Tìm hiểu phong cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua một bài thơ

10:07 11/06/2015

PHAN NGỌC

Giàu (,) ba bữa, khó (,) hai niêu,
Yên phận (,) thì hơn hết mọi điều
Khát, uống chè mai: hơi (,) ngọt ngọt;
Sốt, kề hiên nguyệt: gió (,) hiu hiu.
Giang sơn tám bức, là tranh vẽ;
Phong cảnh tứ mùa, ấy gấm thêu
Thong thả: hôm (,) khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.

Ảnh: internet

1. Đây là bài thứ 3 trong số 161 bài thơ nôm của quyển Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (NXB Văn Học, Hà Nội 1983). Bài này được chọn vì xưa nay ai cũng cho là của tác giả. Việc khảo sát một tác giả xưa về bất kỳ mặt nào cũng chỉ nên bó hẹp vào một số bài rất ít gọi là tư liệu tối thiểu, và chỉ phân tích, mô hình hóa trong phạm vi ấy thôi. Khi ta đã nắm được cái tập hợp các kiểu lựa chọn tiêu biểu cho tác giả, ta sẽ dùng nó kiểm tra lại các bài còn lại để đoán định những bài còn ngờ vực và nếu cần, để sửa lại cách công thức hóa. Nói chung, các kiểu lựa chọn này sẽ lặp lại gần như nguyên vẹn ở mọi bài. Tôi giữ nguyên cách phiên, chỉ chấm câu lại cho gần cách chấm câu người xưa hơn. Chỗ nào không thể chuyển thành cách chấm câu hiện đại tôi để trong ngoặc đơn. Ta sẽ thấy chính cách chấm câu này mới sát với nghệ thuật tác giả.

2. Bài thơ là một thông báo. Phong cách thay đổi theo người nhận thông báo. Khi người nhận thông báo là độc giả mua hàng hóa, phong cách sẽ chịu ảnh hưởng của thị hiếu và thay đổi khá nhanh như dưới thời Pháp thuộc. Thời ông, thơ văn không phải hàng hóa, nên phong cách tác giả thường giữ nguyên suốt đời. Nó là triều đình thì tác phẩm sẽ mang tính tán dương, nó là bạn bè thì tác phẩm sẽ mang tính thù tạc của sinh hoạt nho sĩ, nó là bình dân thì tác phẩm sẽ có màu sắc phê phán. Các nhà thơ như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, làm thơ theo từng sự việc của đời mình. Riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm không nhằm một đối tượng cụ thể nào. Trong số 161 bài thơ nôm của tuyển tập, 144 bài không có đề mục, những bài còn lại đều là những lời khuyên về đạo đức. Trong số 89 bài thơ chữ Hán chỉ có 13 bài thơ chủ đề cụ thể kể lại việc làm khi hành quân theo nhà Mạc hay thù tạc với bạn bè, còn nữa cũng là thơ vô đề. Độc giả của ông là toàn bộ hậu thế, nhân dân Việt Nam, kẻ mà ông tin là sẽ hiểu ông, sẽ thể tất cho một cuộc sống bất đắc dĩ của ông. Ông không thể phát huy mặt năng động chủ quan để cứu đời, cứu dân. Ông sống trong một thời nội chiến, làm người chứng kiến bất lực một xã hội đang tan rã mà hình ảnh cụ thể đã được Nguyễn Dư miêu tả trong Truyền kỳ mạn lục. Ông chỉ còn cách tự cứu lấy lương tâm của mình. Chính vì vậy con người đỗ trạng nguyên, làm quan to, được họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn sùng bái, đã từ bỏ giàu sang, danh lợi, quay về với làng xã "lấy cảnh núi sông non nước làm vui" (tựa tập thơ Am Bạch Vân).

Ông là một ẩn sĩ nhưng không phải một ẩn sĩ Ấn Độ chạy vào núi sống để thờ thần linh, không phải một ẩn sĩ Trung Quốc quay lưng với chính trị, tự thổi phồng mình, tự tôn thờ mình. Thơ ông chẳng có gì là huênh hoang của thơ triết lý Trung Quốc. Ông quay về sống trong vòng tay của làng mạc họ hàng, dạy học trò, bình dị, khiêm tốn, như cha ông chúng ta.

3. Một bài thơ thường có một tổ chức rất chặt nên khó lòng lấy một câu ở bài này để lắp vào một bài khác. Nghệ thuật của ông trái lại mang tính lắp ghép. Ông có một số mô típ lặp đi lặp lại với đôi chút thay đổi để tạo nên mọi bài thơ. Đi con đường ấy, diện mạo từng bài không rõ, không thể mang một đề mục riêng không tìm thấy ở một bài khác. Nhưng phong cách tác giả cũng không vì thế mà kém hiển nhiên,

Nếu ta thử tìm các mô típ trong số 80 bài thơ đầu là những bài không hề bị ngờ vực về mặt tác giả thì sẽ thấy bài này là sự lắp ghép của 6 mô típ.

Câu 1: Giàu (,) ba bữa; khó (,) hai niêu, tức là ta phải vui với cái nghèo. Người giàu kẻ nghèo thực tế không hơn nhau mấy.

Câu 2: Yên phận (,) thì hơn hết mọi điều. Tức là con người phải bằng lòng với số phận mình.

Câu 3-4: Khát, uống chè mai: hơi (,) ngọt ngọt;
Sốt, kề hiên nguyệt: gió (,) hiu hiu. Cuộc sống giản dị tự nó đã là hạnh phúc.

Câu 5-6: Giang sơn tám bức, là tranh vẽ;
Phong cảnh tứ mùa, ấy gấm thêu. Tức là hãy tìm cái vui ở thiên nhiên, một thiên nhiên gần gũi ở ngay cạnh mình, không phải trốn đời mới thưởng thức được.

Câu 7: Thong thả: hôm (,) khuya nằm, sớm thức. Tức là mình là công dân có bổn phận với đất nước. Mô típ này khẳng định dứt khoát tác giả không theo Lão Trang.

4. Nếu ta tìm hiểu tư tưởng tác giả qua tần số xuất hiện các câu thơ làm thành những mô típ thì tư tưởng ấy như sau:

Con người phải am hiểu lẽ thịnh suy, thăng giáng của tạo vật (54) để qua đó tìm lẽ sống, xuất hay xử cho hợp với mệnh trời (26). Là người dân, tôi có bổn phận với dân với nước (14), nhưng trong tình thế hiện nay khi cái xấu đã thắng, dù tôi có muốn xông ra bảo vệ chính nghĩa cũng không làm được (51). Tôi chỉ còn một cách là: từ bỏ danh lợi (57) để giữ lấy lương tâm, nhân cách mình (15), vui với đạo lý thánh hiền (24), vâng theo tình nghĩa làng xóm (29). Phải bằng lòng với cái nghèo (24), tránh tranh đua để giữ tấm lòng thanh thản (32), sống giản dị như bà con thôn xóm (25), tìm nguồn vui ở một thiên nhiên gần gũi, ngay cạnh mình (59), an hưởng phận mình (35).

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm là thế. Con người lỗi lạc về lý học đến mức sứ thần Trung Quốc là Chu Xán phải phục chẳng hề nhắc đến một thuật ngữ lý học: tính, khí, ly, tâm... Nhân vật mà truyền thuyết nâng lên địa vị một tiên tri, biết trước hậu thể năm trăm năm chẳng hề nói bóng gió gì đến hậu vận. Ông trạng nguyên hay chữ nhất nước chẳng thiết gì đến chữ nghĩa, điển tích từ chương. Con người được cả thời đại tôn sùng chẳng buồn nhắc tới danh tiếng của mình. Thậm chí ông không nhắc đến cá nhân mình. Đây là một phong cách lạ, trước ông không có mà sau ông cũng không. Nhưng ông hiểu được cái bí quyết để giành được lòng tin của hậu thế. Phải gạt bỏ mọi "bánh vẽ" của cuộc đời (công danh, chức tước, chữ nghĩa, trang tức) để xuất hiện giản dị và chân thành. Không rên la, thậm chí không thở dài, không đóng vai một người thuyết phục, giáo dục. Hãy quên cái con người của cương vị xã hội (bằng tôi, nhà sư, nho sĩ...) để làm con người trong lòng mọi người. Chính vì vậy thơ ông lần đầu tiên trong văn học ta nói với mọi người. Nếu muốn nói đến ý nghĩa triết học của thơ ông thì nó là ở đấy.

5. Để đạt đến điều đó, hình thức phải hết sức đạm bạc, câu thơ không nói với giác quan mà nói với cảm nghĩ. Nhịp thơ phải rất chậm để dành chỗ cho sự suy nghĩ. Mọi trang trí, từ chương, điển tích, chữ nghĩa đều phải loại trừ để cho tâm hồn bắt gặp tâm hồn. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt đến trình độ cao nhất của cái giản dị nghệ thuật nhờ những kiểu lựa chọn đặc biệt.

Bài thơ theo thể thơ Đường nhưng lại được xây dựng theo kiểu thơ Tống. Thơ Đường kỵ lối chứng minh bằng suy luận, trái lại - thơ ông là thơ chứng minh. Trong bài này đã có 3 chữ chứng minh: (c.5), thì (c.2), ấy (c.5) là những chữ nhà thơ Đường phải tránh. Nhưng dù là cấu tứ theo kiểu Đường hay kiểu Tống cũng đều trang trọng. Do đó, ông phải phá vỡ sự trang trọng này để đạt đến giản dị tối đa:

a) Câu đầu sáu chữ xây dựng hệt như một tục ngữ.

b) Chữ dùng chủ yếu là chữ đơn tiết thuần Việt chỉ có một chữ láy âm (thong thả) hai chữ điệp âm (ngọt ngọt, hiu hiu). Ngay cả hai từ Hán Việt (giang sơn, phong cảnh) thì cũng đều là những từ ai cũng biết. Chữ trời Nghiêu với nghĩa thời thái bình thịnh trị là rất dễ hiểu. Bài thơ cách ta bốn trăm năm mà đọc như thơ ngày nay. Chỉ có hai từ dùng là lạ đối với người Bắc (sốt với nghĩa nóng bức, hôm là ngày) nhưng đối với các nơi khác thì vẫn quen thuộc.

c) Bốn câu đối nhau xây dựng theo mã của tục ngữ chứ không phải theo mã câu đối Trung Quốc. Nghĩa câu 3-4 là: Khi nào khát, ta uống nước chè nấu bằng gỗ hồng mai (cách uống rất bình dị của nông thôn) ta cảm thấy thú vị vì hơi (vị) nó ngọt ngọt. Khi nào trời bức, ta nằm ở hiên gần ánh trăng, cảm thấy mát vì gió thổi hiu hiu. Nghĩa câu 5-6 là: Núi sông tám hướng tự nó đã đẹp là những bức tranh vẽ mà các nhà quyền quí vẫn treo, phong cảnh bốn mùa thay đổi tự nó đã tươi như gấm thêu rồi (vật quí). Như vậy hạnh phúc là rất gần gũi: nó ở ngay cạnh ta, trong lòng ta. Gốc của cái nhìn này là ở Thiền tông, không phải gốc dân dã, nhưng cái nhìn được xây dựng theo kiến trúc dân dã. Đó là kiến trúc của Ăn-vóc, học-hay, của chồng công vợ tức là kiến trúc vị ngữ - vị ngữ: Nếu ăn thì người có vóc lớn, nếu học sẽ biết. Xét về của tuy là thuộc về chồng nhưng xét về công lại là do vợ.

a) Vì áp dụng kiến trúc tục ngữ nên thơ ông nhịp cắt rất nhiều và câu thơ đọc rất chậm. Ông là nhà thơ mà nhịp thơ chậm nhất. Thông thường, câu thơ Đường chỉ có một nhịp sau chữ thứ tư. Chúng tôi đã chấm câu lại để bạn đọc nắm được cách tổ chức này cho hiển nhiên hơn.

b) Thiên nhiên của ông rất lạt, không có màu. Nó hết sức tĩnh: nếu có một chút vận động (gió hiu hiu) thì mục đích không phải để nêu vận động mà để nêu một sự yên tĩnh cao độ. Nó thường được diễn đạt bằng một từ đơn tiết (gió, mây, núi...) Đặc biệt, con người suốt đời đối diện với biển từ khi ra đời đến khi chết, sống chỉ cách biển vài cây số thế mà trong thơ không nói đến biển. Phát hiện kỳ thú này là của anh Trần Quốc Vượng, lúc mô hình hóa tôi còn bỏ sót yếu tố này. Vì chưa mô hình hóa Nguyễn Trãi (một người hay nói đến biển) để có cơ sở đối lập, có gì đâu: ông tìm sự yên tĩnh, ông ghét đồng tiền, thương nghiệp, thủ công nghiệp, cho nó là nguyên nhân đẻ ra mọi tai họa. Mà biển thì lại gắn liền với hoạt động, với thương nghiệp và thủ công nghiệp là cái mà vào thời đại ông lại phồn thịnh nhất ở ngay quê hương ông. Điều này chứng tỏ thiên nhiên nghệ thuật không phải là thiên nhiên khách quan.

6. Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải loại thơ đọc để nhìn, để nghe. Ông là con người duy nhất của văn học ta chủ trương một đường lối nghệ thuật riêng: nghệ thuật là để giúp con người tìm lại được chính mình, chân thành với mình và với xã hội. Khi nào ta hiểu được nhu cầu ấy, ta sẽ biết ơn phu tử và sẽ hiểu được giá trị của nhà thơ kiệt xuất.

P.N.
(SH35/01&02-89)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN DƯ…Bốn cột lang, nha cắm để chồng/ Ả thì đánh cái, ả còn ngong/ Tế hậu thổ khom khom cật,/ Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng/ Tám bức quần hồng bay phới phới,/ Hai hàng chân ngọc đứng song song./ Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,/ Cột nhổ đem về để lỗ không.                                 (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)…

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mới đọc Xuân Quỳnh gần đây: với tôi, thơ chị ở quá xa. Nhưng càng đọc càng gần lại. Vì chị thường nói về thời gian: Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế/ Chỉ em là đã khác với em xưa

  • LƯƠNG ANMiên Thẩm là một nhà thơ hoàng tộc có tiếng giữa thế kỷ 19. Qua thơ văn ông, chúng ta gặp một con người, tuy bị giai cấp xuất thân hạn chế rất nhiều, song vẫn biểu hiện một ý thức thương dân và một tinh thần lo lắng cho vận mệnh đất nước vốn không phải phổ biến trong tầng lớp nhà nho - trí thức phong kiến lúc bấy giờ.

  • PHONG LÊGiá Bác không đi Trung Quốc? Hoặc giá Bác không bị bọn Tưởng bắt giam? Hoặc nữa, đã có tập thơ, nhưng năm tháng, chiến tranh, cùng bao nhiêu sự cố khiến cho tập thơ không còn về được Viện bảo tàng cách mạng?

  • L.T.S: Bài viết của Trần Đình Sử về đóng góp của thơ Tố Hữu trong việc phát triển thể tài thơ chính trị và khuynh hướng sử thi trong biểu hiện không phải không có nhiều chỗ phải bàn cãi. Tuy nhiên tạp chí vẫn coi đây là một cách tiếp cận mới để khám phá nguồn thơ phong phú của một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xin giới thiệu bài tiểu luận này để bạn đọc cùng suy nghĩ trao đổi.

  • ĐÔNG HÀVăn chương bắt nguồn từ cuộc sống. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, mỗi trang viết của anh là một sự khởi nguyên rất chân thật. Không thiên về lối miêu tả nhưng bằng cặp mắt tinh tế sắc sảo của mình, Hoàng Phủ đã “nói” về cuộc sống từ những tinh chất của thiên nhiên và con người Huế đọng lại dưới ngòi bút của anh.

  • VÊ-RA CU-TÊ-SƠ-CHI-CÔ-VAVê-ra Cu-tê-sơ-chi-cô-va là tiến sĩ ngữ văn, giáo sư nghiên cứu ở Học viện Gorki về văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

  • NGUYỄN HOÀN Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao).

  • PHAN NGỌC1- Trong việc nghiên cứu Truyện Kiều, xu hướng xưa nay là đưa ra những nhận xét căn cứ vào cảm thụ thẩm mỹ của mình. Những nhận xét ấy thường là rất tinh tế, hấp dẫn. Nhưng vì quan điểm khảo sát là chỉ phân tích những cảm nghĩ của mình căn cứ đơn thuần vào Truyện Kiều, không áp dụng những thao tác làm việc của khoa học hiện đại, cho nên không tránh khỏi hai nhược điểm:

  • ĐẶNG TIẾNMèo là thành phần của tạo vật, không hệ thuộc loài người, không phải là sở hữu địa phương. Nói Mèo Huế là chuyện vui ngày Tết. Đất Huế, người Huế, tiếng Huế có bản sắc, biết đâu mèo Huế chẳng thừa hưởng ít nhiều phẩm chất của thổ ngơi và gia chủ?

  • TRIỀU NGUYÊNCó nhiều cách phân loại câu đối, thường gặp là ba cách: dựa vào số tiếng và lối đặt câu, dựa vào mục đích sử dụng, và dựa vào phương thức, đặc điểm nghệ thuật. Dựa vào số tiếng và lối đặt câu, câu đối được chia làm ba loại: câu tiểu đối, câu đối thơ, và câu đối phú. Bài viết ngắn này chỉ trình bày một số câu đối thuộc loại câu tiểu đối.

  • KHÁNH PHƯƠNGNăm 2010 khép lại một thập kỷ văn học mang theo những kỳ vọng hơi bị… “lãng mạn”, về biến chuyển và tác phẩm lớn. Nhiều giải thưởng của nhiều cuộc thi kéo dài một vài năm đã có chủ, các giải thưởng thường niên cũng đã… thường như giải thưởng, nhà văn và bạn đọc thân thiết hồ hởi mãn nguyện tái ngộ nhau trên những đầu sách in ra đều đặn… và người thực sự quan tâm đến khía cạnh nghề nghiệp trong đời sống văn chương lại tự hỏi, những sự kiện đang được hoạt náo kia có mang theo trong nó thông tin gì đích thực về thể trạng nghề viết hay không? Nếu có, thì nó là hiện trạng gì? Nếu ngược lại, thì phải tìm và biết những thông tin căn bản ấy ở đâu?

  • MIÊN DIVẫn biết, định nghĩa cái đẹp cũng giống như lấy rổ rá... múc nước. Vì phải qui chiếu từ nhiều yếu tố: góc nhìn, văn hóa, thị hiếu, vùng miền, phong tục... Tiểu luận be bé này xin liều mạng đi tìm cái chung cho tất cả những góc qui chiếu đó.

  • INRASARA1. Điểm lại mười căn bệnh phê bình hôm nay

  • XUÂN NGUYÊNHơn ở đâu hết, thơ mang rất rõ dấu ấn của người làm ra nó. Dấu ấn đó có thể là do kinh nghiệm sống, do lối suy nghĩ… đưa lại. Đứng về mặt nghệ thuật mà nói, dấu ấn trong thơ có thể được tạo nên bởi lối diễn đạt, bởi mức độ vận dụng các truyền thống nghệ thuật của thơ ca.

  • Linda Lê, nhà văn nữ, mẹ Pháp cha Việt, sinh năm 1963 tại Đà Lạt, hiện đang sống tại Paris, viết văn, viết báo bằng tiếng Pháp. Một số tác phẩm của nhà văn đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam như là: Vu khống (Calomnies), Lại chơi với lửa (Autres jeux avec le feu). Chị đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế vào ngày 15.10.2010 vừa rồi. Sau khi trao đổi về bản dịch, chị đã đồng ý cho phép đăng nguyên văn bài nói chuyện này ở Tạp chí Sông Hương theo như gợi ý của dịch giả Lê Đức Quang.

  • LÊ TIẾN DŨNGKhi nói đến thơ một vùng đất, thường người ta vẫn chú ý nhiều đến những vấn đề như tác phẩm, thể loại, đội ngũ… nghĩa là tất cả những gì tạo nên phong trào thơ của một vùng.

  • LẠI NGUYÊN ÂN(Trích đăng một phần tiểu luận)

  • KHẾ IÊMGửi các nhà thơ Đỗ Quyên, Inrasara và Lê Vũ