Thư trả lời anh Phạm Quang Trung

15:14 12/08/2008
PHẠM THỊ LYTôi viết những dòng này vì biết rằng giáo sư Cao Xuân Hạo sẽ không bao giờ trả lời bài viết của một tác giả như anh Phạm Quang Trung và những gì mà anh đã nêu ra trong bài "Thư ngỏ gửi Giáo sư Cao Xuân Hạo đăng trên Tạp chí Sông Hương số 155, tháng 1-2002.

Tôi cũng như anh Phạm Quang Trung, là một người say mê sự tài hoa và thông thái của giáo sư Cao Xuân Hạo từ nhỏ, nhưng có lẽ may mắn hơn anh ở chỗ được tiếp xúc nhiều hơn với giáo sư Cao Xuân Hạo và có thể nói không sợ quá lời rằng hiểu được con người và tư tưởng của giáo sư đầy đủ hơn anh, cho nên viết những dòng này không phải để thanh minh cho giáo sư Cao Xuân Hạo, vì việc đó là hoàn toàn không cần thiết, mà là để chia sẻ cùng anh một vài suy nghĩ của mình, chung quanh vấn đề anh đã nêu ra, giống như trong một cuộc chơi, đã có người tung thì phải có kẻ hứng mới vui, nếu không thì cuộc đời buồn tẻ biết bao.
Tuy chỉ là một người học trò dốt nát của giáo sư Cao Xuân Hạo, tôi cũng nhận biết được rằng hầu hết những điều anh đã nêu ra trong bài viết đều là sự minh chứng hùng hồn cho thấy những điều giáo sư Cao Xuân Hạo đã nói là đúng. Điều lo ngại của giáo sư Cao Xuân Hạo đã có lần được bộc lộ rất thành thật: "Tôi biết những điều tôi viết trên đây không có bao nhiêu sức thuyết phục, và sẽ không thiếu gì những bạn đọc không tin tôi nói thật, hay ít nhất cũng cho rằng tôi vẽ ra một bức tranh quá ảm đạm, và những nhận định của tôi là cực đoan và thiếu căn cứ". Anh Phạm Quang Trung chính là một trong những bạn đọc mà GS Cao Xuân Hạo đã biết trước rằng "không thiếu gì" ấy. Điều đáng tiếc là anh chỉ viện dẫn một nửa ý kiến của giáo sư Cao Xuân Hạo, nửa sau quan trọng hơn nhiều thì anh lại cắt mất, hoặc cũng có thể vô tình hay cố ý lờ đi: "Tôi rất tiếc trong một bài báo không thể nêu ra những luận cứ khoa học đủ minh xác để biện hộ cho những nhận định của mình, vì thế đối với các bạn muốn có những cơ sở khoa học để có thể trao đổi ý kiến một cách nghiêm túc, tôi xin các bạn đọc cuốn "Tiếng Việt, Sơ thảo ngữ pháp chức năng" (NXB KHXH, H, 1991 và "Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa" )NXB GD,H,1998) của tôi" (Mạnh hơn bão táp, Văn Nghệ, 22/1/2000) Vì vậy, anh đã lý giải hoàn toàn sai lạc lý do của hiện tượng này. Anh cho rằng những điều GS Cao Xuân Hạo nói là thiếu sức thuyết phục bởi vì GS "cực đoan trong cách sử dụng lập luận và cách sử dụng từ ngữ", là "mạt sát người khác", là phiến diện" v.v... và kết luận đó là do cái "tâm" của người viết! Giá như anh không đặt vấn đề như vậy, mà chứng minh từng điểm một, với những lý lẽ có căn cứ và những dẫn chứng thuyết phục, rằng những nhận định của GS Cao Xuân Hạo là sai lạc hoàn toàn, thì có lẽ người đọc sẽ đánh giá cao hơn bài viết của anh, cả về phương diện khoa học lẫn về tầm vóc văn hoá của người viết. Chẳng hạn, nếu anh biết rằng số lượng các bài báo khoa học về y khoa, hoá học và sinh học của các tác giả trong nước đăng trên các tạp chí quốc tế chỉ khoảng 250 bài trong suốt 35 năm qua, so với Thái Lan 5.210 bài, Malayxia 2.088 bài, Singapo 6.932 bài, chưa nói đến các quốc gia phát triển khác, thì không rõ anh có còn giữ quan điểm cho rằng "khoảng cách giữa ta và người là có, nhưng chắc không quá lớn"? Thực ra vấn đề thua kém của trình độ khoa học trong nước là một mối lo âu chung mà rất nhiều người chia sẻ. Một nhà lãnh đạo chính trị nước ta cũng có lần phát biểu đại ý là phải biết nhục vì đói nghèo thì mới vươn lên được khỏi đói nghèo, cũng như đã là trí thức thì phải biết nhục vì trình độ thua kém, mới hòng thoát ra khỏi sự dốt nát mà tiến lên. Tự nhận thức và phê phán cái xấu, cái yếu kém của dân tộc mình hay đất nước mình là điều rất nhiều nước nghèo đã phải trải qua trên con đường vươn lên khẳng định mình. Những sự phê phán mà GS Cao Xuân Hạo đã nêu ra trong những bài báo gần đây chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh trên tinh thần ấy, chứ hoàn toàn không phải là một sự miệt thị nhắm vào một cá nhân nào hay kể cả nhắm vào số đông, như anh Phạm Quang Trung đã hiểu.
Cho nên cái lý do khiến những điều GS Cao Xuân Hạo đã trình bày trong một số bài báo gần đây "không có bao nhiêu sức thuyết phục", chính là cái sức ỳ trong tư duy của một số người đã quá gắn bó với những nhận định và quan điểm cũ đến mức từ bỏ những quan điểm ấy thì cũng đau đớn như từ bỏ chính bản thân mình. Có thể nói những người "kết tội" GS Cao Xuân Hạo là "cực đoan", "phiến diện" cũng chính là những người cực đoan và phiến diện ở phía ngược lại. Chẳng hạn anh Phạm Quang Trung cho rằng việc GS Cao Xuân Hạo đã từng được triệu tập đến nghe bốn buổi giảng về ngôn ngữ học trong đó diễn giả chưa từng đọc một trang sách báo nào về ngôn ngữ học là một "phép ngoa dụ dùng không đúng chỗ" và là một dẫn chứng về sự phiến diện. Chẳng lẽ anh không cực đoạn và phiến diện khi kết luận về một điều anh hoàn toàn không biết rõ? Nếu anh không dự bốn buổi giảng ấy và không nghe những gì mà diễn giả ấy trình bày thì làm sao anh biết GS.Cao Xuân Hạo nói quá lời?
Anh coi nhận định của GS.Cao Xuân Hạo về một cuốn sách giáo khoa nọ ("sản phẩm của một người hoàn toàn mù chữ về ngôn ngữ học và tiếng Việt viết ra") là "mạt sát người khác", mà không hề đưa một dẫn chứng nào để chứng minh cho người đọc thấy rằng quyển sách giáo khoa ấy là thể hiện một trình độ am hiểu chuyên nghiệp về ngôn ngữ học và tiếng Việt để bác lại nhận định của GS Cao Xuân Hạo. Như thế liệu có công bằng chăng? Anh nói cách đạt vấn đề của giáo sư Cao Xuân Hạo ("Tại sao không ai hé răng tranh luận với họ một lần xem sao?) là "giành giật chiến thắng bằng mọi giá", mà không chịu thấy rằng GS chỉ nói lên một sự thật, trong đó có cả trường hợp của anh: cũng như những người khác, anh "kết tội" GS Cao Xuân Hạo mà không có lập luận, không có lý lẽ.
Tôi biết GS Cao Xuân Hạo có thể có đôi lúc quá lời, nhưng đó không phải là do cái tâm không tốt đối với người bị phê phán, mà là nỗi bức xúc và thái độ không khoan nhượng đối với sự dốt nát và giả dối. Nếu không có nỗi bức xúc và thái độ không khoan nhượng đó, hẳn là người ta khó có đủ sức mạnh để tuyên chiến với sự lạc hậu, lỗi thời, để dọn đường cho cái mới tốt đẹp hơn có thể thay thế cái cũ. Nếu cái cũ không bị phủ định, thì cái mới làm sao có thể xuất hiện, và lịch sử có thể tiến lên? Tôi không coi sự sắc bén của GS Cao Xuân Hạo là cái tâm không tốt của người viết, mà coi đó là sự dũng cảm của một con người yêu sự thật và có thể hiến mình cho khoa học: ai cũng biết rằng những lời phê phán ấy sẽ biến mình thành kẻ thù của người khác, nhưng làm khoa học mà "dĩ hoà vi quý" thì khoa học chắc chắn không thể tiến được một bước nào! Chân lý cũng đòi hỏi phải trả giá, và sự hiểu lầm hoặc chê trách, thậm chí thù địch mà một số người có thể dành cho những người như GS Cao Xuân Hạo chính là cái giá phải trả để cho sự thật có thể một ngày nào đó được thừa nhận như một chân lý không thể chối cãi.
Để kết thúc bài trao đổi này, tôi muốn nhắc lại một ý thơ của Nadim Hikmet rất phổ biến ở nước ra dưới dạng như sau:
Nếu tôi không đốt lửa
Nếu anh không đốt lửa
Nếu chúng ta không đốt lửa
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng?
Bài này đã được GS Cao Xuân Hạo sửa lại cách dịch một cách hoàn toàn xác đáng (Xem Tiếng Việt, Văn Việt, và người Việt, NXB Trẻ, 2001, tr.261):
Nếu tôi không cháy lên (hay bốc cháy)
Nếu anh không cháy lên
Nếu chúng ta không cháy lên
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng?
Và xin trích lại câu kết luận của GS sau khi sửa bản dịch trên: "Nghĩa là mỗi người trong chúng ta phải có đủ nhiệt huyết để dám tự thiêu huỷ trong đấu tranh thì Chân mới thắng được Ngụy, Thiện mới thắng được Ac. Đây là một lời kêu gọi hy sinh, chứ không phải một lời đề nghị mọi người hãy đốt củi hay thắp đuốc lên cho sáng".
Tháng 1-2002
P.T.L

(nguồn: TCSH số 157 - 03 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN TẬN - HOÀNG THỊ ANH ĐÀO Thế kỷ XV - XVII, các nước phương Tây bước vào thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản, những cuộc phát kiến địa lý đã mở ra một cuộc “cách mạng thương mại” thực sự ở châu Âu và đưa đến việc thiết lập mạng lưới giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dương nối liền châu Âu với phương Đông.

  • BỬU Ý Tháng 11-1985, Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải thưởng Nobel cho Claude Simon, nhà văn Pháp theo trường phái mệnh danh là tiểu thuyết mới quy tụ những tên tuổi khác như A-lanh Ro-bơ Gri-dê (Alain Robbe-Grillet - người chủ xướng và lập thuyết), Na-ta-li Xa-rốt (Nathalie Sarraute), Mi-sen Buy-to (Michel Butor), Ro-ber Panh-Jê (Robert Pinget) v.v…

  • NGUYỄN VĂN HẠNH …Xa rời cuộc sống, xa rời con người, xa rời chủ nghĩa nhân văn vốn là linh hồn của văn học nghệ thuật trong sáng tạo, nghiên cứu, giảng dạy văn chương là mối lo lớn và là nguyên nhân sâu xa khiến cho văn chương mất sức sống, mất sức hấp dẫn vốn có…

  • LƯỜNG TÚ TUẤN Mỗi ngôn ngữ tự nó là một nghệ thuật diễn đạt của tập thể.                                 (E.Sapir)

  • ROLAND BARTHES Lôgic học dạy chúng ta biết cách phân biệt thích đáng ngôn ngữ-đối tượng với siêu-ngôn ngữ. Ngôn ngữ-đối tượng chính là chất liệu phục tùng sự nghiên cứu lôgic; còn siêu-ngôn ngữ là ngôn ngữ, không tránh khỏi có tính cách nhân tạo, trong đó ta tiến hành sự nghiên cứu này.

  • TRẦN THIỆN KHANH Chúng ta sống trong một thế giới đầy những quy ước. Có quy ước công khai, thành văn; có quy ước ngầm, bất thành văn. Quy ước nhiều và có sức mạnh đến mức chúng ta tưởng chính nó làm ra chúng ta.

  • TRIỀU NGUYÊN 1. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được một số nhà nghiên cứu xếp vào loại truyện ngắn hài hay truyện ngắn trào phúng.

  • - Cứ trừ dần đi dần đi, có thể còn lại là em, ôi Man Nương (Phạm Thị Hoài) - Đi tới tận cùng của cái vô thức, cùng với nhà thơ, hãy tìm thấy lại giấc mơ nguyên thủy (G. Bachelard).

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY 1. “Người trần thuật kiểu tác giả” hay “tình thế trần thuật của tác giả” là một thuật ngữ được đưa ra năm 1955 bởi nhà nghiên cứu văn học người Áo F.K.Stanzel và sau đó được tu chỉnh bởi J.Kristéva, G.Genette và J.Lintvelt.

  • INRASARA Khả năng nhận diện và tâm thế đón nhận cái mới ít liên quan đến thế hệ. Dù thế hệ mới nhờ ưu thế tuổi tác, dễ làm quen với cái mới, cái xa lạ. Dễ làm quen thôi, chứ chưa chắc đã chấp nhận, nhất là với cái mới trong văn chương. Sự thể cả bốn thế hệ người viết nhận định về thơ tân hình thức và sáng tác hậu hiện đại giai đoạn qua, là minh chứng(1).

  • TRẦN XUÂN AN …Ngẩng đầu/Im lặng/Ai hỏi nhà/Tôi chỉ xuống chân…

  • NGUYỄN THI VÂN Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Tagore Trong quá trình tìm kiếm các bản dịch tiếng Hà Lan của đại thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941) trong những năm làm việc tại Hà Lan, nghiên cứu gia Liesbeth Meyer đã phát hiện một số thư trao đổi giữa Tagore với Frederik van Eeden (1860-1932) một trong những người Hà Lan đầu tiên đã giới thiệu thơ Tagore đến với xứ xở hoa tuy líp.

  • PHẠM PHÚ PHONG Đối với sự tồn tại và phát triển của một nền văn học không thể không kể đến đội ngũ những người sáng tác trẻ. Đó là lực lượng sung sức, giàu nhiệt tình và báo hiệu những năng lực mới cần được liên tục bổ sung.

  • AN-ĐRÂY ĐÊ-MEN-CHI-ÉP(Phát biểu của nhà thơ An-đrây Đê-men-chi-ép - Tổng biên tập Tạp chí “Tuổi trẻ” trong cuộc hội thảo về thơ nhân Đại hội các nhà văn trẻ Liên Xô lần thứ VIII.)

  • PHAN TUẤN ANH“Ôi, có lý và phi lý lẫn lộn vào nhau, lý trí trong điên loạn” [6,39].

  • TRẦN THIỆN ĐẠONếu như Viện Hàn lâm Thụy Điển, đầu tháng mười năm ngoái, rốt cuộc đã trao giải Nobel 2010 cho nhà văn Pêru Mario Vargas Llosa hụt biết bao nhiêu lần trước đó(1), thì nay, Viện không còn có thể vớt vát được nữa.

  • PHONG LÊ Trở ngược lại buổi đầu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, ta đều thấy lực lượng viết của văn học “vô sản - cách mạng” - như tên gọi ở giai đoạn hình thành của nó, cơ bản được cấu tạo từ hai nguồn.

  • Lời người dịch: Nhà thơ Slam Lisa Martinovic đồng ý cho chúng tôi chuyển dịch bài viết ngắn này, khởi đầu giới thiệu với bạn đọc một phong trào thơ trình diễn Mỹ. Đây là một phong trào thơ được nhà thơ Marc Smith sáng lập tại Chicago.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần - grand tsunami - vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật.

  • NGUYỄN QUÂNLà một người vẽ mà lại yêu thơ, khi đọc liên tưởng của tôi trước hết là liên tưởng của con mắt. Cái chúng ta quen gọi là hình ảnh, hình tượng thơ … với tôi trước hết là cái có thể nhìn thấy trong đầu, khi đọc thơ.