NADIA DIUDINA (*)
Còn ngồi trên máy bay mà trái tim tôi đã đập rộn ràng. Khi nghĩ đến cuộc gặp gỡ với Mêsôra yêu dấu, với quê hương của Êxênhin - nhà thơ cùng quê.
Thi hào Nga Sergei Esenin - Ảnh: internet
Từ thuở ấu thơ, Êxênhin đã dẫn dắt tôi vào thế giới tuyệt vời của miền Riadan rộng lớn, vẫy gọi đến những cánh rừng Mêsôra, để cảm nhận được nỗi buồn của những miền xa hoang vắng, bày tỏ niềm hân hoan vui sướng của tuổi trẻ trước vẻ đẹp của quê hương thân yêu.
"Tôi lại về đây, ôi miền quê yêu dấu
Miền quê bao mơ màng, trìu mến của tôi".
Đường về xứ sở "vải hoa bạch dương", về quê hương của Xécgây Alếchxanđrơ Êxênhin, bắt đầu từ con đường nhựa Mátxcơva - Riadan, cách thủ đô 10 ki-lô-mét, ở thị trấn Rupnưi vùng Riadan. Đối với riêng tôi, con đường ấy bắt đầu từ Sêrêmêchép, nơi mà những cây bạch dương thân thiết quấn quít lấy tôi, và suốt cả kỳ nghỉ của mình, tôi đã làm "người tù binh tự nguyện" của chúng.
"Chiếc Xaraphan trên mình
Ôi bạch dương - sao mảnh mai lả lướt
Mái tóc vàng đẫm ướt sương mai
Ta trọn đời yêu, yêu mãi yêu hoài".
Khi còn là một cô nữ sinh, nhìn bức chân dung của Êxênhin để trên bàn và tôi đã viết:
"Ôi khuôn mặt thân quen
Nhức nhối Iòng tôi bao tình cảm lạ kỳ
Trong ánh mắt sáng ngời niềm kiêu hãnh,
Tất cả như ngập chìm trong nỗi buồn đau
Cặp lông mày màu sáng
Và mái tóc quăn lòa xòa trước trán...
Đồng ruộng Riadan - dường như anh thấy đó
Đến với ta từ những dòng thơ
Và chìa tay như muốn nói
"Êxênhin - Anh đừng buồn nữa nhé
Và hãy kể cho chúng tôi nghe
Về màu xanh của bầu trời khoáng đạt
Về rặng bạch dương đang khoác Xaraphan
Về đồng ruộng và những căn nhà
Về đất nước mà anh đã ngợi ca
Đất nước mà anh trọn đời yêu mến
Xêriôda, Xêriôda... chúng ta là bạn
Dù rằng anh không còn trên trái đất...
Dù mặt trời đã khuất bóng mây
Và bài ca buồn vang khắp đó đây
Vì sao anh đi, không một lời từ biệt
Và sao thơ anh không còn ngân tiếng?
Nhưng anh đi để lại chúng tôi
Những ước mơ táo bạo
Với bao tình cảm vô bờ
Xin cám ơn Êxênhin
Nhà thơ thân mến
Vì lòng nhân từ
Và tình yêu dịu ngọt của anh!"
Cách vùng Cônxtachinốp 10 ki-lô-mét, con đường nhựa đi qua cánh rừng cổ Ramencốpxki từ thời Êxênhin. Những cây bạch dương trắng xóa, những cây thùy dương đỏ rực... và chúng ta có thể thấy được tất cả những gì đã làm nhà thơ xúc động khi gặp lại miền quê yêu dấu. Rất có thể ngay tại nơi đây đã nảy sinh những vần thơ, nỗi luyến tiếc những khoảnh khắc tuyệt vời quá nhanh của cuộc sống.
"Hỡi trái tim chai lạnh hững hờ
Mày sẽ không đập theo vòng nhịp cũ
Và xứ sở bạch dương quyến rũ
Không làm đau những vết chân trần".
Bài thơ "Cánh rừng vàng khuyên nhủ" của Êxênhin đã thấu suốt tâm trạng bi ai. Bài thơ đó được viết ở Cônxtachinốp vào năm 1924, và chẳng lẽ lại không thể nói rằng bài thơ đã gợi nên cảnh mùa thu của cánh rừng Ramencốpxki và những đàn sếu đang chao lượn. Có lẽ, trong những ngày thu buồn chán, trên con đường về Conxtachinốp - trong tâm hồn của nhà thơ đã nảy sinh những hình ảnh thi vị của nước Nga nghèo đói và kiệt lực:
"Đến hôm nay tôi vẫn còn mơ thấy
Đồng ruộng, rừng cây, đồng cỏ quê hương
Bị bao phủ bởi một màu vải xám
Của bầu trời phương bắc thê lương".
![]() |
Ngôi nhà gỗ của Êxênhin ở làng Cônxtanchinốp - Ảnh: internet |
Phía sau làng Ramenca - mà tên gọi của nó được nhắc đến trong truyện "Bờ dốc" của Êxênhin, phía bên trái mở ra một cánh đồng mênh mông, xa xa làng xóm ẩn hiện như một "con đường" trải dài theo bờ cao của dòng Ôka. Làng Cudơminxki đón tôi bằng màu xanh bát ngát của những khu vườn. Trong tiểu sử của mình nhà thơ viết: "Tôi sinh ngày 21 tháng 9 năm 1895 ở tỉnh Riadan, huyện Cudơminxki, làng Cônxtachinốp". Ở làng Cudơminxki từ thời Êxênhin có một công viên được bảo tồn. Những cây gia, cây du vươn cành lá sum suê trên những triền dốc đứng. Ở đây, trên bờ sông Ôka, có hai ngôi nhà bằng gỗ cất xây từ năm 1903 được bảo tồn. Trong hai ngôi nhà đó X.I Brêdênhép và N.V Ôrơlốp - bạn của Êxênhin đã sống, và thỉnh thoảng nhà thơ có đến chỗ họ. Từ Cudơminxki đi đến Cônxtachinốp, vào chính giữa trung tâm Cônxtachinốp, con đường kết thúc bằng quảng trường xa rộng lớn, xung quanh những ngôi nhà gỗ bao bọc lấy quảng trường như một đường viền, trong số đó có ngôi nhà của thân sinh Êxênhin với ba cửa sổ trông thẳng ra sông Ôka. Trước ngõ có một cây dương cao lớn, cành lá sum suê tỏa bóng trước hiên nhà. Những người em gái của Êxênhin nói rằng, nhà thơ đã trồng cây dương đó vào năm 1924 nhân lúc ông về thăm quê hương. Trên vách của gian phòng ngoài thoáng mát, những dụng cụ lao động đơn giản của người nông dân: cái phạng, cái liềm, gàu tát nước, xô thùng, đòn gánh... treo lũng lẳng. Ở hành lang, trên chiếc móc áo bằng gỗ treo chiếc áo bông của bà Tachiana Phêđôrôva. Trong những ngày đông lạnh giá mẹ của nhà thơ luôn luôn mặc chiếc áo ấy. Ở đây còn có cả chiếc rương con mà nhà thơ trẻ đã đựng những đồ vật riêng, những quyển sách yêu thích của nhà thơ - như sách của Lécmôntốp, Puskin, Gôgôn và những tập bản thảo của những tác phẩm đầu tay của mình.
Chiếc lò sưởi kiểu Nga chiếm hết một phần tư căn nhà. Đã lâu rồi chiếc lò sưởi đã không rọi sáng căn bếp bằng những âm thanh vui tai của ngọn lửa, những ánh sáng lung linh của những dòng thơ của Êxênhin sống động trong mọi tình tiết đời sống của "căn nhà gỗ vàng".
Trong phòng, cũng như suốt cả thời gian Êxênhin về thăm, luôn đặt bộ bàn ghế phủ khăn vải lanh. Phía trên treo những tấm ảnh gia đình, giấy khen của Êxênhin khi còn đi học. Trên bàn để một ngọn đèn dầu hỏa mà nhà thơ thường thắp.
Những tập bản thảo, mấy cây bút chì, bó hoa đồng nội trong chiếc bình đất sét - tất cả dường như Êxênhin vừa mới rời khỏi bàn và đi đâu đó. Gió lay động những bức mành trắng bên cửa sổ, tiếng tích tắc đều đặn của chiếc đồng hồ treo tường... nhà thờ ở đâu đây rất gần... Một tình cảm đặc biệt đọng lại trong tâm trí tôi sau đợt viếng thăm căn nhà gỗ, nơi đã nảy sinh những dòng thơ bất hũ, những dòng thơ cháy bỏng tình yêu đối với tất cả những sinh vật xung quanh. Trong vườn, một căn nhà cũ nằm sâu giữa trang trại, từ cửa sổ của căn nhà, trong lúc làm việc nhà thơ đã thấy sắc đỏ của cây thùy dương, ở nơi đây, dưới bóng râm của cây dâu cạnh ngôi nhà nhỏ, trong sâu lặng của căn nhà kho, nhà thơ đã xây dựng nên hình ảnh các nhân vật trong bản trường ca "Anna Xnhêgira" và nhiều nhân vật khác. Có lẽ khi mùa hoa táo và hoa anh đào nở rộ, thì những dòng thơ của Êxênhin vang lên một âm hưởng tuyệt vời:
"Tôi nghĩ rằng
Tuyệt vời biết mấy
Trái đất
Và con người ở đấy".
Trên trái đất này không có gì tuyệt diệu và bất ngờ bằng những con đường ở Mêsôrơxki. Những con đường ấy cho chúng ta biết về quá khứ và đưa chúng ta trở về với hiện tại. Dọc theo những con đường anh cũng có thể đoán được tương lai của xứ sở lạ kỳ này. Vẻ đẹp trầm lặng của Mêsôrơxki đã cuốn hút lấy tôi: mặt hồ với những làn nước màu xanh trời, màu đen, màu trắng. Những đàn sếu chấp chới xa xa... cùng với con trai và bạn bè thuở nhỏ tôi bơi thuyền du ngoạn trên hồ. Buổi sáng ở Mêsôrơxki đến thật nhẹ nhàng. Dù ai mới một lần đi trên sông Pra đều biết đến sự biến dị không chỉ riêng lòng sông mà cả bờ của nó. Mỗi khúc ngoặt của con sông tựa như màn trang trí trên sân khấu. Khúc ngoặt bên phải cao và thẫm màu đất sét - bờ sông bỗng đột ngột lao thẳng xuống dưới và biến thành một dãi cát dài vàng óng phù sa, xa xa đồng cỏ rộ mùa hoa nở và một cánh rừng hướng tới dòng sông. Khúc ngoặt của con sông và cánh rừng nhường chỗ cho bờ dốc rậm rạp dài chừng mươi mười lăm mét. Dốc rồi lại thoải, dốc rồi lại thoải con đường dẫn tới đồn biên phòng nổi tiếng mà những người dân làng Grisin - một làng xa hẻo lánh ở Mêsôra chỉ cho - nằm khoanh tròn quanh dòng sông Pra.
Vào năm 47, sau chiến tranh Pautốpxki tình cờ lạc vào rừng Mêsôra và ở lại mấy ngày trong căn nhà nhỏ của người gác rừng Alếchxây Rentốp, và sau đó ông đã viết câu chuyện về đồn biên phòng. Nhà văn đã đi khắp đất nước nhưng lại trốn tránh sự lộn xộn ở thủ đô chính tại những cánh rừng Mêsôra. Tại sao vậy? Chính nhà văn đã viết: "Những cánh rừng Mêsôra cũng trang trọng như đại giáo đường", "Không có gì tuyệt và thích thú bằng đi lang thang suốt ngày trong những cánh rừng này". Pautốpxki không chỉ một lần đến đồn biên phòng thân quen, mà đã sống hàng tuần ở đó, và càng ngày càng say mê bởi cái vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên ở đây. Đến những ngày cuối đời, ông vẫn khao khát về đây, nơi mà ông có thể sống và làm việc thoải mái. Có lẽ, cả Êxênhin, cả Pautốpxki và cả nhiều nhà văn nhà thơ khác, mãi mãi ở lại đây, trong những cánh rừng Mêsôra này.
"Và, nếu như cần phải bảo vệ đất nước, thì một nơi nào đó trong sâu lắng con tim, tôi biết rằng tôi sẽ bảo vệ mảnh đất cỏn con này, nơi đã dạy tôi biết nhìn nhận cái đẹp, dù cho miền rừng trầm lặng này nhìn bề ngoài không đẹp, nhưng tình yêu đối với nó vẫn không bị lãng quên, như mối tình đầu e ấp không bao giờ bị quên lãng bởi thời gian". Những lời đó của Pautốpxki vang lên trong tôi khi tôi đi tham quan Mêsôra. Và sau đó, khi đứng trước mộ của Êxênhin ở nghĩa trang Vagancốpxki ở Mátxcơva, nhìn lên biển hoa tươi thắm quanh tượng đài kỷ niệm, tôi nghĩ rằng, trong kỷ nguyên thảm họa của chiến tranh hạt nhân vũ trụ thì việc nâng cao những giá trị tinh thần có một giá trị mới không thể gì thay thế được đối với sự sống và toàn thể nhân loại tiến bộ. Tất cả mọi người hãy đọc Êxênhin!
"Khi trên khắp trái đất này,
Lòng hận thù dân tộc
Và mọi đau buồn, giả dối mất đi
Bằng tất cả thực chất trong người thi sĩ
Tôi sẽ ngợi ca
Một phần sáu trái đất
Với tên gọi "Nước Nga"
Nadia Diudina
THÁI THỊ CẨM THỦY dịch
(SH30/04-88)
------------------------------
(*) Bà Nadia Diudina, hiện công tác ở hãng thông tấn APN, Hà Nội, người cùng quê với nhà thơ nổi tiếng Êxênhin. Bài viết theo yêu cầu của Sông Hương.
TRẦN THÙY MAI.Năm giờ sáng, máy bay chở chúng tôi đáp xuống sân bay Incheon. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên vang lên với lời cảm ơn và câu chào tạm biệt, sau khi báo một thông tin làm chúng tôi ớn lạnh: Nhiệt độ bên ngoài là 4 độ C...
ĐẶNG NHẬT MINHLà một thương cảng của Nhật Bản, nhưng Fukuoka lại được nhiều người biết đến như một thành phố của nhiều hoạt động văn hoá mang tầm quốc tế. Tôi có duyên nợ với thành phố này từ năm 1991 khi được mời tham dự Liên hoan phim quốc tế Fukuoka lần thứ nhất với bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10.
PHẠM XUÂN PHỤNGChữ tea trong tiếng Anh là do dùng mẫu tự La -tinh để ký âm chữ trà (âm Hán Việt) mà người Trung Hoa nói rất rõ là chè. Lâu nay cứ tưởng chè là tiếng thuần Việt hoặc là biến âm của trà, hóa ra chè lại là từ gốc của trà. Mẹ mà nhầm là con, vui thật.
BÙI NGỌC TẤNLần đầu tiên đặt chân tới Châu Âu, có biết bao nhiêu ấn tượng. Ấn tượng về những nét mặt người, về những dáng người đi, về bầu trời không vẩn bụi trong veo, về những xa lộ, về những chiếc xe phóng với tốc độ 140 kilômét không một tiếng còi, nối nhau trên các con đường tám đến mười làn xe chạy không còn biên giới cách ngăn...
NGUYỄN VĂN DŨNGCó người nói Praha đẹp hơn Paris . Tôi không tin. Nhưng bây giờ thì tôi thấy nhận xét ấy không phải không có căn cứ. Praha là thành phố cổ kính nguyên vẹn nhất châu Âu, là “thành phố của trăm tháp vàng”, là “bài thơ bằng đá”, là khúc hát đắm say, là cốc rượu nồng nàn, là bức tranh tuyệt mĩ, là mảnh thời gian còn sót lại... Năm 1992, Praha được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
PHẠM THỊ CÚCCó người nghĩ rằng, ở các nước giàu, thì ít người thất nghiệp. Không đâu, ở Pháp, người thất nghiệp cũng khá nhiều, mà đâu phải vì không có bằng cấp mà thất nghiệp, đa số họ đều có bằng kĩ sư, cử nhân, cả thạc sĩ hẳn hoi.
NGUYỄN VĂN DŨNGAmazon là tên khu rừng lớn nhất thế giới. Amazon cũng là tên con sông, theo khảo sát mới đây, là con sông dài nhất thế giới. Amazonas, quê hương của hai Amazon kia, là bang rộng nhất trong 26 tiểu bang của Brasil - rộng hơn cả diện tích của nước Anh, Đức, Pháp, Ý cộng lại. Còn Manaus, là kinh đô của Amazonas miên man núi rộng sông dài.
NGUYỄN VĂN DŨNG Tôi thật sự xúc động khi đứng trước ngôi mộ của Lý Tiểu Long. Trước đây tôi hình dung nơi an nghỉ cuối cùng của anh phải là một ngôi đền cực kỳ tráng lệ cho xứng với tên tuổi lẫy lừng của anh. Sau khi anh mất, một tờ báo ở Sài Gòn hồi đó viết đại loại trong thế kỷ XX, anh là một trong ba nhân vật nổi tiếng nhất châu Á.
NGUYỄN VĂN DŨNGVới Phật giáo, Linh Thứu là ngọn núi thiêng. Sau khi thành đạo, một thời gian dài Linh Thứu là trú xứ của đức Phật và các đệ tử của Ngài. Tại đây Ngài đã giảng kinh Pháp Hoa và nhiều bộ kinh quan trọng khác. Linh Thứu còn là nơi khởi phát dòng Thiền Ấn Độ để rồi từ đây hạt giống Thiền được gieo trồng khắp nơi trên trái đất.
PHẠM PHÚ PHONGTrong lịch sử đất nứơc Trung Hoa có sáu nơi được chọn làm thủ đô, theo thứ tự Lạc Dương, Tây An, Nam Kinh, Khai Phong, Hàng Châu và Bắc Kinh là thủ đô thứ sáu, tồn tại cho đến ngày nay. Bắc Kinh đầu tiên là kinh đô của nước Yên, nên còn gọi là Yên Kinh, sau đó đến thời Minh Thành Tổ cho xây dựng trở thành Bắc Kinh ngày nay. Với diện tích 18.826 km2, Bắc Kinh rộng gấp 18 lần so với thủ đô Hà Nội, được mệnh danh là thành phố bốn nhiều: nhiều người, nhiều xe, nhiều cầu vượt, nhiều di tích...
Từ một trại lính đầy vết đạn ở vùng California (Hoa Kỳ) đã xuất hiện một tu viện Phật giáo - Tu viện Lộc Uyển - do nhà sư gốc Huế - Thiền sư Thích Nhất Hạnh - gầy dựng. Tại đây, ảnh hưởng của Thiền học Việt Nam đã tạo được một sự chuyển hóa đầy thử thách: biến trung tâm luyện tập bắn súng trở thành thiền đường đầy ánh sáng và tình thương, có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiếu người ở Hoa Kỳ.Sông Hương xin giới thiệu bài viết của Teresa Wattanabe đã đăng trên tờ Los Angeles Times, tờ nhật báo lớn hạng ba của Hoa Kỳ, với bản dịch của Làng Mai và ảnh của Nguyễn Đắc Xuân để giới thiệu với bạn đọc như một dòng chảy của văn hóa Phật giáo xứ Huế.
TRẦN THÙY MAICác quan chức ngành khí tượng Nhật Bản đã cúi gập mình xin lỗi toàn dân: Hoa anh đào sẽ nở ngày 23 thay vì 16 - 3 như dự báo. Đến sân bay Narita vào đúng sáng 24, tôi tự nghĩ mình đến rất kịp thời, nên khi cậu cảnh sát làm thủ tục nhập cảnh hỏi về mục đích đến Nhật, tôi đã không ngần ngại trả lời chắc nịch: “Ngắm hoa anh đào”. Cậu cảnh sát khoanh cái rụp vào lời khai của tôi và “OK” ngay với một nụ cười trên môi.
NGUYỄN VĂN DŨNGNằm giữa trung tâm bán đảo Iberia, thủ đô Tây Ban Nha trải rộng trên các ngọn đồi dưới chân rặng Sierra de Guadarrama, ở độ cao 640m so với mặt nước biển - là thành phố cao nhất châu Âu. Diện tích 607 km2. Dân số gần 4 triệu người.
KEVIN BOWEN
(Giám đốc WJC)
LTS: Trong 25 năm qua tên tuổi nhiều nhà văn, nhà thơ của Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ) như Kevin Bowen, Fred Marchant, Nguyễn Bá Chung, Lady Borton, Martha Colline, Bruce Weigl, Lary Heinemann... đã xuất hiện trên Sông Hương cũng như trên nhiều báo chí văn nghệ, văn hoá trong nước với những tác phẩm tâm huyết, mến yêu đất nước Việt Nam cũng như những hoạt động trên các lãnh vực giao lưu văn hoá, giúp đỡ y tế, giáo dục cho Việt Nam sau chiến tranh, như những biểu hiện của sự ân hận, tủi hổ với những gì mà đất nước họ đã gây ra trên mảnh đất này.
NGUYỄN BÁ CHUNG
Tháng 10 năm 2007 đánh dấu 25 năm thành lập trung tâm Joiner. Nhưng với tôi, nó đánh dấu một đoạn đường 20 năm nổi chìm với trung tâm, trong đó có 15 năm làm thiện nguyện và 10 năm cuối cùng làm việc chính thức. Hai mươi năm là một thời gian dài đủ để nhìn lại, ghi lại một số kỷ niệm và rút ra một số kinh nghiệm để nhìn tới đoạn đường phía trước.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNHoạt động yêu nước ở miền Nam từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, tôi không lạ gì nước Mỹ. Thuở ấy, Phan Ch. anh bạn vong niên của tôi làm phiên dịch ở cơ quan MACV ở Huế từng bảo tôi “Người Mỹ giống như một cậu bé con nhà giàu nhưng thiếu lễ độ”.
VÕ QUÊNhận lời mời của Hội đồng quốc gia vì nghệ thuật truyền thống Hoa Kỳ (National Council for the Traditional Arts), đoàn nghệ sĩ thuộc Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tham dự Festival dân ca dân nhạc tại thành phố Lowell, bang Massachusetts, Hoa Kỳ từ ngày 25-7-1995.
NGUYỄN XUÂN THÂMChúng tôi đến Aten vào cuối tháng chín, mà buổi trưa vẫn còn oi bức như bao trưa miền biển ở Việt . Thanh Tùng và tôi loay hoay mãi vẫn không bắt được taxi để chuyển tiếp đến sân bay nội địa.
NGUYỄN VĂN DŨNGSau Cali tôi định đi Dallas, nhưng rồi chuyển hướng, tôi lên Seattle theo vẫy gọi của bạn bè. Ai ngờ cái thành phố nầy dịu dàng, xanh và đẹp đến vậy. Hèn chi người ta gọi nó là “Thành phố ngọc bích” ( Emerald City ), hay “Mãi mãi xanh tươi” ( Evergreen State ).
PHẠM THƯỜNG KHANHĐầu năm nay khi biết tôi chuẩn bị đi công tác Trung Hoa, em gái tôi, một người thơ gọi điện từ Huế ra bảo: “Anh cố gắng mà cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của văn minh Trung Hoa. Hình như với bệ phóng vững chắc của nền văn minh hàng ngàn năm ấy, người Trung Hoa đang có những cuộc bứt phá ngoạn mục và trong tương lai dân tộc này còn tiến xa hơn nữa”. Là một quân nhân, tôi đâu có được trí tưởng tượng phong phú và trái tim dễ rung động như em tôi, nhưng 10 ngày trên đất nước Trung Hoa đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu đậm.