Thư gửi tổng thống Mỹ Richard M. Nixon - Những dòng chữ cuối cùng của chủ tịch Hồ Chí Minh

09:52 19/05/2009
TÔ VĨNH HÀNhững trang viết sau cùng của một con người luôn luôn là điều thiêng liêng và không bao giờ hết bí ẩn. Vì sao lại dùng từ ấy chứ không phải là chữ kia; đề cập đến cái này chứ không phải là cái khác..? Rất nhiều câu hỏi sẽ đến với người đọc khi trước mắt ta là những ý tưởng hiện hữu sau cùng của một đời người - đặc biệt ở con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là cái tên mà mỗi người Việt lúc đọc hay nói, không chỉ diễn đạt một quan niệm gần như vô hạn của nhận thức, mà hơn nhiều thế nữa - là âm sắc tuyệt vời của sự kết tụ những tinh hoa quý giá nhất của trái tim mình.

Bức thư của Hồ Chủ tịch gửi cho tổng thống Mỹ đề ngày 25 tháng 8 năm 1969 - tám ngày trước khi Người vĩnh biệt non sông đất nước ta(1). Ai cũng hiểu rằng bức thư được viết lúc sức khoẻ của Người rất yếu(2). Vì vậy, lựa chọn vấn đề nào để giải quyết không phải là điều dễ dàng. Đó rõ ràng phải là vấn đề quan trọng và cấp bách nhất. Có thể nói tới sự dẫn dắt từ vô thức - một điều rất khó tranh cãi - đối với người sắp lìa bỏ cõi trần. Trong những giờ phút sau cùng, nhận thức và tâm linh thường tạo ra những phán quyết xuất thần mà cả nội hàm lẫn ngoại hàm của ngôn từ, đều có không ít những điều để lại sự trăn trở lâu dài.

Phần mở đầu, Hồ Chủ tịch đã lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ: "vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi..." Tuy nhiên, với một tấm lòng nhân văn đáng khâm phục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói rõ rằng Người "rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam..." Một cách nhìn đầy đủ từ cả hai phía là quan điểm không dễ có được trong hoàn cảnh đầy đau thương của dân tộc. Nó không chỉ là việc bỏ lùi lại phía sau toàn bộ sự thiển cận, mà còn là cách Hồ Chí Minh mở đường cho phần lương tri có thể của người đứng đầu nhà nước Mỹ. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh biết rõ Nixon là người có thể hiểu đúng nhất thế cùng đường của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Vấn đề còn lại là làm cho ông ta nhận thấy ngay từ sự bi thảm của thất bại, niềm thông cảm của người chiến thắng đối với kẻ ngược lại là con đường ngắn nhất để tìm được một giải pháp đúng, cho dù chẳng ai hoàn toàn hài lòng với giải pháp đó.

Phần thứ hai của bức thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm "chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ..." của toàn thể dân tộc Việt Nam; nhưng Người cũng diễn đạt rất rõ rằng Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoàn toàn đủ tỉnh táo cũng như sự hiểu biết cần thiết để đưa ra "cơ sở hợp tình hợp lý" trong việc giải quyết "vấn đề Việt Nam". Điểm độc đáo phi thường của bức thư là chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố tình lặp đi lặp lại đến ba lần cụm từ "vấn đề Việt Nam". Một cuộc chiến tranh đã kéo dài 15 năm được rút gọn bằng hai từ thật giản dị. Hồ Chủ tịch đã chỉ ra cho tổng thống Mỹ thấy chân lý đang hiện rõ ở nơi mà ông ta cố tình không nhìn thấy. Sự ngoan cố của nhà cầm quyền Mỹ; sự không hiểu hết tư tưởng Hồ Chí Minh của rất nhiều người - đó là một phần của nguyên nhân giải thích vì sao phải đến bốn năm sau khi Người qua đời, Hiệp định Paris mới được ký kết (!)

Nói như thế để thấy rằng sự tinh tế của tư duy, sự mẫn tiệp của trí tuệ, sự nhạy cảm của một thiên tài và tầm nhìn xa sâu sắc của một lãnh tụ vĩ đại có ý nghĩa như thế nào đối với việc có thể thay đổi số phận một dân tộc.  

 Phần cuối của bức thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc đòi hỏi tổng thống Mỹ phải "rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam", coi đó là phương án duy nhất đúng đắn của "lòng mong muốn hành động cho một nền hoà bình công bằng" của tổng thống Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng Người nhìn thấy:
"Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự".

Trong bức thư, câu trên được viết thành một dòng riêng. Cần lưu ý rằng đây là lần đầu tiên Hồ Chủ tịch chính thức dùng từ "trong danh dự" để mở lối thoát cho siêu cường lớn nhất thế giới có thể cứu vãn được phần nào sự xói mòn nghiêm trọng uy tín của họ trên trường quốc tế. Đó là cách làm tỉnh táo từ truyền thống rộng lượng của dân tộc Việt Nam kết hợp với sự uyển chuyển đầy linh hoạt nguyên tắc đối ngoại của Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hiểu rất rõ con đường để nhân dân ta đi tới đích thắng lợi vẫn còn dài. Vì vậy, ở câu kết của bức thư, Người viết "Với thiện chí của phía ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam." Chỉ với số lượng rất ít từ ngữ, người đọc có thể hình dung thật đầy đủ rất nhiều những khó khăn sẽ đến từ bản chất ngoan cố của chính quyền Mỹ.

Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết những dòng chữ cuối cùng của cuộc đời. Ngắn gọn và sâu sắc, giản dị nhưng đầy sức nặng không chỉ là văn phong mà còn là sự kết tinh nhuần nhuyễn giữa một tri thức uyên bác và sự linh cảm diệu kỳ. Tất cả những gì Hồ Chí Minh đã "thấy" trước khi Người mất đều đã xảy ra, thậm chí chính xác đến từng chi tiết.

 Làm sao Hồ Chí Minh có thể gần như chắc chắn rằng R. Nixon sẽ phải là người quyết định ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam? Trong rất nhiều công việc bộn bề của một chủ tịch nước; trong giây phút cận kề giữa sự sống và cái chết, tại sao Người lại coi việc viết thư cho tổng thống Mỹ là điều quan trọng nhất? Có mối quan hệ nào giữa lời mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 - 9 - 1945; khai sinh một Nhà nước với sự kiện này không? Hơn nữa, đó là bức thư được viết vào "một ngày đầu thu, nghe chân ngựa về..." rất gần?.

Tôi viết những dòng này khi cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iraq đang diễn ra vô cùng quyết liệt (05-4-2003). Có rất nhiều sự khác nhau giữa hai cuộc chiến tranh Iraq bây giờ và Việt Nam trước kia; nhưng khác biệt lớn nhất, theo tôi nghĩ đó là Hồ Chí Minh.

Những ngẫm suy về Chủ tịch Hồ Chí Minh là những điều, như tôi đã nói đầu bài viết này, chỉ có thể đúng phần nào khi ta bắt đầu từ một trái tim. Luận giải xung quanh một nhân vật hay một sự kiện phi thường, lỗi lạc - tri thức chỉ đủ để mô tả, hay nhiều lắm, nhìn thấy vừa đúng(!) tầm vóc con người của nhân vật đó. Sự vĩ đại của nhân cách, sự nghiệp; con người và tư tưởng của Hồ Chí Minh là một trong số ít những điều mà dân tộc Việt, loài người - sẽ hiểu được sau rất, rất nhiều năm nữa.           

Nhân loại đang nói bằng nhiều cách về một thế giới mà sự hợp tác, phát triển hình như ngày càng rực rỡ những ánh hào quang của không ít pháo hoa? Tuy nhiên, đôi khi loài người cũng phải ngồi lại để nghĩ rằng, chừng nào mà chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại; chừng nào mà những tham vọng quyền lực, những đe doạ của chủ nghĩa dân tộc quá khích, sự khủng bố còn tiếp tục; thì chừng đó, hình ảnh bất tử của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của tất cả những gì tinh hoa nhất của dân tộc Việt, dòng máu Việt, sẽ mãi vẫn là tấm gương sáng ngời của trí tuệ và lòng kiêu hãnh tuyệt vời; về tinh thần dũng cảm, quyết tâm hy sinh cho nền độc lập, tự do của TỔ QUỐC mình.

Huế, 05 tháng 4 năm 2003.
T.V.H
(171/05-03)

-----------------------------
(1)Những trích dẫn trong bài này là ở trang 488 - 489 của tập 12, Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia; H. 1996.
(2) Tất nhiên không loại trừ khả năng bức thư này được viết sớm hơn.
(3) Những chỗ nhấn mạnh hoặc in nghiêng trong bài này là của tác giả.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN KHẮC PHÊBộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ”(*) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, được bạn đọc chú ý trước hết vì bề dày 4 tập 2000 trang với nhân vật trung tâm là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; sau nữa, đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất của một Việt kiều được xuất bản trong nước.

  • ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...

  • THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

  • BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.

  • THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.

  • MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.

  • HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.

  • HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

  • Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.

  • PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).

  • HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.

  • Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.

  • LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.

  • PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.

  • NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)

  • HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

  • NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.

  • NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…

  • KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.