 14 bút ký được viết trong suốt 4 - 5 năm trở lại đây, 4 - 5 năm đi về trong cõi nhớ. Chắt chiu từ những con chuồn chuồn óng ả, con ve sầu chịu giam hãm mười tám năm trong lòng đất để đổi lấy một mùa hè ca hát tự do trong nắng (Lý chuồn chuồn), qua tuổi sinh viên thơ ngây và tình ái đam mê (Tuyệt tình cốc), đến những tháng năm sau Mậu Thânvới kỷ niệm quấn quít của hoa ngàn gió núi (Như góc biển chân trời), cả về những bè bạn "góp lửa soi chung một quãng đường":Ngô Kha, Đinh Cường, Lê Bá Đảng, Bùi Giáng... "Ngọn núi ảo ảnh" đánh động trong người đọc, không phải bằng chính luận, tính thời sự vốn có của thể ký và đã có trong ký của Hoàng PhủNgọc Tường mà ta đã gặp trong "Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu", "Rất nhiều ánh lửa"...; "Ngọn núi ảo ảnh" có cái thời sự của tâm hồn, hay đúng hơn là cái thường trực trong nỗi ám ảnh hằn sâu vào mỗi con người: chốn quê nhà muôn đời của những mặc cảm lưu lạc. "Tôi có một thiên đường đã mất, phía bên ngoài cửa sổ, bên kia những hàng cây và những mái nhà...", thiên đường ấy ai mà không mang theo bên mình trong suốt cuộc hành trình. Trong cuộc hành trình quay quắt tìm về nơi cũ, người dẫn đường cho chúng ta, Hoàng Phủ Ngọc Tường, vừa như một kẻ mơ hoa mà lạc lối lại cứ luôn luôn nhắc nhở chúng ta về sự chóng qua, vô thường để rồi neo lại vào lòng người bằng sợi tơ mỏng mảnh của cái đẹp quá khứ. Ngòi bút của nhà văn đẫm đầy một chất thơ, chất trữ tình sâu lắng làm cho bài bút ký như trở thành một essay (tiểu luận) với những trang văn sâu sắc triết luận, miêu tả nghệ thuật tinh thế, một lượng tri thức, liên tưởng và những kiến văn phong phú. Thiết tưởng, nếu không phải ở một "người yêu nước Hoàng Phủ Ngọc Tường" như Nguyễn Tuân từng gọi, không ở một cuộc đời đi qua cuộc chiến dữ dội, ắp đầy kỷ niệm thì không thể và không có những sự thụ cảm tinh thế và sâu sắc đó. Theo con mắt thẫm đời của tác giả, ta lang thang qua những mùa xuân thay áo trên cây và xứ Huế, những mùa trái chín thuở cuối hạ với cây lá tơi và cô gái Huế "đẹp như thiếu nữ trong tranh Modigliari",... Từ đó, ta sống trong cảm xúc thực qua một cái tôi xuất hiện mạnh dạn và bắt mạch vào tận sâu của đời sống. Qua các cảm xúc run rẩy, xao động của cái Tôi trữ tình đó, ta nhận ra những mạch nhịp dù trầm lắng hay mạnh mẽ của đời sống được thu nhận qua một quảng lùi dài bằng thời gian và ký ức. Mạch nhịp ấy, chính là phong cách ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, là nhịp mạnh của nhà văn, là con đường "tố ti (tơ trắng) để đi suốt cuộc đời không ân hận, nói kiểu của Dịch. Hành trang của Hoàng Phủ Ngọc Tường nặng một chữ Hoài. Một chữ Hoài là đủ để Hoàng Phủ Ngọc Tường có một chữ ký gọi là "Tôi đã ghé qua đây". Chữ Hoài thấm đẫm trên từng trang "Ngọn núi ảo ảnh". Tôi gọi đó là không gian Hoàng Phủ Ngọc Tường. L.V.T (136/06-00) -------------------------------------------- (*) Tất cả những in nghiêng trong bài đều rút từ "Ngọn núi ảo ảnh"- |
(Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.
Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.
(Đọc tập thơ “Thế giới và tôi” của Ngô Tự Lập)Tôi kém Ngô Tự Lập hơn chục tuổi nhưng không “trẻ” hơn anh. Tuổi trẻ làm ta cao ngất lên, tuổi già đôi khi cũng vậy. Nhưng cao ngất lên ta thấy gì nào?
“Tết không vào nhà tôi”(*)nghĩa là tết không vào nhà Phùng QuánCâu thơ tâm trạngVấn nạn một đời
Nhà thơ Phùng Quán trọn cuộc đời (1932 - 1995) là một chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn xông xáo và nhiệt huyết.
Đầu những năm 61, Phùng Quán về lao động tại nông trường Thắng Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Quán ở đội 6 khai hoang, tôi ở đội canh nông Ngọc Ách từ trước.
Chỉ trong vòng 63 năm từ 1930 đến 1993, văn học Mỹ đã vinh dự nhận được 11 giải Nobel. Đây là một thành tựu vượt bậc đáng tự hào mà không phải bất cứ một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đóng góp vào ánh hào quang ấy có John Steinbeck - nhà văn lớn của văn học hiện thực Mỹ.
(Đọc “Thơ Trần Quốc Thực” – Nxb HNV 2007)Giữa rất nhiều giọng thơ khoa trương, khoe mẽ hôm nay, Trần Quốc Thực là một giọng thơ lặng lẽ đầy bản sắc. Sự ngại giao tiếp, sự âm thầm dâng hiến cho thơ của Trần Quốc Thực đã khiến cho nhiều người không biết đến thơ anh.
Văn học huyền ảo ra đời mang lại một thành tựu của phương pháp sáng tác. Một bước chuyển tiếp sau hàng thế kỉ từ cổ điển, lãng mạn, rồi hiện thực.
(Đọc lại "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa)Tôi đã viết vài dòng góp ý chân tình sau khi đọc lướt cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa. Nếu Khoa thực sự hiểu được vấn đề cũng như dư luận đánh giá đúng cuốn sách thì tôi không đọc lại và cũng không viết nữa làm gì.
Nếu ai đã được say, đã được bay cùng vầng trăng trong thơ Lý Bạch, thì sẽ không khỏi chạnh lòng khi đọc những vần thơ trăng của Đặng Huy Trứ. Đặng Huy Trứ có yêu trăng không ?Rất yêu. Yêu rất nhiều...
Phùng Quán ơi ! Bây giờ trước cái chòi ngóng sóng ở mé Hồ Tây nhà anh, quán nhậu mọc lên nghi ngút, che khuất những bầy sâm cầm đương hạ cánh xuống hoàng hôn. Cái nhìn của anh cũng đói, nhưng ở thế giới bên kia anh đâu có ngán :"Trong trăm nghìn nỗi đói/tôi nếm trải cả rồi/tôi chỉ kinh khiếp nhất/ là nỗi đói tình người
Những câu thơ này ở trong bài Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi. Lịch sử đất nước, qua con mắt thơ Lưu Quang Vũ, bao trùm là gió và tình yêu. Cũng có thể mượn câu này để nói về đời và thơ của chính anh. Điều anh ước đã làm những trang thơ anh có rất nhiều gió.
Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KXO6 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm. Văn hóa chính trị truyền thống Việt là một đề tài quan trọng của công trình.
NGUYỄN THỤY KHA(Đọc “Gửi VB” thơ của Phan Thị Vàng Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2006)Có một thời, người ta giấu kín nỗi cô đơn như một khuyết tật của mình để được hoà nhập vào đám đông ồn ào, hơn hớn lên đường, để được hy sinh và dâng hiến vô danh. Nhưng đã là khuyết tật thì có giấu mãi cũng đến lúc phải lộ ra, nữa là nỗi cô đơn không thể thiếu ở mỗi kiếp người. Mãi đến thời thanh bình, nỗi cô đơn của thân phận dần dà mới được nói ra.
Hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng nguyên ủy viên thường vụ Hội LH.VHNT TT.Huế, nguyên chủ tịch Hội Mỹ thuật TT.Huế, nguyên giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế v.v... đã từ trần ngày 26 tháng 10 năm 2006, hưởng thọ 75 tuổi.Thương tiếc người hoạ sỹ tài danh xứ Huế, Sông Hương xin đăng bài viết của nhà thơ Võ Quê và xin được coi đây như một nén hương tưởng niệm
Ai cũng biết, anh là tác giả của các tập thơ và trường ca Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím...với những thao thiết của dã quỳ vàng, của thông xanh, xoan tím, phượng hồng, những gió và nắng, những bùn lầy và cát bụi, những cần rượu và cồng chiêng