Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.
Du khách nước ngoài thích thú chơi thử đàn bầu. Ảnh: AN DUNG
Tại hội thảo khoa học “Nghệ thuật đàn bầu Việt Nam - Truyền thống, kế thừa và phát triển” do Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức mới đây, đã có nhiều ý kiến xung quanh việc làm cách nào đưa cây đàn bầu hội nhập quốc tế.
Nhạc cụ mang hồn cốt dân tộc
Trong tiến trình văn hóa Việt Nam nói chung, nền âm nhạc Việt Nam nói riêng, đàn bầu giữ một vị trí bền vững không thể phủ nhận. Từ trong các sinh hoạt âm nhạc dân gian, lễ nghi phong tục, các loại hình sân khấu truyền thống, âm nhạc cung đình cho tới các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ phương Tây mấy chục năm gần đây đều có sự tham gia trình diễn của đàn bầu. “Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng, khổ trong mỗi con người chúng ta”, NSND Thanh Tâm nhận định.
Sức sống của đàn bầu đã lan tỏa, vượt ra khỏi biên giới. Nhiều nhạc sĩ quốc tế đã quan tâm tìm hiểu và viết cho cây đàn bầu. Như tại Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu, nhạc sĩ Robert Casteels (Singapore) với tác phẩm Cụ Rùa; Natalya Vagner (Australia) với The ride to the crescent moon cho Fl, Ob, Vn, đàn Bầu; Mark Armanini (Canada) với Dance of Many Colour cho Chamber Orchestra và 2 đàn bầu…
Cải tiến đàn bầu
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhìn nhận, so với thời kỳ trước, hiện nay các nhạc sĩ ít viết cho cây đàn bầu. Ngoại trừ một số nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vẫn tiếp tục say mê truyền bá và biểu diễn đàn bầu như: NSND Thanh Tâm, NSND Hoàng Anh Tú, NSƯT Bùi Lệ Chi, ở nước ngoài có nghệ sĩ Hoàng Bích và Khắc Chi…
Cùng trăn trở này, NSƯT Hồ Hoài Anh đề xuất mời những kỹ sư âm thanh giỏi cùng với các nghệ nhân làm đàn, các nghệ sĩ am hiểu về đàn bầu nghiên cứu về các nguyên lý của âm thanh, cách phát âm đặc biệt của đàn bầu để từ đó tìm ra một cây đàn giữ được âm sắc của đàn bầu truyền thống với âm lượng đảm bảo phục vụ cho đông đảo quần chúng yêu nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Cơ quan quản lý cũng nên có biện pháp khuyến khích người sáng tác các tác phẩm dành cho đàn bầu. Nhất là những tác phẩm ngẫu hứng và ngẫu hứng trên cơ sở hòa thanh nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, cũng như tìm thêm được những kỹ thuật mới bổ sung cho khả năng diễn tấu của cây đàn thông qua các tác phẩm.
NSND Thanh Tâm cũng đồng tình: “Số phận của cây đàn thuần Việt trong cuộc chuyển hóa là tất yếu, bởi cải tiến đàn bầu là cần thiết giúp cây đàn ngày một hoàn mỹ hơn. Cần tìm đến một hướng cải tiến không làm mất đi sự giản dị, độc đáo của cây đàn một dây và cách gảy bồi âm kết hợp với co giãn cần đàn tạo nên âm sắc đặc biệt của đàn bầu”.
Dưới góc nhìn đặc thù, NSƯT Bùi Lệ Chi, Trưởng bộ môn Đàn bầu, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho rằng, để cây đàn bầu tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình với tư cách là một đại diện tiêu biểu của con người và văn hóa Việt Nam, thì công tác đào tạo phải là nền tảng. NSƯT Bùi Lệ Chi cũng đề xuất mở lại hệ sơ cấp, vì đào tạo tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật nhất thiết phải được bắt đầu khi tuổi còn nhỏ, chứ không thể bắt đầu ở lứa tuổi đã lớn như hiện nay.
Theo Mai An - SGGP
Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.
Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…
NGUYỄN HẢI YẾN
Khi tôi viết những dòng này, thì ở Hải Dương, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong hồi quyết liệt. Sự thực là tính từ ngày khởi phát làn sóng Covid-19 lần thứ ba tại Việt Nam mà điểm nóng bắt đầu công ti POYUN - thành phố Chí Linh, Hải Dương chúng tôi chưa có một ngày nào bình yên.
Sách là một trong những sản phẩm dễ bị xâm phạm bản quyền nhất hiện nay.
Những ngày qua, dư luận xôn xao về bức tượng Nữ Thần Tự do phiên bản lỗi, được nhận xét thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện trong một khu du lịch ở Sa Pa - Lào Cai. Đó không chỉ là cảnh báo về sự tùy tiện trong thẩm mỹ mà còn là câu chuyện về việc quản lý loại hình du lịch mới.
Đó là những thư viện của gia đình, nhưng lại phục vụ cộng đồng và đều nằm trong các làng quê, bên lũy tre, sân đình, tô điểm thêm nét đẹp của vùng quê Kinh Bắc vốn rạng danh với truyền thống hiếu học và thành tích khoa bảng.
Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải.
Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải.
Với sự xuất hiện của loại virus mới SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và sau đó đã bùng phát thành đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo trên thế giới đã bắt tay vào hành động.
Xây dựng đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa TPHCM giai đoạn 2020-2035” là điều hết sức cần thiết và đã được UBND TPHCM thông qua mới đây. Trong tình hình hiện nay, việc xác định các hướng phát triển văn hóa sẽ vừa mang tính chiến lược, vừa có ý nghĩa thiết thực.
Sau đợt nghỉ diễn vì dịch Covid-19 những ngày tết vừa qua, các sân khấu cải lương xã hội hóa cùng nghệ sĩ (NS) lên kế hoạch phục vụ khán giả nhiều vở mới.
Hướng đến các giá trị truyền thống đang là một xu hướng diễn ra dù âm thầm nhưng rất mạnh mẽ trong giới nghệ thuật.
Trong vòng xoáy chung, khó mà nói ngành nghề, lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nghệ thuật có cách sáng tạo và thích ứng riêng.
Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng virus corona có thể không chỉ làm thay đổi phương thức và lịch trình biểu diễn của nhiều nhà hát opera và dàn nhạc mà còn dẫn đến việc thay đổi cán cân quyền lực giữa nghệ sĩ và giới quản lý.
Covid là một cú sốc, nhưng Covid cũng là một món quà với trẻ em. Sớm hay muộn, Covid cũng sẽ rời xa, nhưng ngay lúc này, cha mẹ có thể biến không gian Covid thành một bài học lớn cho trẻ ngay tại nhà...
Tôi xin phép lấy nhận xét về thời trang của nhà thơ đương thời người Đức E. H. Ballermann để trả lời ngay - trước khi lý luận - câu hỏi thường đặt ra cho tôi "Áo dài truyền thống có đi ngược trào lưu hay xu hướng thời trang hiện đại không”, rằng: Không!
Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công - ông Táo, cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến.
Nhìn sự rộn ràng của đường phố thấy đầy sức sống, đầy năng lượng, một sự bình thường vô cùng đáng quý mà ngày thường sẽ chỉ thấy đông quá, tắc đường, bụi bặm quá. Dòng chảy cuồn cuộn ấy mà bị ngừng trệ thì thật kinh khủng...
Quá trình sáng tác và thực hành các loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nghiêm cẩn của mỗi nghệ sĩ. Trong quá trình ấy, tính độc lập, riêng biệt của nghệ sĩ sẽ tạo ra sự khác biệt, để lại dấu ấn và phát triển. Đó là chia sẻ của nhiều nghệ sĩ tại tọa đàm “Trùng trùng tiếp tiếp: sân khấu xưa và nay” tối 20.1.
Các bộ phim ăn khách, chương trình nghệ thuật thu hút khán giả, sản phẩm âm nhạc bán chạy... đang khẳng định giá trị kinh tế của văn hóa. Tuy nhiên, đóng góp của văn hóa không chỉ thể hiện qua những con số, và cũng không nên coi đó là mục tiêu của lĩnh vực này.