Tiểu thuyết “Thiên nhạc”: Câu chuyện “quen mà lạ” về cuộc chiến vương triều

15:37 11/05/2018

Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.

Nối tiếp các bộ trường thiên tiểu thuyết Hồ Dương, Thiên hạ chi vương và Vũ tịch, nữ tác giả Trường An lại một lần nữa sẽ đưa chúng ta quay về giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông qua tác phẩm mới “Thiên nhạc”.

Hai vương triều lấy một thành lũy kéo dài từ biển cả lên núi cao làm ranh giới. Những cuộc chiến kéo dài dai dẳng trong suốt năm mươi năm dài. Và rồi trên mảnh đất chết chóc ấy, một huyền thoại được sinh thành.

Chàng là người con thứ tư của vương thượng Nam triều, nhậm chức nguyên soái đầu tiên của vương triều vào năm hai mươi tuổi. Trong mắt mọi người, chàng là con yêu của trời cao, là một thiên tài quân sự, là vị nguyên soái dựng xây nên toàn bộ nền tảng hòa bình vững chắc cho cả một triều đại. Nhưng rồi, chàng đã thấy định mệnh mở ra trước mắt mình trong đêm nọ, trong hình bóng linh hồn chập chờn hư ảo trên vùng đất chết...

Trên vùng đất bị chiến tranh cày nát, thi thể vùi lấp lên nhau rồi tan thành cát bụi, chàng đã thấy nàng ta, linh hồn kết tinh từ tử khí và oán hận. Trên vùng đất của những linh hồn và thánh thần, chàng thấy đời mình mông lung trên ranh giới của sự sống cùng cái chết, của nhân tính và sự vô luân, trên những sự đương nhiên và vô lý cực cùng của cuộc chiến tranh thảm khốc.

Năm hai mươi tuổi, chàng là vị Nguyên soái giương lá cờ chiến thắng trên tường thành lũy cao vút, trên cánh đồng bạt ngàn xác chết.

Năm hai mươi tuổi, chàng bị đẩy ra trận chiến tử thủ, đối đầu với số quân địch lớn hơn gấp mười, chứng kiến những biển người ồ ạt xông lên, những tường thành, hào lũy xây bằng xác người.

Năm hai mươi tuổi, trong một ngày mùa đông tràn ngập mùi chết chóc, chàng mới chợt nhận ra sự hiện hữu của con người trên thế gian.

Năm hai mươi bốn tuổi, vào một ngày mùa hạ sáng trong rực rỡ, chàng mới nhận ra mình...

Dựa trên sự kiện lịch sử có thật nhưng đặt vào một không gian khác, lồng ghép vào một thế giới hư ảo để triển khai mở rộng chiều hướng câu chuyện, lấy một khoảng thời gian ngắn và một không gian hẹp, cuộc chiến trong “Thiên nhạc” dường như không có lý do, hoàn cảnh. Tất cả chỉ gói gọn trong một trận chiến, dưới đôi mắt của một thanh niên hai mươi tuổi lần đầu ra trận.

Không còn bất cứ lý do hay hoàn cảnh nào, trận chiến này chỉ còn là một cuộc tranh đấu sống còn, nơi tất cả mọi người phải tìm cách giành giật sự sống cho bản thân, trong sự tàn ác thản nhiên tuyệt đối, trong những toan tính và dối lừa giăng mắc điệp trùng. Mọi người lừa gạt nhau, lừa gạt chính mình, lẫn lộn trong chính những gì mình tin tưởng, dựng xây.

Rồi cuối cùng, không còn ai biết thế nào là "sự thật". Những toan tính, dối lừa dường như đã xây dựng nên toàn bộ thế giới của cả con người, thánh thần lẫn những hồn ma...

Là người luôn muốn giữ tình yêu đơn thuần với tri thức và lịch sử , tác giả Trường An tin rằng tìm hiểu lịch sử cũng là cách để nhìn nhận chân xác bản thân và cuộc sống; và viết là cách để đối thoại, phản biện, hiểu sâu hơn các vấn đề.


Theo Trịnh Huyền - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.