LƯU TRỌNG VĂN
(thực hiện)
Ông Hà Văn Lâu và Tổng thư ký LHQ Cuellar
Lưu Trọng Văn (L.T.V):
Nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, chuyên viên kinh tế, hay một công dân, hay một người Huế yêu Huế, ông thích nói chuyện với cương vị nào?
Hà Văn Lâu (H.V.L):
Nói chuyện về Huế, về quê hương, thân tình hơn, thích thú hơn.
L.T.V:
Ông thích được tôi hỏi ông câu đầu tiên là câu gì?
H.V.L:
Theo đề nghị của ông tổng giám đốc UNESCO, UNESCO đã ra nghị quyết ủng hộ 4,5 triệu đô la Mỹ để khôi phục lại các công trình lịch sử của cố đô Huế đã bị tàn phá bởi nhiều cuộc chiến tranh. Nhưng tiếc rằng hồi đó do chiến tranh biên giới tây-nam, do Mỹ và các nước phương Tây bao vây kinh tế Việt Nam, không chịu góp tiền để UNESCO thực hiện nghị quyết của mình. Đến bây giờ nghị quyết đó vẫn còn giá trị. Bao giờ UNESCO sẽ thực hiện nghị quyết của mình?
L.T.V:
Ông sinh ra và lớn lên ở ngã ba Sình... nơi có câu ca:
"Đò về Đông Ba đò qua Đập Đá
đò xuôi Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình”,
từ ngã ba Sình bên dòng Hương ấy ông làm cách mạng, rồi năm 1947 cùng các chiến sĩ trong đoàn Cao Vân ông xa Huế lên chiến khu, đúng 30 năm sau ông trở lại...
H.V.L:
Ngã ba Sình trước rất tấp nập xuồng ghe chèo từ cửa Thuận lên buôn bán cá. Sau này xuồng ghe được gắn máy, người ta đi thẳng tới chợ Đông Ba, ngã ba Sình không ai ghé nữa, tiêu điều, xơ xác.
L.T.V:
30 năm sau trở lại, ông thấy dòng Hương vẫn trong vắt?
H.V.L:
Vẫn trong vắt, thấy cả rong.
L.T.V:
Còn đẹp không?
H.V.L:
Trời lặng gió sông Hương như một tấm gương.
L.T.V:
Một vẻ đẹp buồn buồn?
H.V.L:
Buồn hay không là do mình, mình buồn thì thấy cảnh buồn.
L.T.V:
Trong vắt đồng nghĩa với sự nghèo?
H.V.L:
Nước lũ về, phù sa thiếu gì.
L.T.V:
Sông Hương... với ông đó là hương gì?
H.V.L:
Hương sen.
L.T.V:
Tại sao?
H.V.L:
"Trong bùn gì đẹp bằng sen". Nhưng sự thật, Huế không đẹp như trước vì đôi bờ dòng Hương bị trụi cây, nhà cửa xây cất lộn xộn.
L.T.V:
Cầu Tràng Tiền gãy nhịp có làm thốn con mắt của ông không? Theo tôi được biết 11 giờ đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946 với tư cách Trung đoàn trưởng trung đoàn Cao Vân chiến đấu ở Huế, ông đã trực tiếp ra lệnh cho đội công binh do một anh tên là Vừa chỉ huy, châm ngòi 500 kg thuốc nổ phá cầu Tràng Tiền.
H.V.L:
Chúng tôi phải phá cầu ngăn quân Pháp ở bờ Nam sông Hương lại để bảo vệ nhân dân và lực lượng của ta.
L.T.V:
Với con mắt khoa học quân sự hôm nay ông vẫn thấy biện pháp đó là cần thiết?
H.V.L:
Không có cách khác. Năm 1984 - 1988 là đại sứ của ta ở Pháp, tôi đã lục tài liệu hồ sơ về cầu Tràng Tiền ở Bộ Giao thông công chánh Pháp, sau hai năm tôi mới tìm thấy. Tôi vận động những Việt kiều yêu Huế, và cả chính phủ Pháp giúp Huế khôi phục lại cầu Tràng Tiền như xưa.
L.T.V:
Đến bây giờ cây cầu ấy vẫn gãy nhịp.
H.V.L:
Tiền quyên góp không thể đủ, bởi chi phí khôi phục cầu tốn kém hàng chục triệu frăng, phải cần có sự hỗ trợ của chính phủ Pháp...
L.T.V:
Xin được hỏi ông lan man một chút, ông thích nhất lăng nào ở Huế?
H.V.L:
Minh Mạng.
L.T.V:
Vì sao?
H.V.L:
Đơn sơ mà trang nghiêm, một quần thể thiên nhiên hài hòa, dân tộc, độc đáo. Sau lăng Minh Mạng tôi thích lăng Tự Đức. Này anh bạn trẻ, núi Ngự Bình của Huế mình ngày xưa đẹp lắm, bây giờ trụi lủi hết...
L.T.V:
Đi rất nhiều nơi, nhiều nước, ông có thường xuyên gặp người gốc Huế?
H.V.L:
Người Huế tha phương nhiều.
L.T.V:
Đa số họ là trí thức?
H.V.L:
Trí thức tài giỏi nắm nhiều ngành, nhiều nghề, có người thuộc hoàng phái, có người ngoài hoàng phái.
L.T.V:
Còn chính tại Huế, thì trí thức có phần trụi lủi như cây trên núi Ngự kia, ông có nghĩ đến sự trở về của chất xám?
H.V.L:
Nhiều người về chơi rồi lại đi.
L.T.V:
Vì sao, thưa ông?
H.V.L:
Đất nước cần nhân tài. Bác Hồ sang Pháp trực tiếp mời trí thức trở về trong đó có Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước v.v...
L.T.V:
Bây giờ lại có một dòng chảy ngược...
H.V.L:
Ta chưa có đường lối thật cụ thể rõ ràng khuyến khích chất xám trở về, mặc dù lác đác trong các nghị quyết cũng có nói đôi câu.
L.T.V:
Nhưng Tổ quốc là mẹ.
H.V.L:
Đúng, mọi người con phải có nghĩa vụ với Tổ quốc của mình.
L.T.V:
Ở đây không chỉ có vấn đề chất xám vượt biển, vượt biên, ta đang nói về Huế, ông có thấy rằng rất nhiều trí thức Huế lang bạt vào Đà Nẵng, vào thành phố Hồ Chí Minh?
H.V.L:
Bởi có sự chênh lệch...
L.T.V:
Sao nét mặt ông có vẻ buồn vậy?
H.V.L:
Tự dưng tôi nhớ hồi 1947, bộ đội rời Huế lên chiến khu, khổ sở không tưởng tượng nổi, một viên ký ninh chia cho 5 người uống, chăn mền không có phải quấn bao bố, đói, ăn ngô, sắn thay cơm. Tôi còn nhớ bộ đội đi tác chiến qua bà Quế ở chiến khu nếu thắng bà cho mỗi anh một miếng đường đen bằng ngón tay út...
L.T.V:
Xin hỏi ông câu cuối cùng, người ta thường đùa. Vì do ông tên "Lâu" nên phải quá lâu làm đại tá?
H.V.L: (cười)
Hồi 1954, hội nghị Giơ ne vơ tôi được phong "đại tá" trong lúc bộ đội ta chưa có quân hàm. Phải phong vậy bởi đại diện quân Pháp đề hội đàm là đại tá... Thế rồi từ đó tôi chuyên làm ngoại giao... Mà ở ngạch ngoại giao này cán bộ quân sự chỉ cần ở cấp đại tá là cao nhất... Cho nên hơn 20 năm tôi cứ mang lon... đại tá.
TP. Hồ Chí Minh - Tháng 3 /1991.
(TCSH46/04-1991)
TRẦN NGUYÊN
Rong ruổi trên những con đường xứ Huế thật chậm mới nhận ra màu xanh như rêu trên vách thành xưa ảo huyền.
ĐẶNG YÊN
Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển ổn định về kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa, di sản, là một trong những trung tâm về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Sinh thời, vua Tự Đức từng có đôi câu thơ ca ngợi truyền thống học tập, khoa bảng của hai dòng họ lớn ở Huế: “Nhất Thân, nhì Hà, thiên hạ vô gia/ Nhất Hà, nhì Thân, thiên hạ vô dân”.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Trong thời kỳ đen tối của những năm 1925 - 1927, tại thành phố Huế, bắt đầu có những biến động lớn về chính trị. Các phong trào yêu nước và đòi dân chủ dân sinh đang có sự thay đổi về chất.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
PHAN THUẬN THẢO
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lễ tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn. Trong phân cấp hoạt động tế tự, tế Giao được liệt vào hàng đại tự, do triều đình đứng ra tổ chức.
PHẠM HỮU THU
Ngồi trong ngôi nhà Gươl ở huyện Nam Đông, tôi thật sự phấn khích khi được những cô gái Cơ Tu, dịu dàng trong bộ thổ cẩm mời thưởng thức những món ngon được chế biến từ “cây nhà lá vườn” hay sản vật của núi rừng Thừa Thiên Huế.
VÕ TRIỀU SƠN
Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11/2019, nhiều cuộc họp quan trọng liên quan đến vấn đề phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai đã được xúc tiến.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Khi mãn tang mẹ, Tùng quốc công Miên Thẩm rời lều tranh bên mộ của bà Thục Tần, về phủ của ông ở bờ bắc sông Lợi Nông, đổi Tiêu viên thành nhà thờ bà Thục Tần, biến Ký thưởng viên thành nơi Đức Thầy Tùng Thiện đào tạo học trò…
VÕ VINH QUANG
Hoàng Trung Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là một danh nhân văn hóa xứ Huế thế kỷ XIX. Tổ quán họ Đặng tương truyền ở làng Hà Trung (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang), rồi dời lên Kinh thành, sau lại về làng Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền).
GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
(Hòa Thượng Thích Thiện Siêu(*) trả lời phỏng vấn của Người Sông Hương)
NGUYỄN THẾ
Làng Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xứ đạo hình thành từ thế XIX.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Hệ thống kiến trúc cung đình Huế là những điển hình cho trình độ kỹ thuật xây dựng cũng như trình độ thẩm mỹ của Việt Nam vào thế kỷ XIX.
TRẦN HOÀNG PHI
Không gian ký ức Lê Bá Đảng (Le Ba Dang memory space) ở thôn núi Kim Sơn (Huế), là không gian nghệ thuật với kiến trúc vào loại đẹp nhất ở Việt Nam giữa bốn bề núi rừng với ba màu chủ đạo đen, xám, trắng.
NGUYỄN LÃM THẮNG
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Chính sử triều Nguyễn chép mộ vua Quang Trung được táng ở vùng Nam sông Hương và đã bị quật phá.