Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.
Nối tiếp các bộ trường thiên tiểu thuyết Hồ Dương, Thiên hạ chi vương và Vũ tịch, nữ tác giả Trường An lại một lần nữa sẽ đưa chúng ta quay về giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông qua tác phẩm mới “Thiên nhạc”.
Hai vương triều lấy một thành lũy kéo dài từ biển cả lên núi cao làm ranh giới. Những cuộc chiến kéo dài dai dẳng trong suốt năm mươi năm dài. Và rồi trên mảnh đất chết chóc ấy, một huyền thoại được sinh thành.
Chàng là người con thứ tư của vương thượng Nam triều, nhậm chức nguyên soái đầu tiên của vương triều vào năm hai mươi tuổi. Trong mắt mọi người, chàng là con yêu của trời cao, là một thiên tài quân sự, là vị nguyên soái dựng xây nên toàn bộ nền tảng hòa bình vững chắc cho cả một triều đại. Nhưng rồi, chàng đã thấy định mệnh mở ra trước mắt mình trong đêm nọ, trong hình bóng linh hồn chập chờn hư ảo trên vùng đất chết...
Trên vùng đất bị chiến tranh cày nát, thi thể vùi lấp lên nhau rồi tan thành cát bụi, chàng đã thấy nàng ta, linh hồn kết tinh từ tử khí và oán hận. Trên vùng đất của những linh hồn và thánh thần, chàng thấy đời mình mông lung trên ranh giới của sự sống cùng cái chết, của nhân tính và sự vô luân, trên những sự đương nhiên và vô lý cực cùng của cuộc chiến tranh thảm khốc.
Năm hai mươi tuổi, chàng là vị Nguyên soái giương lá cờ chiến thắng trên tường thành lũy cao vút, trên cánh đồng bạt ngàn xác chết.
Năm hai mươi tuổi, chàng bị đẩy ra trận chiến tử thủ, đối đầu với số quân địch lớn hơn gấp mười, chứng kiến những biển người ồ ạt xông lên, những tường thành, hào lũy xây bằng xác người.
Năm hai mươi tuổi, trong một ngày mùa đông tràn ngập mùi chết chóc, chàng mới chợt nhận ra sự hiện hữu của con người trên thế gian.
Năm hai mươi bốn tuổi, vào một ngày mùa hạ sáng trong rực rỡ, chàng mới nhận ra mình...
Dựa trên sự kiện lịch sử có thật nhưng đặt vào một không gian khác, lồng ghép vào một thế giới hư ảo để triển khai mở rộng chiều hướng câu chuyện, lấy một khoảng thời gian ngắn và một không gian hẹp, cuộc chiến trong “Thiên nhạc” dường như không có lý do, hoàn cảnh. Tất cả chỉ gói gọn trong một trận chiến, dưới đôi mắt của một thanh niên hai mươi tuổi lần đầu ra trận.
Không còn bất cứ lý do hay hoàn cảnh nào, trận chiến này chỉ còn là một cuộc tranh đấu sống còn, nơi tất cả mọi người phải tìm cách giành giật sự sống cho bản thân, trong sự tàn ác thản nhiên tuyệt đối, trong những toan tính và dối lừa giăng mắc điệp trùng. Mọi người lừa gạt nhau, lừa gạt chính mình, lẫn lộn trong chính những gì mình tin tưởng, dựng xây.
Rồi cuối cùng, không còn ai biết thế nào là "sự thật". Những toan tính, dối lừa dường như đã xây dựng nên toàn bộ thế giới của cả con người, thánh thần lẫn những hồn ma...
Là người luôn muốn giữ tình yêu đơn thuần với tri thức và lịch sử , tác giả Trường An tin rằng tìm hiểu lịch sử cũng là cách để nhìn nhận chân xác bản thân và cuộc sống; và viết là cách để đối thoại, phản biện, hiểu sâu hơn các vấn đề. |
1. Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay ta gì gì ông Trời cũng chẳng ưu ái thêm ngày nào, vậy mà bên trời ấy thế hệ này đến thế hệ khác nảy nòi bao nhiêu tiểu thuyết gia lớn. Còn ta thì không. Tại sao?
Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.
Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.
Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.
Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạc, Dưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.
NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.
“Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.
Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.
Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.
Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.
“ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.
Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.
Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.
Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.