LƯU TRỌNG VĂN
(thực hiện)
Ông Hà Văn Lâu và Tổng thư ký LHQ Cuellar
Lưu Trọng Văn (L.T.V):
Nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, chuyên viên kinh tế, hay một công dân, hay một người Huế yêu Huế, ông thích nói chuyện với cương vị nào?
Hà Văn Lâu (H.V.L):
Nói chuyện về Huế, về quê hương, thân tình hơn, thích thú hơn.
L.T.V:
Ông thích được tôi hỏi ông câu đầu tiên là câu gì?
H.V.L:
Theo đề nghị của ông tổng giám đốc UNESCO, UNESCO đã ra nghị quyết ủng hộ 4,5 triệu đô la Mỹ để khôi phục lại các công trình lịch sử của cố đô Huế đã bị tàn phá bởi nhiều cuộc chiến tranh. Nhưng tiếc rằng hồi đó do chiến tranh biên giới tây-nam, do Mỹ và các nước phương Tây bao vây kinh tế Việt Nam, không chịu góp tiền để UNESCO thực hiện nghị quyết của mình. Đến bây giờ nghị quyết đó vẫn còn giá trị. Bao giờ UNESCO sẽ thực hiện nghị quyết của mình?
L.T.V:
Ông sinh ra và lớn lên ở ngã ba Sình... nơi có câu ca:
"Đò về Đông Ba đò qua Đập Đá
đò xuôi Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình”,
từ ngã ba Sình bên dòng Hương ấy ông làm cách mạng, rồi năm 1947 cùng các chiến sĩ trong đoàn Cao Vân ông xa Huế lên chiến khu, đúng 30 năm sau ông trở lại...
H.V.L:
Ngã ba Sình trước rất tấp nập xuồng ghe chèo từ cửa Thuận lên buôn bán cá. Sau này xuồng ghe được gắn máy, người ta đi thẳng tới chợ Đông Ba, ngã ba Sình không ai ghé nữa, tiêu điều, xơ xác.
L.T.V:
30 năm sau trở lại, ông thấy dòng Hương vẫn trong vắt?
H.V.L:
Vẫn trong vắt, thấy cả rong.
L.T.V:
Còn đẹp không?
H.V.L:
Trời lặng gió sông Hương như một tấm gương.
L.T.V:
Một vẻ đẹp buồn buồn?
H.V.L:
Buồn hay không là do mình, mình buồn thì thấy cảnh buồn.
L.T.V:
Trong vắt đồng nghĩa với sự nghèo?
H.V.L:
Nước lũ về, phù sa thiếu gì.
L.T.V:
Sông Hương... với ông đó là hương gì?
H.V.L:
Hương sen.
L.T.V:
Tại sao?
H.V.L:
"Trong bùn gì đẹp bằng sen". Nhưng sự thật, Huế không đẹp như trước vì đôi bờ dòng Hương bị trụi cây, nhà cửa xây cất lộn xộn.
L.T.V:
Cầu Tràng Tiền gãy nhịp có làm thốn con mắt của ông không? Theo tôi được biết 11 giờ đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946 với tư cách Trung đoàn trưởng trung đoàn Cao Vân chiến đấu ở Huế, ông đã trực tiếp ra lệnh cho đội công binh do một anh tên là Vừa chỉ huy, châm ngòi 500 kg thuốc nổ phá cầu Tràng Tiền.
H.V.L:
Chúng tôi phải phá cầu ngăn quân Pháp ở bờ Nam sông Hương lại để bảo vệ nhân dân và lực lượng của ta.
L.T.V:
Với con mắt khoa học quân sự hôm nay ông vẫn thấy biện pháp đó là cần thiết?
H.V.L:
Không có cách khác. Năm 1984 - 1988 là đại sứ của ta ở Pháp, tôi đã lục tài liệu hồ sơ về cầu Tràng Tiền ở Bộ Giao thông công chánh Pháp, sau hai năm tôi mới tìm thấy. Tôi vận động những Việt kiều yêu Huế, và cả chính phủ Pháp giúp Huế khôi phục lại cầu Tràng Tiền như xưa.
L.T.V:
Đến bây giờ cây cầu ấy vẫn gãy nhịp.
H.V.L:
Tiền quyên góp không thể đủ, bởi chi phí khôi phục cầu tốn kém hàng chục triệu frăng, phải cần có sự hỗ trợ của chính phủ Pháp...
L.T.V:
Xin được hỏi ông lan man một chút, ông thích nhất lăng nào ở Huế?
H.V.L:
Minh Mạng.
L.T.V:
Vì sao?
H.V.L:
Đơn sơ mà trang nghiêm, một quần thể thiên nhiên hài hòa, dân tộc, độc đáo. Sau lăng Minh Mạng tôi thích lăng Tự Đức. Này anh bạn trẻ, núi Ngự Bình của Huế mình ngày xưa đẹp lắm, bây giờ trụi lủi hết...
L.T.V:
Đi rất nhiều nơi, nhiều nước, ông có thường xuyên gặp người gốc Huế?
H.V.L:
Người Huế tha phương nhiều.
L.T.V:
Đa số họ là trí thức?
H.V.L:
Trí thức tài giỏi nắm nhiều ngành, nhiều nghề, có người thuộc hoàng phái, có người ngoài hoàng phái.
L.T.V:
Còn chính tại Huế, thì trí thức có phần trụi lủi như cây trên núi Ngự kia, ông có nghĩ đến sự trở về của chất xám?
H.V.L:
Nhiều người về chơi rồi lại đi.
L.T.V:
Vì sao, thưa ông?
H.V.L:
Đất nước cần nhân tài. Bác Hồ sang Pháp trực tiếp mời trí thức trở về trong đó có Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước v.v...
L.T.V:
Bây giờ lại có một dòng chảy ngược...
H.V.L:
Ta chưa có đường lối thật cụ thể rõ ràng khuyến khích chất xám trở về, mặc dù lác đác trong các nghị quyết cũng có nói đôi câu.
L.T.V:
Nhưng Tổ quốc là mẹ.
H.V.L:
Đúng, mọi người con phải có nghĩa vụ với Tổ quốc của mình.
L.T.V:
Ở đây không chỉ có vấn đề chất xám vượt biển, vượt biên, ta đang nói về Huế, ông có thấy rằng rất nhiều trí thức Huế lang bạt vào Đà Nẵng, vào thành phố Hồ Chí Minh?
H.V.L:
Bởi có sự chênh lệch...
L.T.V:
Sao nét mặt ông có vẻ buồn vậy?
H.V.L:
Tự dưng tôi nhớ hồi 1947, bộ đội rời Huế lên chiến khu, khổ sở không tưởng tượng nổi, một viên ký ninh chia cho 5 người uống, chăn mền không có phải quấn bao bố, đói, ăn ngô, sắn thay cơm. Tôi còn nhớ bộ đội đi tác chiến qua bà Quế ở chiến khu nếu thắng bà cho mỗi anh một miếng đường đen bằng ngón tay út...
L.T.V:
Xin hỏi ông câu cuối cùng, người ta thường đùa. Vì do ông tên "Lâu" nên phải quá lâu làm đại tá?
H.V.L: (cười)
Hồi 1954, hội nghị Giơ ne vơ tôi được phong "đại tá" trong lúc bộ đội ta chưa có quân hàm. Phải phong vậy bởi đại diện quân Pháp đề hội đàm là đại tá... Thế rồi từ đó tôi chuyên làm ngoại giao... Mà ở ngạch ngoại giao này cán bộ quân sự chỉ cần ở cấp đại tá là cao nhất... Cho nên hơn 20 năm tôi cứ mang lon... đại tá.
TP. Hồ Chí Minh - Tháng 3 /1991.
(TCSH46/04-1991)
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lần đầu tiên ở vùng đất Cố đô, có một tổ chức thuần túy về văn chương, mỹ thuật và thể thao ra đời - đó là Hội Mỹ Hòa, chính thức được công nhận tư cách pháp lý vào ngày 17 tháng 6 năm 1935, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa Huế. Ra đời cách nay 85 năm nhưng Hội Mỹ Hòa đã có quan điểm và phương châm hành động tiến bộ, quy tụ được nhiều tri thức tiêu biểu góp phần gìn giữ di sản văn hóa.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
PHAN THANH HẢI - TRẦN VĂN DŨNG
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được xem là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Dưới thời Nguyễn, vào mùa xuân, có khá nhiều đại lễ được tổ chức như lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Tiến Xuân, lễ Thướng Tiêu, lễ Nguyên Đán, lễ Thiên Xuân, v.v tổ chức từ ngày 25 tháng Chạp đến ngày 7 tháng Giêng.
NGUYỄN HỮU PHÚC
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở miền Trung là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần Chăm kết hợp với tục thờ Mẫu Tam phủ ở miền Bắc.
ĐỖ MINH ĐIỀN - ĐỖ NGỌC BẢO THƯ
THANH TÙNG
Ý tưởng thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết là đã có từ rất lâu mà nay mới thành hiện thực.
VÕ VINH QUANG
Tháng 4 năm 2019, trong dịp số hóa tư liệu Hán Nôm tại một số làng thuộc xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), chúng tôi có dịp dâng hương nhà thờ tộc Phạm, tiếp xúc với nguồn văn bản sắc phong, bằng cấp và gia phả của dòng tộc, viếng mộ viên tướng thủy binh Phạm Văn Tường.
MAI VĂN ĐƯỢC - NGUYỄN HUỲNH BẢO NGỌC
Thần núi Hải Vân là một nhiên thần, được thờ cúng tại miếu Trấn Sơn (đền thần Hải Vân), nằm dưới chân núi Hải Vân. Ở làng An Cư Đông (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện nay vẫn còn lưu giữ các di sản liên quan đến việc thờ cúng vị thần này.
VÕ VINH QUANG
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
ĐOÀN TRỌNG HUY
Chào Mừng Đại Hội Đảng Bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế Lần Thứ XVI, Nhiệm Kỳ 2020 - 2025
NGUYỄN THÁI SƠN *
TRẦN ĐỨC ANH SƠN
Trong số nhứng di sản văn hóa mà triều Nguyễn để lại có một loại cổ vật có giá trị nghệ thuật rất cao nhưng ít được đời sau thừa nhận và trân trọng.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Giới nghiên cứu văn hóa và sưu tập cổ vật đã từng biết hoặc từng nghe một chiếc nghiên quý của vua Tự Đức đã thất tán từ nhiều năm trước qua bài viết “Nghiên mực Tức Mặc Hầu của Đức Dực Tôn Hoàng Đế” của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển (VHS).
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
TRẦN VĂN DŨNG
VÕ VÂN ĐÌNH
Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với những định hướng dài hạn, sâu rộng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
LÊ TẤN QUỲNH
Vậy là những nhớ nhung như trêu tức tôi cho một ngày trở lại cuộc phiêu du lặng lẽ trong đời mình. Vẫn còn nguyên đó những buổi sớm mai thong thả bên ly cà phê dưới tán cây long não ở một góc công viên Tứ Tượng đầy thú vị.
NGUYỄN AN NHIÊN
Tương lai của loài người sẽ thế nào khi những vấn đề như: Thay đổi khí hậu, sự ô nhiễm không khí, sự khai thác tài nguyên quá mức, sự khan hiếm trầm trọng về nước, mất cân bằng đa dạng sinh học một cách khủng khiếp... không được cải thiện, thậm chí những vấn nạn này ngày càng tồi tệ hơn.