Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Thả diều là một thú chơi có từ xa xưa ở Việt Nam, nhưng để nâng cánh diều lên thành một nét văn hóa thì không phải nơi nào cũng làm được. Ở Huế, từ lâu, thú chơi thả diều đã được các vua chúa triều Nguyễn tổ chức thành những lễ hội hoành tráng trong các dịp lễ tết. Thời vua Đồng Khánh, vua Bảo Đại, còn tổ chức các cuộc thi thả diều có giải thưởng. Huế cũng là nơi có câu lạc bộ diều đầu tiên trong cả nước với tên gọi “Hội Cầu Phong”, được thành lập năm 1973, tập hợp những người yêu thích thả diều ở Cố đô. Từ Câu lạc bộ này, rất nhiều nghệ nhân tài tử đã thành danh với nghệ thuật làm diều, thả diều còn lưu truyền đến nay ở Huế như: Đoàn Chước, Nguyễn Văn Bân, Ưng Hạng, Trần Văn Đông… Tuy nhiên do chiến tranh, Hội Cầu Phong chỉ tồn tại được 2 năm. Sau một thời gian dài gián đoạn, năm 1983, những nghệ nhân tâm huyết với diều Huế tập hợp nhau lại và cho ra mắt CLB diều Huế với hơn 20 thành viên. Sau gần 20 năm phát triển, CLB diều Huế đã có hàng trăm hội viên, với rất nhiều nghệ nhân tài tử nổi tiếng như Nguyễn Văn Bê, Nguyễn Văn Ry, Nguyễn Đăng Hoàng, Nguyễn Văn Cư… đã làm rạng danh cho diều Huế qua các cuộc liên hoan diều trong nước và quốc tế. Đến nay, CLB diều Huế đã 9 lần dại diện cho diều Việt Nam có mặt tại liên hoan diều Quốc tế được tổ chức 2 năm một lần ở Pháp - nơi được coi là thủ phủ của nghệ thuật thả diều thế giới.
Buổi chiều trên quảng trường Ngọ Môn trước kinh thành Huế, những cánh diều với đủ màu sắc rực rỡ, đủ kiểu dáng thả sức bay lượn trên bầu trời. Màu xanh biếc của trời làm nền cho những cánh diều chim phượng rực rỡ. Cái nắng nóng gay gắt của mùa hè không làm giảm đi niềm đam mê của những người chơi diều. Tầm 3 giờ chiều, nhiều nhóm diều đã tụ tập để chuẩn bị cho màn trình diễn trên không. Để thực hiện được điều này, những người chơi diều ngoài sự đam mê còn có cả một quá trình kế thừa và sáng tạo về nghệ thuật thiết kế và biểu diễn. Để làm ra một con diều đã khó, điều khiển được diều bay lượn theo ý muốn càng khó hơn.
Tre là loại vật liệu dễ kiếm và quen thuộc với đời sống người dân Huế từ bao đời nay. Các loại diều Huế chủ yếu khung được làm bằng tre, dán vải, sơn bằng sơn dầu và bột màu luy-mi-nơ cho màu bền, đẹp. Mỗi con diều được làm ra là một tác phẩm nghệ thuật. Đó là sự kết hợp của kiến trúc, hội họa, kinh nghiệm và qua rất nhiều lần thử nghiệm mới trình diễn trước công chúng.
Tuy vất vả, nhưng bằng sự đam mê, các nghệ nhân diều đã làm nên một bộ sưu tập diều khổng lồ với nhiều mẫu mã khác nhau trong hình dáng các loài chim thú. Diều hình rồng và chim phụng có thể được xem là nhiều nhất, tượng trưng cho mảnh đất kinh đô cuối cùng của nước ta. Tiếp đó là các loài vật quen thuộc trong đời sống như chim công, bướm, quạ.. Ngay cả những loài không biết bay như cá, con người cũng được cho bay luợn. Nhìn những cánh diều bay chập chờn trong gió, lên cao khi gió mạnh, thả mình lơ lửng khi gió hiu hiu cũng tựa như chính số phận cuộc đời của con người và ước mơ khát vọng muốn bay lên trên cuộc đời.
Chơi diều đang là thú chơi thu hút được nhiều lứa tuổi tham gia từ người già đến trẻ nhỏ với một niềm đam mê khó tả. Mùa hè có nhiều thời gian rảnh thì người thả diều càng đông, những cánh diều bay lượn càng nhiều. Từ thú chơi dân dã của cha ông ngày xưa, các nghệ nhân đã nâng lên thành nét văn hóa đặc sắc của Huế. Ngày nay, Huế đang định hình là một thành phố Festival của Việt Nam, với rất nhiều lễ hội được tổ chức hoành tráng. Diều Huế đã thực sự trở thành một thú chơi nghệ thuật, một đặc sản văn hóa của Cố đô.
Ðể bảo lưu và gìn giữ nghệ thuật diều truyền thống, các nghệ nhân diều Huế thường xuyên mở các lớp dạy làm diều, thả diều cho thanh, thiếu niên. Ðó chính là một sự đảm bảo để nghệ thuật chế tác và thả diều truyền thống ở Huế phát triển lâu bền và không bị mai một trong tương lai.
Võ Thúy Hiền
Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu.
Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.
Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.
Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.
Những biến cố của lịch sử đã khiến cho một lượng cổ vật lớn và quý hiếm đã “biến mất” khỏi cố đô Huế. Hãy cùng lật lại những điểm mốc ấy.
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.