THÁI KIM LAN
Con thương yêu,
Mẹ đang ở Huế, ngồi trong nhà của ngoại viết thư cho con. Con ơi, rời mùa Thu Munich về đây, lại thấy Huế cũng Thu.
Tiến Sĩ Thái Kim Lan - Ảnh: internet
Nhưng mùa Thu ở Huế không vàng chói lộng lẫy xa hoa như mùa Thu bên ấy, mà xanh, một màu xanh lạ lùng, vừa rũ rượi vừa nên thơ làm rung động trái tim, cảnh vật cứ nhạt nhòa, bồng bềnh trong một màu xanh không dứt, làm cho mẹ cứ như bị cuốn hút vào trong một nỗi buồn bã nhung nhớ mơ hồ, không gọi được tên.
![]() |
Tranh Mai Lan vẽ tặng Mẹ |
Suốt ngày theo với mưa, mẹ hết đi ra hiên nhìn mưa rồi lại thơ thẩn từ nhà vỏ cua đến nhà trong, căn nhà xưa với nhiều cột đen và bóng tối… đôi lần mẹ có cảm giác như đang chạm vào một thứ hoài niệm đang lẩn quẩn quanh đây.
Trong những lúc tưởng như chết đuối trong mưa, hình ảnh con như cái phao, đưa mẹ về với hiện tại, làm ấm lòng. Thật khó tả, mùa Thu nơi đây! Chưa bao giờ mẹ mong ước có con ở đây để cùng ngắm màu xanh mùa Thu của Huế như thế.
Thì thôi, muốn biết mùa Thu ở Huế thế nào, con hãy lấy tập vẽ của con, cọ vẽ và màu nước (Aquarell), con hãy hòa màu xanh lá cây (gruen), thật nhiều, với màu trắng (weiss), màu của hơi sương và hơi nước và tô thêm màu xanh nước biển (blau), con thử hòa chúng lại với nhau, 2 phần màu xanh lá cây và một phần trắng xanh (bleumarin), thì con có thể thấy được phần nào màu xanh của mùa Thu nơi đây.
Trong màu xanh biền biệt ấy, con hãy vẽ một ngọn lá mít màu vàng octave và một ngọn lá bàng màu đỏ đậm chìm lỉm trong nước, một ngọn thôi chứ đừng nhiều, vì giữa muôn ngàn cây cỏ xanh tái tê trong mưa, Huế chỉ có màu vàng của lá mít và màu đỏ của lá bàng, hiếm hoi trong hơi lạnh, điểm xuyết cho tâm hồn hửng chút nắng, chứ không chan hòa rực rỡ như mùa Thu ở bên ấy, con à.
Con hãy vẽ mùa Thu Huế và cất đó, đến khi mẹ về, chúng ta cùng ngắm mùa Thu Huế với nhau.
T.K.L
(SĐB9-12)
HOÀNG LONG
Tùy bút
Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.
Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7
DO YÊN
NGUYÊN HƯƠNG
Tạp bút
Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.
BỬU Ý
Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tản văn
Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.
NGUYỄN VĂN TOAN
Bút ký
Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.
NGUYÊN HƯƠNG
Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.
THÁI KIM LAN
"Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là
Một chút mây phù du“
VŨ DY
Tùy bút
Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.
THÁI KIM LAN
Tùy bút
Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?
NGUYÊN HƯƠNG
Tùy bút
Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.
LINH THIỆN
Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
PHÙ SINH
Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tùy bút
Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.
PHI TÂN
Tùy bút
Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.
ĐỖ XUÂN CẨM
Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.
bút ký của Lê Vũ Trường Giang
Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất mỏng như lưỡi liềm, những đường cong với nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách cùng những làng nghề chế biến muối và nước mắm nổi tiếng.