Thư trả lời anh Phạm Quang Trung

15:14 12/08/2008
PHẠM THỊ LYTôi viết những dòng này vì biết rằng giáo sư Cao Xuân Hạo sẽ không bao giờ trả lời bài viết của một tác giả như anh Phạm Quang Trung và những gì mà anh đã nêu ra trong bài "Thư ngỏ gửi Giáo sư Cao Xuân Hạo đăng trên Tạp chí Sông Hương số 155, tháng 1-2002.

Tôi cũng như anh Phạm Quang Trung, là một người say mê sự tài hoa và thông thái của giáo sư Cao Xuân Hạo từ nhỏ, nhưng có lẽ may mắn hơn anh ở chỗ được tiếp xúc nhiều hơn với giáo sư Cao Xuân Hạo và có thể nói không sợ quá lời rằng hiểu được con người và tư tưởng của giáo sư đầy đủ hơn anh, cho nên viết những dòng này không phải để thanh minh cho giáo sư Cao Xuân Hạo, vì việc đó là hoàn toàn không cần thiết, mà là để chia sẻ cùng anh một vài suy nghĩ của mình, chung quanh vấn đề anh đã nêu ra, giống như trong một cuộc chơi, đã có người tung thì phải có kẻ hứng mới vui, nếu không thì cuộc đời buồn tẻ biết bao.
Tuy chỉ là một người học trò dốt nát của giáo sư Cao Xuân Hạo, tôi cũng nhận biết được rằng hầu hết những điều anh đã nêu ra trong bài viết đều là sự minh chứng hùng hồn cho thấy những điều giáo sư Cao Xuân Hạo đã nói là đúng. Điều lo ngại của giáo sư Cao Xuân Hạo đã có lần được bộc lộ rất thành thật: "Tôi biết những điều tôi viết trên đây không có bao nhiêu sức thuyết phục, và sẽ không thiếu gì những bạn đọc không tin tôi nói thật, hay ít nhất cũng cho rằng tôi vẽ ra một bức tranh quá ảm đạm, và những nhận định của tôi là cực đoan và thiếu căn cứ". Anh Phạm Quang Trung chính là một trong những bạn đọc mà GS Cao Xuân Hạo đã biết trước rằng "không thiếu gì" ấy. Điều đáng tiếc là anh chỉ viện dẫn một nửa ý kiến của giáo sư Cao Xuân Hạo, nửa sau quan trọng hơn nhiều thì anh lại cắt mất, hoặc cũng có thể vô tình hay cố ý lờ đi: "Tôi rất tiếc trong một bài báo không thể nêu ra những luận cứ khoa học đủ minh xác để biện hộ cho những nhận định của mình, vì thế đối với các bạn muốn có những cơ sở khoa học để có thể trao đổi ý kiến một cách nghiêm túc, tôi xin các bạn đọc cuốn "Tiếng Việt, Sơ thảo ngữ pháp chức năng" (NXB KHXH, H, 1991 và "Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa" )NXB GD,H,1998) của tôi" (Mạnh hơn bão táp, Văn Nghệ, 22/1/2000) Vì vậy, anh đã lý giải hoàn toàn sai lạc lý do của hiện tượng này. Anh cho rằng những điều GS Cao Xuân Hạo nói là thiếu sức thuyết phục bởi vì GS "cực đoan trong cách sử dụng lập luận và cách sử dụng từ ngữ", là "mạt sát người khác", là phiến diện" v.v... và kết luận đó là do cái "tâm" của người viết! Giá như anh không đặt vấn đề như vậy, mà chứng minh từng điểm một, với những lý lẽ có căn cứ và những dẫn chứng thuyết phục, rằng những nhận định của GS Cao Xuân Hạo là sai lạc hoàn toàn, thì có lẽ người đọc sẽ đánh giá cao hơn bài viết của anh, cả về phương diện khoa học lẫn về tầm vóc văn hoá của người viết. Chẳng hạn, nếu anh biết rằng số lượng các bài báo khoa học về y khoa, hoá học và sinh học của các tác giả trong nước đăng trên các tạp chí quốc tế chỉ khoảng 250 bài trong suốt 35 năm qua, so với Thái Lan 5.210 bài, Malayxia 2.088 bài, Singapo 6.932 bài, chưa nói đến các quốc gia phát triển khác, thì không rõ anh có còn giữ quan điểm cho rằng "khoảng cách giữa ta và người là có, nhưng chắc không quá lớn"? Thực ra vấn đề thua kém của trình độ khoa học trong nước là một mối lo âu chung mà rất nhiều người chia sẻ. Một nhà lãnh đạo chính trị nước ta cũng có lần phát biểu đại ý là phải biết nhục vì đói nghèo thì mới vươn lên được khỏi đói nghèo, cũng như đã là trí thức thì phải biết nhục vì trình độ thua kém, mới hòng thoát ra khỏi sự dốt nát mà tiến lên. Tự nhận thức và phê phán cái xấu, cái yếu kém của dân tộc mình hay đất nước mình là điều rất nhiều nước nghèo đã phải trải qua trên con đường vươn lên khẳng định mình. Những sự phê phán mà GS Cao Xuân Hạo đã nêu ra trong những bài báo gần đây chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh trên tinh thần ấy, chứ hoàn toàn không phải là một sự miệt thị nhắm vào một cá nhân nào hay kể cả nhắm vào số đông, như anh Phạm Quang Trung đã hiểu.
Cho nên cái lý do khiến những điều GS Cao Xuân Hạo đã trình bày trong một số bài báo gần đây "không có bao nhiêu sức thuyết phục", chính là cái sức ỳ trong tư duy của một số người đã quá gắn bó với những nhận định và quan điểm cũ đến mức từ bỏ những quan điểm ấy thì cũng đau đớn như từ bỏ chính bản thân mình. Có thể nói những người "kết tội" GS Cao Xuân Hạo là "cực đoan", "phiến diện" cũng chính là những người cực đoan và phiến diện ở phía ngược lại. Chẳng hạn anh Phạm Quang Trung cho rằng việc GS Cao Xuân Hạo đã từng được triệu tập đến nghe bốn buổi giảng về ngôn ngữ học trong đó diễn giả chưa từng đọc một trang sách báo nào về ngôn ngữ học là một "phép ngoa dụ dùng không đúng chỗ" và là một dẫn chứng về sự phiến diện. Chẳng lẽ anh không cực đoạn và phiến diện khi kết luận về một điều anh hoàn toàn không biết rõ? Nếu anh không dự bốn buổi giảng ấy và không nghe những gì mà diễn giả ấy trình bày thì làm sao anh biết GS.Cao Xuân Hạo nói quá lời?
Anh coi nhận định của GS.Cao Xuân Hạo về một cuốn sách giáo khoa nọ ("sản phẩm của một người hoàn toàn mù chữ về ngôn ngữ học và tiếng Việt viết ra") là "mạt sát người khác", mà không hề đưa một dẫn chứng nào để chứng minh cho người đọc thấy rằng quyển sách giáo khoa ấy là thể hiện một trình độ am hiểu chuyên nghiệp về ngôn ngữ học và tiếng Việt để bác lại nhận định của GS Cao Xuân Hạo. Như thế liệu có công bằng chăng? Anh nói cách đạt vấn đề của giáo sư Cao Xuân Hạo ("Tại sao không ai hé răng tranh luận với họ một lần xem sao?) là "giành giật chiến thắng bằng mọi giá", mà không chịu thấy rằng GS chỉ nói lên một sự thật, trong đó có cả trường hợp của anh: cũng như những người khác, anh "kết tội" GS Cao Xuân Hạo mà không có lập luận, không có lý lẽ.
Tôi biết GS Cao Xuân Hạo có thể có đôi lúc quá lời, nhưng đó không phải là do cái tâm không tốt đối với người bị phê phán, mà là nỗi bức xúc và thái độ không khoan nhượng đối với sự dốt nát và giả dối. Nếu không có nỗi bức xúc và thái độ không khoan nhượng đó, hẳn là người ta khó có đủ sức mạnh để tuyên chiến với sự lạc hậu, lỗi thời, để dọn đường cho cái mới tốt đẹp hơn có thể thay thế cái cũ. Nếu cái cũ không bị phủ định, thì cái mới làm sao có thể xuất hiện, và lịch sử có thể tiến lên? Tôi không coi sự sắc bén của GS Cao Xuân Hạo là cái tâm không tốt của người viết, mà coi đó là sự dũng cảm của một con người yêu sự thật và có thể hiến mình cho khoa học: ai cũng biết rằng những lời phê phán ấy sẽ biến mình thành kẻ thù của người khác, nhưng làm khoa học mà "dĩ hoà vi quý" thì khoa học chắc chắn không thể tiến được một bước nào! Chân lý cũng đòi hỏi phải trả giá, và sự hiểu lầm hoặc chê trách, thậm chí thù địch mà một số người có thể dành cho những người như GS Cao Xuân Hạo chính là cái giá phải trả để cho sự thật có thể một ngày nào đó được thừa nhận như một chân lý không thể chối cãi.
Để kết thúc bài trao đổi này, tôi muốn nhắc lại một ý thơ của Nadim Hikmet rất phổ biến ở nước ra dưới dạng như sau:
Nếu tôi không đốt lửa
Nếu anh không đốt lửa
Nếu chúng ta không đốt lửa
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng?
Bài này đã được GS Cao Xuân Hạo sửa lại cách dịch một cách hoàn toàn xác đáng (Xem Tiếng Việt, Văn Việt, và người Việt, NXB Trẻ, 2001, tr.261):
Nếu tôi không cháy lên (hay bốc cháy)
Nếu anh không cháy lên
Nếu chúng ta không cháy lên
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng?
Và xin trích lại câu kết luận của GS sau khi sửa bản dịch trên: "Nghĩa là mỗi người trong chúng ta phải có đủ nhiệt huyết để dám tự thiêu huỷ trong đấu tranh thì Chân mới thắng được Ngụy, Thiện mới thắng được Ac. Đây là một lời kêu gọi hy sinh, chứ không phải một lời đề nghị mọi người hãy đốt củi hay thắp đuốc lên cho sáng".
Tháng 1-2002
P.T.L

(nguồn: TCSH số 157 - 03 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • INRASARA1. Lạm phát thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, người người làm thơ nhà nhà làm thơ, thơ nhiều nhưng nhà thơ không có bao nhiêu… Đã thấy khắp nơi mọi người kêu như thế, từ hơn chục năm qua(1). Kêu, và bắt chước nhau kêu. Kêu, như thể một phát âm rỗng, vô nghĩa, hết cả sức nặng. Từ đó tạo thành thói quen kêu, nhàm và nhảm.

  • TÔ NHUẬN VỸ(Nhân hội thảo con đường văn học Việt Nam vào Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội từ 31/5 đến 3/6)

  • KHÁNH PHƯƠNGMột năm, trong tiến trình văn học, thường không có ý nghĩa đặc biệt nếu không nén chặt các sự kiện nghề nghiệp quan trọng, mà không phải năm nào cũng có được duyên may đó.

  • (Tường thuật từ Hội thảo “Thơ đến từ đâu” ở Tạp chí Sông Hương)

  • LÊ XUÂN VIỆTHơn bảy năm qua, kể từ ngày Bình Trị Thiên hợp nhất tỉnh. Trong thời gian ấy, hiện thực cách mạng đã diễn ra trên mảnh đất anh hùng này thật sôi động, lớn lao. Văn xuôi Bình Trị Thiên đã góp phần cùng với các loại hình văn học nghệ thuật khác phản ánh hiện thực đó, tạo nên món ăn tinh thần quý giá động viên, cổ vũ nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Để thấy rõ hơn diện mạo của văn xuôi, chúng ta thử nhìn lại sự phát triển của nó.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGCó một người bạn cùng nghề, cùng lứa, một nhà văn viết truyện ngắn mà tên tuổi không xa lạ lắm đối với bạn đọc, có lần đã tâm sự với tôi như thế nầy: “Tôi không bao giờ muốn viết bút ký. Dẫu có những cái nó là thực đến một trăm phần trăm, nó là ký rõ ràng, thì tôi vẫn cứ uốn nắn nó lại đôi chút để thành truyện ngắn”.

  • NGUYỄN THỊ KIM TIẾNTiểu thuyết lịch sử là một loại hình tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Khác với các xu hướng tiểu thuyết khác ở đối tượng và cách tiếp cận hiện thực đời sống, tiểu thuyết lịch sử đã đưa đến một cách lý giải con người dựa trên cơ sở vừa lấy lịch sử làm “đinh treo” vừa tận dụng kết hợp những đặc trưng thuộc về thể loại tiểu thuyết, mang lại một kiểu tư duy văn học trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng nhiều phương diện mới mẻ.

  • HOÀNG THỊ QUỲNH ANHTrương Đăng Dung dạo vườn thơ khi mới ngoài 20 tuổi, lúc đang còn là một sinh viên du học ở nước ngoài. Năm 1978, ông đã trình làng bài thơ “Âm hưởng mùa hè” trên báo Văn nghệ. Nhưng rồi công việc nghiên cứu và dịch thuật văn học khiến ông neo thơ vào lòng, ấp ủ bấy lâu nay.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ“Cốt truyện” là thuật ngữ quen dùng trong nghiên cứu văn học Việt Nam, chỉ một đặc điểm của tác phẩm tự sự có từ lâu đời, được dịch từ tiếng Nga siuzhet, tiếng Anh plot, tiếng Pháp sujet.

  • ĐỖ LAI THÚY1. Ở ta không biết tự bao giờ, trong số đông, đã hình thành một hệ giá trị: lý luận là nhất, nghiên cứu thứ hai, còn phê bình thì đứng đội bảng. Bởi thế mở nghiệp bằng phê bình và dựng nghiệp bằng nghiên cứu là đại lộ quen thuộc của nhiều người.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNThể loại tiểu thuyết đã ra đời và có lịch sử vận động khá lâu dài. Ít nhất, ở châu Âu, thể loại này đã có từ gần năm thế kỷ.

  • CHƯƠNG THÂUNói về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chúng ta dễ dàng ghi nhận những thành tích của giáo dân, đặc biệt của các nhân sĩ trí thức, anh hùng liệt sĩ “kính Chúa yêu nước”.

  • Viện sĩ A-lếch-xan-đơ Đa-ni-lô-vích A- lếch- xan- đrốp là một nhà toán học lỗi lạc, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khi ông mới 24 tuổi, sau đó nhiều năm giữ cương vị hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp Lê- nin- grát. Ngoài toán học ra, ông còn quan tâm tới nhiều lãnh vực khoa học khác như đạo đức học, triết học, khoa học... Viện sĩ ưa thích làm thơ, và điều đặc biệt thú vị là ở tuổi 70, ông đã leo lên tới một trong những đỉnh núi của dải Thiên Sơn hùng vĩ... Sau đây là cuộc trao đổi giữa viện sĩ và phóng viên tờ “Nước Nga Xô viết”

  • LGT: Sau hơn chục năm nghiên cứu kết hợp với nhiều chuyến điền dã, ông Lê Quang Thái đã ghi chép lại Vè thất thủ Kinh đô (kể cả dị bản) trên cơ sở chú giải tỉ mỉ và cặn kẽ nhằm mở ra cho độc giả một cái nhìn bao quát về bối cảnh Kinh đô Huế ngày thất thủ và những năm tháng kế tục.Trân trọng tâm huyết và công lao của tác giả, Sông Hương xin giới thiệu tới bạn đọc một chương khá quan trọng trong công trình kể trên của ông Lê Quang Thái, hiện công tác tại Trung tâm Liễu quán Huế.S.H

  • LƯU KHÁNH THƠ“Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường... Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc một bài viết của Lê Quý Kỳ)

  • HÀ VĂN LƯỠNG 1. Trên hành trình của văn học Việt Nam hiện đại mà nói rộng ra là văn học Việt Nam thế kỉ XX, bên cạnh việc phát huy và giữ gìn bản sắc và những truyền thống văn hóa dân tộc thì nhu cầu giao lưu, tiếp thu văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học phương Tây để góp phần hiện đại hóa nền văn học dân tộc trở thành một nhu cầu cần thiết.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHVấn đề bản sắc địa phương trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà chúng ta đã có dịp bàn bạc, trao đổi nhưng chưa ngã ngũ. Có lẽ trong trường lực báo chí, tờ văn nghệ vẫn là chỗ nhạy cảm nhất về phương diện văn hóa. Hẳn nhiên, trong địa hạt ấy, tờ văn nghệ cũng là nơi khả kiến nhất về phương diện nghệ thuật. Câu hỏi đặt ra ở đây là bản sắc địa phương của tờ báo được xét theo phương diện nào? văn hóa hay nghệ thuật?

  • THANH THẢOCâu trả lời có vẻ đơn giản: văn học là... văn học. Nhưng trả lời như thế chính là đặt tiếp một câu hỏi, và lại một câu hỏi nữa, mà câu trả lời đâu như còn thấp thoáng ở phía trước.

  • TRẦN THỊ THANHĐặng Huy Trứ là một trong những gương mặt nổi trội của các nhà trí thức lớn Việt Nam ở thế kỉ XIX. Tài năng và trí tuệ tuyệt vời đã hội tụ trong con người ông.