Quá trình sáng tác và thực hành các loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nghiêm cẩn của mỗi nghệ sĩ. Trong quá trình ấy, tính độc lập, riêng biệt của nghệ sĩ sẽ tạo ra sự khác biệt, để lại dấu ấn và phát triển. Đó là chia sẻ của nhiều nghệ sĩ tại tọa đàm “Trùng trùng tiếp tiếp: sân khấu xưa và nay” tối 20.1.
Cảm xúc nghệ sĩ tạo nên dấu ấn khác biệt cho vở diễn
Truyền thống không bất biến
Theo nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức, qua thời gian, các loại hình nghệ thuật đều đứng lên đòi quyền độc lập, sân khấu truyền thống cũng không ngoại lệ. Kéo theo đó, mỗi cá nhân làm nghệ thuật và mỗi bộ môn nghệ thuật cũng luôn mong muốn được thể hiện tính riêng trong sự phát triển chung. Trong các loại hình sân khấu kịch hát, tuồng mang tính hành vi rất cao, đòi hỏi sự trau chuốt, tinh khéo của động tác, dễ mang đến cảm nhận trực diện cho người xem. Là sự tổng hợp của nghệ thuật ca, múa, nhạc và diễn trò, bản thân mỗi vở tuồng và diễn viên thực hành bộ môn nghệ thuật này đều hướng tới mục đích thể hiện cảm xúc, tư duy, suy nghĩ cá nhân, xa hơn là tư tưởng vở diễn, ý tưởng về nội dung, quan điểm nghệ thuật.
Nhiều nghệ sĩ cho rằng, truyền thống là bản sắc, ở phương diện cụ thể, bản sắc ấy được thể hiện khác nhau trong cá nhân mỗi nghệ sĩ. Với nghệ thuật truyền thống, diễn viên có thể yêu hay ghét, song thái độ, cách tiếp cận như thế nào là do họ. “Tôi từng nghe nhiều tranh luận, nếu không hiểu truyền thống sẽ khó thực hành các loại hình nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người không biết/hiểu nghệ thuật truyền thống, lại làm khá tốt các loại hình này, bởi tính cá nhân của họ rất cao. Cá nhân tôi cho rằng, với cả người diễn và người xem, nên hiểu truyền thống để thể hiện rõ hơn sự yêu, ghét của mình đối với các bộ môn nghệ thuật. Chỉ khi hiểu truyền thống mới có thể biến đổi hiểu biết này thành tính cá nhân, từ đó dễ dàng nắm bắt, hòa hợp với sân khấu quốc tế”, nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức nói.
Còn theo đạo diễn, NSƯT Đặng Bá Tài (Nhà hát Tuồng Việt Nam), với sân khấu tuồng, đành rằng không phải là bất biến, nhưng truyền thống là sự tiếp nối, kế thừa, cô đúc, là sự chắt lọc và định hình từ hàng chục, hàng trăm thế hệ nghệ sĩ đã đồng sáng tạo những vai diễn mẫu mực, có giá trị như: Kim Lân, Linh Tá, Phạm Ðịnh Công... cùng với những miếng diễn hết sức đặc sắc như: Kim Lân biệt mẹ, Kim Lân qua đèo, Ôn Ðình chém Tá, Phạm Ðịnh Công đề cờ (trong vở tuồng “Sơn Hậu”); hoặc Lão Tạ sai Cơ, Phương Cơ qua ải, Tạ Ngọc Lân lăn lửa (tuồng “Tam nữ đồ vương”)… Song, nếu tuồng của 100 năm sau vẫn diễn như 100 năm trước thì rất khó có người xem, khó tìm được công chúng.
Cảm xúc - dấu ấn khác biệt
NSƯT Đặng Bá Tài cho rằng, giá trị của sân khấu là một dòng chảy không ngừng nghỉ. Từ quá khứ đến hiện tại, tác phẩm sân khấu được định hình bởi các tài năng sáng tạo ra nó. Thế hệ của ông được đào tạo theo một phương pháp hoàn toàn khác so với thế hệ sau này. Do vậy, người theo học nghệ thuật có sự cảm nhận khác, thay đổi theo từng điều kiện môi trường xã hội.
Mở rộng vấn đề, một số nghệ sĩ nêu quan điểm, các trường học nói chung lâu nay vẫn dạy trò làm và tư duy theo thầy, song dường như quên hoặc rất ít khi dặn học trò hãy làm bằng những gì mình học được hoặc cần sẵn sàng thể hiện tố chất sẵn có. Sự sáng tạo của người học sẽ làm nên tính cá biệt, đặc sắc của sản phẩm họ làm ra. Nghệ sĩ tuồng Nguyễn Đình Nam đồng tình, không thể bắt trò làm theo răm rắp những gì thầy bà truyền đạt. Ngoài việc học thầy, nghệ sĩ phải có cái tôi, có chính kiến thì mới phát triển. Đúng hơn, “nếu chỉ dựa vào thầy, chúng ta chỉ là những con rối”.
Hiện nay sân khấu tuồng, chèo, cải lương rất khan hiếm khán giả. Ở các loại hình nghệ thuật khác, đơn cử như mỹ thuật, họa sĩ nào vẽ giỏi sẽ bán được nhiều tranh, nhà văn nào tiếp cận với cách nhìn của thế giới thì bán được nhiều sách. Với nghệ thuật nói chung, một số tác giả khai thác cái tôi mạnh mẽ, tiếp cận và đề cập tất cả các vấn đề của đời sống xã hội thì có thể tác phẩm của họ được đông đảo công chúng đón nhận. "Song, áp dụng điều này với sân khấu truyền thống lại rất khó”, NSƯT Đặng Bá Tài nhận định.
Tuy nhiên, NSƯT Đặng Bá Tài giải thích thêm, một số vở tuồng truyền thống cách đây hàng trăm năm đến nay vẫn tồn tại, không chỉ bởi nó mang nội hàm khái quát, nội dung sâu sắc, dấu ấn nghệ thuật xuyên thời gian như “Tam nữ đồ vương”, “Ngọn lửa hồng sơn”, “Sơn Hậu”, “Trảm Trịnh Ân”... mà còn mổ xẻ nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, được khán giả yêu chuộng. “Vấn đề chúng tôi muốn bàn là, tại sao các vở tuồng hiện đại gần đây cũng đầy ắp hơi thở cuộc sống, lại ít được nhớ đến, khán giả xem rồi dễ dàng quên. Vậy, giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đang có sự vênh nhau. Tính độc lập, tính tự do đang được phát huy để khuyến khích các cá nhân phát triển và sáng tạo. Một tác phẩm sân khấu truyền thống không thể bắt diễn viên thực hiện như nguyên bản các vở diễn mẫu mực xưa, bởi động tác có thể gần đúng nhưng cảm xúc là những gì rất riêng của mỗi nghệ sĩ”.
Thực tế, các nghệ sĩ ở cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đa số không được trực tiếp xem những vở tuồng thầy mẫu mực, những vai diễn đặc sắc của các nghệ sĩ thế hệ trước, song họ vẫn thể hiện rất đạt các vai diễn tuồng truyền thống. Để làm được điều đó là bởi cảm nhận của nghệ sĩ với vở diễn và cảm xúc khi thể hiện. Tất cả làm nên sự khác biệt giữa các nghệ sĩ.
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.