Thông điệp linh hồn của người Ka Tu từ bí ẩn hình xăm

08:55 05/06/2015

Những nốt xăm trên trán, mí mắt của người dân tộc Ka Tu thuộc huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) đã hình thành từ lâu đời. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, uy lực của dân tộc và trở thành nét giá trị văn hóa mang đậm bản sắc cộng đồng dân tộc. Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thực tế, để hiểu hơn về tính độc đáo xung quanh tục xăm hình đầy bí ẩn của đồng bào Ka Tu.

Hình xăm kỳ bí trên khuôn mặt những người già ở huyện Nam Đông

Bí ẩn những hình xăm

Trong chuyến công tác tại huyện miền núi Nam Đông, chúng tôi đã tình cờ được nghe câu chuyện về những nốt hình xăm “kỳ lạ” của người dân tộc Ka Tu. Để hiểu rõ về vấn đề này, PV đã tìm về nhà ông Trần Xuân Huy (85 tuổi - một trong những già làng Bơ Rin, trú tại thôn La Vân, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông (Thừa Thiên- Huế). Ông Huy chia sẻ: “Hình xăm ngay giữa trán, ở mí mắt là một biểu tượng cộng đồng dân Ka Tu, nó thể hiện một người có sức mạnh và có uy lực của dân tộc này.

Năm vừa tròn 10 tuổi, già đã may mắn đại diện cho cộng đồng dân tộc Ka Tu sinh sống tại huyện miền núi Nam Đông, được công nhận là già làng có uy lực. Họ ở tận huyện Tây Giang (Quảng Nam) ra đây ban tặng hình xăm này cho già (còn gọi là 1 bóng ma- PV) theo thuật ngữ của dân tộc Ka Tu nhìn vào mọi người phải khiếp sợ”.

Già Rin nhớ lại, năm đó, già may mắn được người dân Ka Tu “tôn sùng” như một linh hồn trên dãy Trường Sơn ở huyện miền núi này. Bởi vì, ngay từ nhỏ già đã theo bố mẹ đi bẫy thú rừng, diệt được những con thú dữ thường hay về quậy phá nương rẫy... Từ đó, già được nhiều người trong cộng đồng tộc người Ka Tu ở huyện kính nể và xem già như linh hồn của núi rừng để cho lớp trẻ noi theo.

Theo tìm hiểu của PV, ngày nay, người dân tộc Ka Tu không còn xăm mình nhiều như trước nữa. Nhưng mọi người vẫn dễ dàng bắt gặp những hình xăm với nhiều hình dạng, rất rõ nét. Những hình xăm đó chủ yếu lưu lại trên cơ thể những người lớn tuổi. Tuy nhiên, với những bức họa hình xăm ngay giữa trán, không chỉ đơn thuần là một kiểu trang trí làm đẹp, mà còn là một thông điệp mang ý nghĩa phản ánh tín ngưỡng của tộc người sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Trần Đức Sáng, cán bộ viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, phân viện tại Huế cho biết: “Từ những thập niên 30 của thế kỷ trước, một số người Pháp như Le Pichon, Bezacier..., đã nghiên cứu về tộc người Ka Tu trên nhiều lĩnh vực nhưng các tác giả này vẫn chưa thực sự hiểu rõ về ý nghĩa, biểu tượng của những hình xăm trên cơ thể người dân bộ tộc này.

Ông Le Pichon viết rằng: “Những người ở khu A - Tao Uat đã tỉa lông mày thành những đường mảnh và kẻ thật kỹ lưỡng như quý bà thanh lịch người Pháp. Đồng thời, họ thường xăm những hình vẽ kỳ lạ ngay trên trán với tên gọi păn đin ýa ýa (người đàn bà nhảy múa -PV); ở hai mép xăm mặt trời; hai lông mày kéo dài ra bằng một loạt những chấm lớn màu đen ra đến phần trên lỗ tai là hình xăm sao có hình chữ thập”.

Theo đó, vào năm 1951, khi nghiên cứu về người Ka Tu, ông Bezacier cũng khá mơ hồ về những hình xăm của dân tộc này. Cũng như đối với “những người đàn bà nhảy múa”, ông Bezacier cũng không biết hết ý nghĩa của những hình xăm này. Phải chăng, chính nó cũng có một sự liên quan nào đó với linh hồn.

Biểu tượng tín ngưỡng



Già làng Bơ Rin trao đổi với PV


Ông Trần Đức Sáng cho biết thêm, cho đến tận ngày nay, những hình xăm trên cơ thể người Ka Tu vẫn còn mang nhiều bí ẩn và chúng ta vẫn còn rất mơ hồ để lý giải ý nghĩa của nó. Từ những băn khoăn đó, chúng tôi đã đi tìm hiểu bằng một chuyến xâm nhập thực tế để hiểu hơn về tục xăm mình của người dân tộc Ka Tu,  phần nào làm sáng tỏ những điều bí ẩn về những hình xăm trên cơ thể họ.

Lúc đó, trò chuyện với đoàn khảo sát, già làng A Vếch, trú tại thôn Cha Ke, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, một trong những người mang nhiều hình xăm trên cơ thể từ lúc còn trai tráng cho biết: “Trước đây, người Ka Tu xăm nhiều hình dạng khác nhau, như chấm tròn, hình ba chấm, hình mặt trời..., nhưng hình xăm Padil yaya (người đàn bà múa) thì rất hiếm, chỉ có già và một người nữa trong thôn được xăm hình này”.

Theo đó, trong quá khứ, người Ka Tu đều có thể xăm, không phân biệt nam hay nữ. Họ xăm ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng dễ nhận thấy nhất vẫn là những hình xăm trên khuôn mặt. Tuy nhiên, chúng tôi không thể hiểu được thông điệp, ý nghĩa biểu tượng những hình xăm đó. Những băn khoăn, thắc mắc chỉ dần được giải đáp sau những câu chuyện kể, cuộc trao đổi với các già làng, trưởng bản nơi đây.

Qua quan sát, những hình xăm còn hiện diện trên cơ thể người Ka Tu chủ yếu mang các hình dáng như: Dấu chấm tròn to, hình người đàn bà nhảy múa (păn đin ýa ýa), mã não (đhơzeng), hình lá cây đùng đình (Atut), hình mặt trời (Planh), các chấm tròn trên lông mày kéo dài tới gần tai, hình lá cây a tút, hình chữ thập, hình ngọn rau dớn (cây dương xỉ)... Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hình dấu chấm, hình mã não được xăm trên trán và cằm.

Một trong những loại hình xăm hết sức kỳ bí của người dân Ka Tu là loại hình xăm mang hình thức thẩm mỹ, làm duyên với người khác giới, phổ biến hơn cả với những người đến độ tuổi trưởng thành, đang trong giai đoạn tìm hiểu bạn đời. Đồng thời, nó không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, hình xăm trên cơ thể người dân tộc Ka Tu còn có tác dụng như là một lá bùa hộ mệnh và họ quan niệm mỗi con người đều có linh hồn (rơvai). Lúc ngủ say, linh hồn bay đi đâu đó, sợ hồn lạc đường nên các hình xăm giúp cho hồn nhận ra chủ nhân, nếu không sẽ ốm đau và bệnh tật.                   

Già làng Quỳnh Hơm trú tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông kể lại: “Có được hình xăm này, già phải đốt cháy một loại cây rừng (axáp) để hứng lấy khói, dùng ba cái gai cắm vào một ống trúc nhỏ để làm cán. Sau đó, xăm lên những vị trí đã định. Sau khi xăm, già bôi thuốc và khói cây rừng lên các vết xăm, một ngày sau những vết xăm này lộ ra, màu đen sẽ nổi lên.

Tục xăm mình của người đồng bào Ka Tu hiện nay đã mai một. Giờ đây, chúng ta chỉ còn có thể thấy những hình xăm truyền thống trên cơ thể những người lớn tuổi như già. Tuy nhiên, hiện nay nhiều thanh niên Ka Tu vẫn tiếp nối truyền thống bằng cách xăm hình trên cơ thể, đặc biệt là ở hai bàn tay những hình xăm hiện đại để làm đẹp. Thực chất những hình xăm này hoàn toàn khác với hình xăm trên cơ thể những người già, nó cũng không chuyển tải được những ý nghĩa biểu tượng gắn liền với truyền thống tộc người Ka Tu trên đại ngàn Trường Sơn”.

 
Theo Đời sống và Pháp luật

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 24/5/2023, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” .

     

  • Sáng 19/5, tại Nghinh Lương Đình, đã diễn ra Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”

  • Trong khuôn khổ Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”, sáng 17/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ rước hoa sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Đình làng Dương Nỗ đến Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Phú Dương, thành phố Huế.

  • Tối 16/5, tại Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

  • Chiều 16/5, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Công an Thừa Thiên-Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II năm 2023. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở TT&TT, Sở VH&TT; Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; đại diện các Phòng, ban Công an tỉnh và đông đảo văn nghệ sĩ.

  • Tối 12/05, nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”.

  • Tối ngày 5/5, tại sân khấu bia Quốc Học, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Lễ vinh danh và Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.

  • Chiều 05/5/2023, tại công viên Tứ Tượng đã diễn ra Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân, làng nghề. Các đồng chí Lãnh đạo thành phố Huế, đông đảo người dân và du khách đã đến xem, tìm hiểu nghi thức trang trọng này.

  • Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” diễn ra tối 01/5 gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và biểu diễn thuyền hoa nhằm tri ân, ca ngợi giá trị văn hóa mà sông Hương đã mang đến cho con người xứ Huế.

  • Tối 30/4, các nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) đã quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống, hoạt động diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.

  • Tối 30/4, tại sân khấu trước trường Quốc học Huế, UBND TP Huế đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa TP Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế.

     

  • Chiều 30/4, trong khuôn khổ Lễ hội đường phố tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023, Đoàn nghệ thuật cà kheo thành phố Namur - Bỉ đã có màn biểu diễn đi cà kheo đặc sắc của mang đến không khí rộn ràng, vui tươi, đầy sắc màu cho đường phố Huế.

  • Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival  Nghề truyền thống Huế 2023, tối ngày 29/4, tại Công viên Thương Bạc – TP Huế, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Ẩm thực với chủ đề "Tinh hoa nghề Bún".

     

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế năm 2023, chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội Quảng diễn đường phố, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách.

  • Tối 28/4, tại sân khấu Quảng trường trước trường Quốc Học đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 – 2023. Đến dự có ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
     

  • Chiều ngày 28/4,  tại công viên Tứ Tượng và đường Nguyễn Đình Chiểu – TP Huế đã diễn ra  Lễ khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế".

  • Chiều 26/4 tại địa chỉ 94-96-98 Bạch Đằng, TP. Huế đã diễn ra lễ khai trương gọi “Điểm gặp liên văn hoá”do GS. TS. Thái Kim Lan thành lập.

  • Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival nghề truyền thống Huế 2023, sáng 28/4, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2023 tổ chức Khai mạc Không gian Triển lãm “Thiết kế Sáng tạo thủ công” tại Trung tâm Văn hóa Làng nghề Huế - số 15 đường Lê Lợi với sự tham gia của 22 đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh.  Đến dự có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.