Thời khắc hy sinh lẫm liệt của hai nhà chí sĩ

19:41 19/06/2009
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã nhiều sử liệu viết về cuộc xử án vua Duy Tân và các lãnh tụ khởi xướng cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 5-1916, mà trong đó hai chí sĩ Thái Phiên - Trần Cao Vân là hai vị đứng đầu. Tất cả các sử liệu đều cho rằng, việc hành hình đối với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu diễn ra vào sáng ngày 17-5-1916. Ngay cả trong họ tộc hai nhà chí sĩ, việc ghi nhớ để cúng kỵ, hoặc tổ chức kỷ niệm cũng được tính theo ngày như thế.

Sách “Chí sĩ Trần Cao Vân (1866 - 1916)” của tác giả Trần Trúc Tâm, gọi Trần Cao Vân là “cụ cố của mình”, do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 1999, ở trang 69, viết:“ Ngày 17.5.1916, đất trời Việt Nam ghi nhớ giờ phút bi thương tiễn đưa hai nhà cách mạng Trần Cao Vân, Thái Phiên và hai phụ tá Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Đề, những người anh hùng bước vào lịch sử dân tộc Việt Nam”. Bản Tiểu sử THÁI PHIÊN do vị tộc trưởng tộc Thái đọc tại Lễ khánh thành đài tưởng niệm nhà chí sĩ Thái Phiên và nhà yêu nước Thái Thị Bôi được tổ chức vào ngày 21-5-2005 tại làng Nghi An - Đà Nẵng, cũng viết: “Cuộc khởi nghĩa thất bại, Thái Phiên cùng Trần Cao Vân bị bắt và xử tử hình. Ngày 17-5-1916 hai ông bị chém ở An Hoà (gần Huế). Lúc đó Thái Phiên 34 tuổi.”

Gần đây, tác giả bài viết này có điều kiện tìm thấy một số sử liệu được viết ngay trong những ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa và thuật rõ lại về vụ xử án đối với các chí sĩ. Có lẽ tờ báo tiếng Việt đưa tin nhanh nhất về sự kiện có cuộc khởi nghĩa và những vấn đề liên quan, là tờ TRUNG BẮC TÂN VĂN. Ngay trong số 133 ra ngày 20 tháng 5, dưới nhan đề Hoàng hiệu mới, báo này đã đăng trên trang nhất ở vị trí đáng chú ý nhất bản lai kiểu của Phủ Toàn quyền như sau: “Quan Khâm sứ Kinh điện trình tôi rằng lễ đăng-quang đã cử hành sáng hôm nay ở tại cung điện Huế, theo như điển - lệ thường, có đủ mặt các quan Tây và các quan văn - võ An - nam. Niên hiệu mới đặt là KHẢI ĐỊNH, nghĩa hai chữ ấy là từ nay bắt đầu thời - đại hoà - bình. Vậy các công văn phải đề niên hiệu từ ngày hôm nay trở đi là mười bảy tháng tư, năm KHẢI ĐỊNH nguyên niên”. Tờ Le Nouvelliste Cochinchinois (Nam kỳ tân báo) của Pháp số 2873 - 562, ra ngày 18-5-1916, đăng bản thông báo của Phủ Toàn quyền nói về chuyến kinh lý của viên Toàn quyền lúc bấy giờ là Roume vừa vào Huế và mấy tỉnh miền Trung có xảy ra “biến loạn” trở về Hà Nội sáng 12.5, thuật lại những nét chính của vụ “biến loạn”, về việc vua Duy Tân đã bị bắt, bị phế truất, Hoàng thân Bửu Đảo, con vua Đồng Khánh đã được đưa lên thay, còn hoàng thân Vĩnh San, tức vua Duy Tân đang bị giữ trong một trại lính của Pháp ở Huế. Báo LỤC TỈNH TÂN VĂN, số 429 ra ngày 23-5-1916, đăng lại bản dịch Thông báo của Phủ Toàn quyền, và có bổ sung thêm chi tiết, vì họ đã kịp lấy thêm thông tin mới hơn tờ Le Nouveliste Cochinchinois. Dưới đầu đề “Vua Duy Tân bị phế, ông Hoàng Bửu Đảo con vua Đồng Khánh kế vị” báo này viết: “Quan Toàn quyền Tổng thống Đông Dương Roume ở Huế do theo đường bộ về đến Hà Nội sớm mai ngày thứ sáu 19 mai (tức 19 tháng 5-TG), đi xe lửa riêng. Ngài lấy làm hữu hạnh mà thấy tận mặt, tại Huế và các tỉnh trong và hướng Bắc, đều là những tỉnh Ngài đã đi qua, rằng sự biến loạn tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đều đã dứt tuyệt cùng là sự đức vua Duy Tân trốn đó không can dự chi với nhơn dân. Nhơn dân cũng chẳng dự đến những kẻ toan mưu sanh loạn còn ẩn nơi ngoại bang, sự ấy nhà nước chẳng chúc sờn, nếu mà vua không can dự vào việc ấy, thì không chúc gì mà nghi nan ngài được.

Trong miệt Quảng Nam, Quảng Ngãi là nơi muốn khởi loạn, song nhơn dân hãy còn cứ lo ruộng rẫy dân làm sao cũng cứ công việc làm như thường. Còn về lính tráng Annam như lính tập, lính khố xanh, lính và thợ đã mộ, nhứt là tại Huế thì thảy đều an tịnh. Trước khi ở Huế về thì quan toàn quyền ngài có dượt các sắc binh, và lại tỏ lời khen ngợi quan coi quản về sự ăn mặc sạch sẽ và hiệu quan lịnh quân lính hẳn hoi.

Các đẳng nhơn dân đều rõ lòng dạ vua Duy Tân phản đối thì quyết rằng, không lẽ còn để ngài giữ ngôi báu được nữa. Các quan phụ chánh cùng hoàng thân quốc thích và các quan đại thần triều đình đều công nghị mà xin phế vua Duy Tân và tôn vua khác lên lập tức. Lời ấy thì quan Toàn quyền đã ưng thuận, nên ngài đã tư điện báo về chánh quốc, thì hội các bộ đều ưng phế trong kỳ nhóm ngày 13 Mai.

Ông hoàng Bửu Đảo là con lớn của Đức Đồng Khánh kế vị cho vua Duy Tân là một vị vương cả toàn thể người Đại - pháp chọn, và hằng giữ một lòng trung thành cùng nhà nước Đại Pháp.

Ông Hoàng Vĩnh San (vua Duy Tân) chờ ngày đem khỏi xứ Đông Dương nay còn tại trại binh trong đất nhượng cho Pháp tại Huế”.

 
Ngày 27tháng 5 năm 1916, trong số 136, dưới đầu đề VIỆC LOẠN TRUNG KỲ, tờ TRUNG BẮC TÂN VĂN đăng một tin ngắn như sau: “Hồi 4 giờ rưỡi chiều 16 Mai (tức tháng Năm-TG), bốn người mưu việc khởi loạn Trung kỳ, đã phải xử tử tại đường Quảng Trị, cách la - ga An Hoà 100 thước. Một người tên là Trần Cao Vân và một người là Thái Phiên, cùng ở Quảng Nam cả. Còn hai người nữa là thị vệ hầu vua”.

Cũng tin này, mãi đến số 431, ra ngày 8 tháng 6 năm1916, tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN đăng ở trang 3, cùng đầu đề “Việc loạn Trung kỳ”, như sau: “Hồi 4 giờ rưỡi chiều bữa 16 tháng Mai, bốn người mưu sự khởi loạn tại Trung kỳ, đã phải xử tử tại đường Quảng Trị, cách ga An Hoà 100 thước. Một người tên là Trần Cao Vân và một người là Thái Phiên, cũng ở Quảng Nam cả. Còn hai người nữa là thị vệ hầu vua”. Ở trang nhất của số báo này, LỤC TỈNH TÂN VĂN mới đăng bài tường thuật về Lễ đăng quang của vua Khải Định.

Khác với cách đưa tin với thái độ tương đối khách quan và có phần tỏ thái độ tôn kính, cảm phục đối với vua Duy Tân và các chí sĩ yêu nước của 2 tờ TRUNG BẮC TÂN VĂN, LỤC TỈNH TÂN VĂN, tờ NÔNG CỔ MÍN ĐÀM mãi đến ngày 8 tháng 6 năm1916 mới đề cập đến sự kiện này với một bài tường thuật dài gồm ba phần. Phần thứ nhất thuật lại sự kiện khởi nghĩa, đến khi thi hành bản án đối với các chí sĩ. Phần hai thuật lại Lễ đăng quang của vua Khải Định. Phần ba đăng nguyên văn Thánh chỉ của vua Khải Định. Bằng một giọng văn xa lạ và nhiều ngôn từ không mấy thiện cảm với các nhà cách mạng, báo này viết:

“Mới có một sự buồn ngoài Trung kỳ, nhứt là tại Huế có xảy ra việc đại sự. Đức vua Duy Tân nghe lời bọn phản thần xúi biểu, nên bỏ ngôi mà trốn, rồi cũng kiếm lại đặng đem về.

Khi Duy Tân ra khỏi đền mà đào tẩu, thì phủ Phụ chánh, các quan Đình - Thần và cả trong Tông-Nhơn ai nấy đều một ý, không muốn cho Duy Tân nhập đền lại nên tính tôn ông Hoàng-Bửu-Đạo lên ngôi kế vị mà thôi. Đã có điển tín qua chánh phủ Pháp quốc mà xin, thì chánh phủ nhậm lời, châu phê y theo, điển tín gởi lại tại Huế ngày 15 mai ban mai. Ai nấy đều trông tin lành, còn ông Hoàng-Bửu-Đạo đã sắp đặt sẵn sàng rồi. Qua 3 giờ chiều có ông Tông-Nhơn lệnh, quan Thượng-Thư-Bộ-Hộ hiệp với quan triều lên tại An-Cựu mà rước ngài về đô. Lúc đi ngang qua dinh quan Khâm-sứ, thì ông Hoàng Bửu-Đạo ghé lại một chúc mà tạ ơn quan Khâm và tỏ lòng yêu dấu cùng nước Đại Pháp đã giùm giúp ngài đặng lên ngôi đế-vị, ngài lại phân rằng trước chẳng có chiếu cố đến việc đó, mà cũng tưởng không có tài đức chi mà được vậy.

Bước qua bốn giờ chiều, ngài vào thành nội thì đã có sắp đặt riêng một chỗ đặng ngài làm lễ, ngài ở đó chờ cho gia đình, đồ đạc của Duy Tân ra khỏi rồi, ngài mới vào đền.

Cũng nội hồi đó, quan Khâm-sứ tâu rằng Duy Tân đã bị phế, nay mọi sự tử tế đều lo cho ngài đó, còn việc công minh đã xem xét rồi cho ông Hoàng-Vĩnh-San (Duy Tân). Bọn làm đầu nguỵ bốn đứa mới làm án trảm huyết tức khắc, đến mai, qua 4 giờ rưỡi chiều sẽ dẫn đến pháp trường lệ, cách 100 thước gần ga xe lửa An - hoà đường ra Quảng Trị mà xử trảm.

Một đứa là Thái Phiên nguyên là kẻ bao tiền, nó làm đô đốc binh nguỵ, lãnh việc Sở Tạo tác, trong sở đó đều tin cậy nó, giỏi dắn trong vịêc trù-nghỉ. Khi còn thơ ấu thì học hành giỏi thông thạo mọi sự, dễ hiểu dễ dạy. Nay bởi kiêu căng, nó lại ghét ta mà đền ơn báo đáp đó. Một đứa khác là thầy pháp, gốc là thầy chùa, biết đoán tiên tri thời sự lành dữ, trước nó đã phạm tội làm loạn mà đặng ân xá, nay nó đồ mưu cho vua nhỏ dại, và thường hay đến bái mạng đặng diều dắc vua nầy phục quốc lại. Đó là hai gã đầu đảng, như phục quốc đặng thì sau nó sẽ làm quan lớn hơn hết”...

Chép đến đây, tác giả bài viết này xin được dừng lại để thưa chuyện cùng quý độc giả. Thật lòng, tôi không muốn chép tiếp ra đây đoạn sau, một đoạn văn phũ phàng, miêu tả một cách ghê rợn về sự hành hình đối với các chí sĩ. Tôi sợ rằng, điều đó sẽ làm đau lòng quý độc giả, nhất là đối với các hậu duệ cháu con các nhà chí sĩ. Nhưng, sử liệu là sử liệu. Vả lại, sử liệu dù phũ phàng đến mấy cũng lại có một mặt khác nữa, đó là nó đem đến cho người sau về khoảnh khắc ra đi dù bi thương, nhưng rất đỗi kiên cường, lẫm liệt của ông cha ta. Với suy nghĩ như vậy, tôi xin được chép ra đây đoạn miêu tả của tờ báo nói trên, với lời trân trọng cầu mong sự thể tất của cháu con, hậu duệ các nhà chí sĩ, nhất là đối với hậu duệ chí sĩ Trần Cao Vân. Bài báo viết tiếp:

“Đây chẳng cần gì kể cho hết về sự dẫn đi xử trảm mà trong khi trảm huyết thì những người Tây và Annam đi coi đều lấy làm sợ. Đến 4 giờ rưỡi chiều, 4 cái đầu đã rớt xuống, song le cái đầu tên thầy pháp phải chém 6 lần; mặt trời rọi xuống ngó ghê gớm, hễ gươm chém xuống rồi lại dội lại làm như vậy ai nấy đều day mặt chỗ khác không dám ngó. Ấy là lời thầy pháp đã tiên tri trước như vậy đó. Mấy đứa xử tử không có phiền trách than van chi hết. Chỉ có thầy pháp khi lâm chung có tụng kinh lớn... Trảm huyết như vậy thật là ghê gớm, ấy là làm gương cho những kẻ tà vạy trở vào đàng Quy-chánh, quân côn đồ hết còn bắt chước nữa...”

Thưa quý độc giả, giờ đây chúng ta như vừa chứng kiến những giây phút hy sinh lẫm liệt của những vị anh hùng đã ra đi hơn 92 năm về trước. Tiếng tụng kinh lớn của “ thầy pháp” Trần Cao Vân, mà bài báo nhắc đến hẳn không chỉ đơn giản là tiếng tụng kinh như người viết nào đó ngỡ là như vậy. Tác giả bài viết này được nghe chính con cháu cụ Trần Cao Vân kể rằng, trước lúc lâm chung, cụ Trần Cao Vân đã ung dung đọc bài thơ tuyệt mệnh, mà ngày nay con cháu đã khắc lên bia kỷ niệm ở làng Tư Phú quê nhà. Bài đó như sau:

Trung lập càn khôn bất ỷ thiên
Việt Nam văn vật cổ lai truyền
Quân dân cộng chủ tinh thần hội
Thần tử tôn chu nhật nguyệt huyền
Bách Việt sơn hà vô Bạch Xỉ
Nhất Xoang trung nghĩa hữu thanh thiên
Anh hùng để cuộc hưu thành bại
Công luận thiên thu phó sử biên


Trung dung đứng giữa đất trời,
Việt Nam văn vật muôn đời sử xanh
Quân dân cộng chủ phân minh
Tôn Châu nghĩa cả đấu tranh không ngừng
Non sông quyết rửa bụi trần
Một bầu trung nghĩa ngút tầng mây xanh
Anh hùng chi sá bại thành
Nghìn năm công luận phẩm bình về sau

Còn tác giả Trần Trúc Tâm khi viết về giây phút cuối cùng của cụ cố của mình đã cho biết, đó chính là lúc cụ dõng dạc đọc bài thơ tuyệt mệnh ngay khi những nhát gươm chém xuống:

Trời chung không đội với thù Tây
Quyết trả ơn vua, nợ nước nầy.
Một mối ba giềng xin giữ chặt
Thân dù thác xuống rạng đài mây”.

N.T.Đ
(243/05-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HÀ VĂN THỊNH Nhân dịp “Kỷ niệm 50 năm Đại học Huế (ĐHH) Xây dựng và Phát triển”, ĐHH xuất bản Tạp chí Khoa học, số đặc biệt – 36, 4.2007.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNNăm 1959, nhân dịp vào thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đến gian trưng bày hiện vật và hình ảnh đồng chí Phan Đăng Lưu, đồng chí Lê Duẩn phát biểu: “Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trí thức cách mạng tiêu biểu”.

  • NGUYỄN KHẮC MAITháng 3 –1907, một số sĩ phu có tư tưởng tiến bộ của Việt Nam đã khởi xướng thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội với mục đích “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” hô hào xây dựng đời sống mới mà giải pháp then chốt là mở trường học, nâng dân trí, học hỏi những bài học hoàn toàn mới mẻ về dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân trí, cả về sản xuất kinh doanh, xây dựng lối sống văn minh của cá nhân và cộng đồng.

  • HỒ THẾ HÀ Thật lâu, mới được đọc tập nghiên cứu - phê bình văn học hay và thú vị. Hay và thú vị vì nó làm thỏa mãn nhận thức của người đọc về những vấn đề văn chương, học thuật. Đó là tập Văn chương - Những cuộc truy tìm(1) của Đỗ Ngọc Yên.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY

    Huy Cận có một quãng đời quan trọng ở Huế. Đó là mười năm từ 1929 đến 1939. Thời gian này, cậu thiếu niên 10 tuổi hoàn thành cấp tiểu học, học lên ban thành chung, sau đó hết bậc tú tài vào 19 tuổi. Rồi chàng thanh niên ấy tiếp tục về học bậc đại học ở Hà Nội.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHTrước hết phải thừa nhận rằng, từ ngày có quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật cho các Hội địa phương thì các hoạt động nghề nghiệp ở đây có phần có sinh khí hơn. Nhiều tác phẩm, công trình cá nhân cũng như tập thể được công bố một phần nhờ sự kích hoạt từ quỹ này.

  • THẠCH QUỲTrước hết, tôi xin liệt kê đơn thuần về tuổi tác các nhà văn.

  • TÙNG ĐIỂNLTS:  “Phấn đấu để có nhiều tác phẩm tốt hơn nữa” là chủ đề cuộc tập huấn và hội thảo của các Hội Văn học Nghệ thuật khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Nha Trang đầu tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, ngoài nội dung đó, các đại biểu còn thảo luận, đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật trong mấy năm gần đây.Nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, nhiều tham luận sâu sắc chân thành đã được trình bày tại Hội nghị.Sông Hương xin trích đăng một phần nội dung trên trong giới hạn của chuyên mục này.

  • PHẠM PHÚ PHONGMột đặc điểm tương đối phổ biến của các tác giả sáng tác ở miền Nam trước đây là hầu hết các nhà văn đều là những nhà văn hoá, tác phẩm của họ không chỉ thể hiện sự am hiểu đến tường tận các lĩnh vực văn hoá, mà trong một đời văn lực lưỡng của mình, họ không chỉ sáng tác văn chương mà còn sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu nhiều lĩnh vực văn hoá như lịch sử, địa lý, địa chí, ngôn ngữ, dân tộc học, văn học và văn hoá dân gian, như các tác giả từng toả bóng một thời là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Chánh Sắt, Đông Hồ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam... trong đó có Bình Nguyên Lộc.

  • PHAN KHÔILời dẫn Bài mà tôi giới thiệu dưới đây thuộc một giai đoạn làm báo của Phan Khôi còn ít người biết, − giai đoạn ông làm báo trên đất Thần Kinh, tức thành phố Huế ngày nay, những năm 1935-1937; khi ấy Huế đang là kinh đô của triều Nguyễn, của nước Đại Nam, nhưng chỉ là một trung tâm vào loại nhỏ xét về báo chí truyền thông trong toàn cõi Đông Dương thời ấy.

  • PHONG LÊÔng là người cùng thế hệ, hoặc là cùng hoạt động với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong... Cùng với họ, ông có truyện trên Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật trong những năm 1941-1945. Cùng hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc đầu Cách mạng tháng Tám, và tham gia xây dựng văn nghệ kháng chiến, làm tờ Tạp chí Văn nghệ số 1 - tiền thân của tất cả các cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ và Hội Nhà văn Việt Nam.

  • TRẦN VĂN SÁNGCó thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

  • TRẦN THỊ MAI NHÂNNgười ta kể rằng, ở Ấn Độ, trong cái nhộn nhịp của cuộc sống, con người thường nghe văng vẳng tiếng gọi: “Hãy chở ta sang bờ bên kia”. Đó là tiếng gọi của con người khi “cảm thấy rằng mình còn chưa đến đích” (Tagore).

  • HOÀNG THỊ BÍCH HỒNGKhái niệm “Lạ hoá” (estrangemet) xuất hiện trong những năm 20 của thế kỷ XX gắn với trường phái hình thức Nga. Theo Shklovski thì nhận thức của con người luôn có xu hướng tự động hoá để giảm bớt năng lượng tư duy, “người ta thường dùng những từ quen thuộc đến sờn mòn”(1).

  • VÕ THỊ THU HƯỜNGTrời đất bao la mênh mông, ẩn chứa thật nhiều những bí mật mà con người chúng ta không ngừng khám phá mỗi ngày và cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu mới mẻ và kỳ lạ.

  • TZVETAN TODOROV Lời dẫnNền văn chương đang lâm nguy (La littérature en péril)(1), đó là tựa đề cho cuốn sách mới nhất, vừa được xuất bản ở Pháp của nhà lý luận văn học nổi tiếng: Tzvetan Todorov - đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa cấu trúc, tác giả của nhiều công trình khoa học tầm cỡ.

  • LẠI NGUYÊN ÂN 1. Phạm trù chủ nghĩa cá nhân (individualisme) của tư tưởng phương Tây được Phan Khôi (1887-1959) đề cập từ cuối những năm 1920 đầu những năm 1930, khi mà một trong những đề tài thu hút ngòi bút viết báo của ông chính là vấn đề thời sự của đời sống văn hoá tư tưởng đương thời: trạng thái và số phận của những tư tưởng cổ truyền phương Đông trước một xu thế đang diễn ra trên chính phương Đông, được gọi là xu hướng “Âu hoá”.

  • HỒ THẾ HÀPhân tâm học ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý con người. Nó trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người.

  • TRẦN THỊ THANH NHỊ “Tôi bị thôi thúc bởi một thứ khao khát hiểu biết có liên quan đến những quan hệ giữa người với người hơn là với các đối tượng tự nhiên.”(Sigmun Freud)

  • TZVETAN TODOROV(Cuộc tranh luận văn học giữa George Sand và Gustave Flaubert - qua đánh giá của Tzvetan Todorov)