Thơ Phan Huyền Thư - nằm nghiêng về cách tân

09:53 05/05/2009
NGUYỄN THỤY KHA Đã là lạ tên một tác phẩm khí nhạc mang tực đề "Eo lưng" của nữ nhạc sĩ Kim Ngọc. Lại thu thú khi đọc tập thơ "Nằm nghiêng" của nữ thi sĩ Phan Huyền Thư. Một thế kỷ giải phóng của Việt Nam thật đáng kính ngạc.Cái cách giải phóng mình, phái yếu trong đó có mình của Phan Huyền Thư là sự độ lượng với cũ kỹ, là mỉa mai sự nửa vời, là quyết liệt lặng lẽ vươn tới cách tân theo một thế của “Nằm nghiêng”.

"Nằm nghiêng" được kiến trúc bằng một té tượng: "Giấc mơ của lưỡi", "Nhớ Bão", "Thất vọng tạm thời" và "Lãng mạn giải lao". Có vẻ Càn - Khôn - Ly - Khảm quanh âm - dương đường Thái cực đồng dạng chữ S của hệ La - Tinh. Cách tuyên ngôn cách tân bằng chính tác phẩm của mình quả là đàng hoàng hơn cách truyên ngôn khác của Thư đôi người đã có ý kiến trở lại. Với "Nằm nghiêng", Thư đã chủ động làm chữ chứ không để chữ làm. Mà đã chủ động thì phải tỉnh, dù cảm xúc đã xô đẩy mình tới chỗ mấp mé say. "Có lúc - chữ nghĩa - tôi cũng nhai rát trong miệng - cùng với nước miếng - rịt vào vết thương người làm tôi đau". Thư khước từ gieo vần để đẩy thơ hôm nay cách xa ca mà đã có một thời dài ta từng lầm lẫn, ca đã từng "đánh lận con đen" là thơ, và có lúc đã ngự trị, trừng trị thơ. Ở "Nằm nghiêng" Thư đã khắc hoạ họ "Vẽ chân dung chữ - những nhà thơ ảnh viện - váy áo phấn son vô hồn". Từ lựa chọn ấy, Thư đã dùng cách Thơ của mình chiêm nghiệm sự biến động của xã hội hôm nay. "Tôi đi trên đường phố đầy bụi, thành phố của tôi", "Di mộng", “Tự nguyện" là những nỗi niềm của Thư với đất nước, với người xa Việt xa xứ, với tình yêu. "Di mộng" thật nghẹn ngào: "Đồng bào của tôi - tha hương chữ S - dị bào đầu tư - tình kiến thiệt quê. Ba hồn bảy vía- đồng bào dị mộng - ở đâu thì về… Có lẽ vậy nên ở ba phần thơ đầu, cái "ba hồn bảy vía" đều bám vào cả bảy bài thơ của từng phần.

"Nhớ bão" là phần thơ mọng cảm xúc với những thi ảnh đẹp như "Trăng non trong nỗi thượng tuần", "Con dế thất tình vấp phải giọt sương" "Những con ve tâm thần cào xước mạt trưa", 'Gió liếm vào gáy đậm một mùi cỏ thơm" "Côn trùng rên Nhưng cảm xúc thì lại nhói đau bởi "Ngoại ô" bây giờ "có vẻ không thành thật hơn". Nhưng cảm xúc thì buồn:
Cơn bão cũ mùa đi không tan
Mùi hoàng lan và vết chuồn cắn lá
Rãnh nước cạn rúc rích khe cửa
Mảnh ván hoài niêm ướt gỉ đinh

Đọc "Nằm nghiêng" thấy Thư đã học được cách làm chữ của Trần Dần, Lê Đạt, cách làm thi ảnh của Hoàng cầm. Và làm theo cách mình ở thời "thơ anh lang thang internet". "Nằm nghiêng" rất đàn bà ở phần "thất vọng tạm thời". Có cảm giác ân ái khi đọc "Em thèm miết ngón tay - không vị mặn - của anh". Nhưng cũng đầy thất vọng khi thấy ân ái cũ rích và tầm phào:
Điệp khúc "Sáng mùa đông
Thoa kem vào chân gác lên bậu cửa
Thoa kem vào chân gác lên bồn rửa
Vào trong ra ngoài trơn tru"
Vào trong ra ngoài êm ru"

Lại thấy thương cảm những "Thị Màu đời mới" với những ý nghĩ, những hành động tình cảm nửa vời, toan tính: "Yêu không được đánh mất mình - chỉ ăn cắp người ta...". Ôi! làm gì lấy lại một thời "dâng hiến" một thời "Tự nguyện trao nhau những miếng thật ngon".
"Van nài" là một lời ân ái dược nói bằng tay:
Cũ và thừa
tay em
lúc quấn quýt thành giường
lúc mỏi mòn ngậm miệng
anh biết không
em vẫn chia tay

"Lãng mạn giải lao" là phần thơ mang một nhân tình thế thái mà ở đó những người tử tế thấy mình độc hành trong nỗi cô đơn của ý nghĩ. "Giao thừa - thừa tôi - nằm vạ tháng giêng". Thư đã lộ diện buồn, không giấu mình nữa. Thư đã bộc bạch: "Viết - buồn thành mưa... Viết - buồn thành gió... Viết - nỗi buồn của tôi thành tình yêu của anh... Viết - nỗi sống buồn của tôi..." Rồi  những "đóng cứng nỗi buồn", "buồn tập tễnh", "buồn rất trong". Vân! Nỗi buồn nào mà chẳng rất buồn, mà chẳng rất trong. Tại sao đời cứ phải vui mà không có quyền buồn. Thật tẻ nhạt và dị dạng.

Ở phần này, bài "Nằm nghiêng" dường như là một âm hình chủ đạo của giai điệu và nhịp điệu toàn bộ tập thơ. Thư đã thoát được lối tạo nhịp cũ. Những câu thơ như đối chọi nhịp ở những khổ đầu:
Nằm nghiêng ở trần thương kiếp nàng Bân
ngón tay rỉ máu. Nằm nghiêng

Rồi sau đó nhịp nhanh dần lên:
Nằm nghiêng lạnh
hơi lạnh cũ. Ngoài đường khô tiếng ngáy
Nằm nghiêng. Mùa đông
Nằm nghiêng trên thảm gió mùa. Nằm nghiêng.

Và bất ngờ hiện ra là một đất nước Việt Nam nằm nghiêng trên biển Đông đang ở trước một thách thức hoà nhập hay hoà tan:
Nằm nghiêng
xứ sở bốn mùa nhiệt đới, tự nhiên nhói đau
Sau lần áo lót có đậm mút dầy
Và quả quyết "ta về ta tắm ao ta".
Nằm nghiêng
Về đây

"Nằm nghiêng" về cách tân, Thư không phải không có lúc mỏi bởi đó là cách nằm nghiêng phía tay trái, phía quả tim chìm xuống. Tôi không thú những chữ "chết" trong thơ Thư. "Chết"mà không "chết". "Chết" mà chưa "chết". Đừng nghĩ "ngôn ngữ đang chết trên cánh đồng - gieo vần". Nó chỉ mãi "ngoắc ngoải" mà thôi. "Nụ cười tắt" có khi linh diệu hơn "nụ cười chết". (Giấc mơ của lưỡi). Chữ "chết" ở bài "Giấc mơ" cũng trong trình trạng ấy. Thay vì chữ "Chết" bằng chữ "qua đời" thì chữ "Giết" sau đó được đẩy lên cao hơn. "Giấc mơ" thì cần gì rõ quá. Cứ mù mờ là được.

Có những câu thơ để đạt độ an toàn cao, Thư đã "tỉnh" quá, dã không cho "say" lấn vào hồn thành ra hơi cố ý như:
Chị lao công người Hà Nội gốc
lặng lẽ quét đường
Hơi cầu kỳ như :
- Giấc em thành địa cỏ
bóng anh đè tim lệch tiết điệu mùa
- Hè bất đắc kỳ tử khi đang truy phong

"Lập Duy" có vẻ "làm chữ' nhưng do cảm xúc mạnh nên trở thành bài thơ long lanh tình mẫu tử :
Rút khỏi đầu tấm voan ảm đạm
Vắt nỗi buồn mẹ lên cành trăng non
Lập Duy
vỗ cánh...

Tôi tin ở lời hứa của Thư trên hành trình cách tân còn vô định phía trước:
Mẹ sẽ tập đi bằng ánh sáng Lập Duy
trong bóng tối câm lặng cuả lời
"Nằm nghiêng" chắc chắn sẽ mang đến cho thơ Việt Nam đầu thế kỷ mới nhiều tranh luận. Nhưng chính những tranh luận ấy là sự khẳng định gương mặt thơ trẻ  Phan Huyền Thư với cách tân cố đoạn tuyệt sự cũ kỹ. "Nằm nghiêng" từ "Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ".

N.T.K
(168/02-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGÔ KHAKỷ niệm 40 năm ngày Bác Hồ ra đi, chúng ta đều nhớ lại di chúc thiêng liêng của Bác để lại cho nhân dân ta. Đó là tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009 và hết)

  • Nguyễn Khắc Phê quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Anh xuất thân trong một gia đình trí thức. Bố anh từng đậu Hoàng Giáp năm 19 tuổi. Các anh trai đều là bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khắc Dương, Nguyễn Khắc Phi... Có người nói vui “Nguyễn Khắc Phê con nhà quan tính nhà lính”.

  • VĂN CẦM HẢI(Đọc “Ngôi nhà vắng giữa bến sông”, Tập truyện ngắn của Nguyễn Kiên - Nxb Hội Nhà văn, 2004)

  • NGUYỄN QUANG SÁNGMấy năm gần đây, dân ta đi nước ngoài càng ngày càng nhiều, đi hội nghị quốc tế, đi học, đi làm ăn, đi chơi, việc xuất ngoại đã trở nên bình thường. Đi đâu? Đi Mỹ, đi Pháp, đi Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... Nhà văn Văn Cầm Hải cũng đi, chuyến đi này của anh, anh không đi những nơi tôi kể trên, anh đi Tây Tạng, rất lạ đối với tôi.

  • HÀ KHÁNH LINHDân tộc ta có hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã xảy ra nhiều cuộc nội loạn ngoại xâm, nhiều thế hệ người Việt Nam đã cầm vũ khí ra trận giết giặc cứu nước, nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 những chàng trai nước Việt mới phải đi giữ nước từ xa, mới đi giữ nước mà mang trong lòng nỗi nhớ nước như tứ thơ của Phạm Sĩ Sáu.

  • LÊ VĂN THÊSau sáu năm (kể từ 2002) nhà văn Cao Hạnh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, (cuối năm 2008); Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị mới có thêm một nhà văn được kết nạp. Đó là Văn Xương.

  • NGÔ MINHTrong đợt đi Trại viết ở Khu du lịch nước nóng Thanh Tân, anh em văn nghệ chúng tôi được huyện Phong Điền cho đi dạo phá Tam Giang một ngày. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thế là người dẫn đường. Anh dân sở tại, thuộc lòng từng tấc đất cổ xưa của huyện.

  • PHẠM PHÚ PHONG…Làng em đây, núi rừng Trung Việt cũng là đây/Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây/Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ/Đường Trường Sơn là đường chân lý/Đã cùng quê em kết nghĩa hẹn hò… (Quê em, 1971)

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGKể từ tập thơ đầu tay (Phía nắng lên in năm 1985), Huyền thoại Cửa Tùng (*) là tập thơ thứ mười (và là tập sách thứ 17) của Ngô Minh đã ra mắt công chúng. Dù nghề làm báo có chi phối đôi chút thì giờ của anh, có thể nói chắc rằng Ngô Minh đã đi với thơ gần chẵn hai mươi năm, và thực sự đã trở thành người bạn cố tri của thơ, giữa lúc mà những đồng nghiệp khác của anh hoặc do quá nghèo đói, hoặc do đã giàu có lên, đều đã từ giã “nghề” làm thơ.

  • Võ Quê được nhiều người biết đến khi anh 19 tuổi với phong trào xuống đường của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam (1966). Lúc đó, anh ở trong Ban cán sự Sinh viên, học sinh Huế. Võ Quê hoạt động hết sức nhiệt tình, năng nổ bất chấp nguy hiểm với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin sắt đá vào chính nghĩa.

  • PHẠM PHÚ PHONGThỉnh thoảng có thấy thơ Đinh Lăng xuất hiện trên các báo và tạp chí. Một chút Hoang tưởng mùa đông, một Chút tình với Huế, một chuyến Về lại miền quê, một lần Đối diện với nỗi buồn, hoặc cảm xúc trước một Chiếc lá rụng về đêm hay một Sớm mai thức dậy... Với một giọng điệu chân thành, giản đơn đôi khi đến mức thật thà, nhưng dễ ghi lại ấn tượng trong lòng người đọc.

  • ĐẶNG TIẾNNhà xuất bản Trẻ, phối hợp với Công ty Văn hoá Phương Nam trong 2002 đã nhẩn nha ấn hành Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, trọn bộ bốn cuốn. Sách in đẹp, trên giấy láng, trình bày trang nhã, bìa cứng, đựng trong hộp giấy cứng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 244 tháng 6-2009)Mến tặng các nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Khánh Phương, Trần Thị Trường, cháuDiệu Linh, và những người bạn khác,lớn lên trong những hoàn cảnh khác.

  • NGUYỄN THỤY KHANhà thơ Quang Dũng đã tạ thế tròn 15 năm. Người lính Tây Tiến tài hoa xưa ấy chẳng những để lại cho cuộc đời bao bài thơ hay với nhịp thơ, thi ảnh rất lạ như "Tây Tiến", "Mắt người Sơn Tây"... và bao nhiêu áng văn xuôi ấn tượng, mà còn là một họa sĩ nghiệp dư với màu xanh biểu hiện trong từng khung vải. Nhưng có lẽ ngoài những đồng đội Tây Tiến của ông, ít ai ở đời lại có thể biết Quang Dũng từng viết bài hát khi cảm xúc trên đỉnh Ba Vì - quả núi như chính tầm vóc của ông trong thi ca Việt Nam hiện đại. Bài hát duy nhất này của Quang Dũng được đặt tên là "Ba Vì mờ cao".

  • HOÀNG KIM DUNG      (Đọc trường ca Lửa mùa hong áo của Lê Thị Mây)Nhà thơ Lê Thị Mây đã có nhiều tập thơ được xuất bản như: Những mùa trăng mong chờ, Dịu dàng, Tặng riêng một người, Giấc mơ thiếu phụ, Du ca cây lựu tình, Khúc hát buổi tối, v.v... Chị còn viết văn xuôi với các tập  truyện: Trăng trên cát, Bìa cây gió thắm, Huyết ngọc, Phố còn hoa cưới v.v...Nhưng say mê tâm huyết nhất với chị vẫn là thơ. Gần đây tập trường ca Lửa mùa hong áo của nhà thơ Lê Thị Mây đã được nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành. (quý IV. 2003)

  • PHẠM PHÚ PHONGTrước khi có Hoa nắng hoa mưa (NXB Thanh Niên, 2001), Hà Huy Hoàng đã có tập Một nắng hai sương (NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí minh, 1998) và hai tập in chung là Một khúc sông Trà (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) và Buồn qua bóng đuổi (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000). Đã có thơ đăng và giới thiệu trên các báo Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Lao động, Người lao động, các tập san, tạp chí Thời văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Cẩm thành hoặc đăng trong các tuyển thơ như Hạ trong thi ca (1994), Lục bát tình (1997), Thời áo trắng (1997), Ơn thầy (1997), Lục bát xuân ca (1999)...

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937. Quê ở Triệu Long, Triệu Hải, Quảng Trị. Năm 1960, tốt nghiệp khóa I, ban Việt Hán, Trường đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, nhận bằng cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960 - 1966, dạy trường Quốc Học Huế. Từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ - ngụy đòi độc lập thống nhất Tổ quốc. Năm 1966 - 1975, nhà văn thoát li lên chiến khu, hoạt động ở chiến trường Trị Thiên. Sau khi nước nhà thống nhất, từng là Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

  • ANH DŨNGLTS:  Kết hợp tin học với Hán Nôm là việc làm khó, càng khó hơn đối với Phan Anh Dũng - một người bị khuyết tật khiếm thính do tai nạn từ thuở còn bé thơ. Bằng nghị lực và trí tuệ, anh đã theo học, tốt nghiệp cử nhân vật lý lý thuyết trường Đại học Khoa học Huế và thành công trong việc nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh bộ Phần mềm Hán Nôm độc lập, được giải thưởng trong cuộc thi trí tuệ Việt Nam năm 2001.Sông Hương xin giới thiệu anh với tư cách là một công tác viên mới.

  • SƠN TÙNGLTS: Trong quá trình sưu tầm, tuyển chọn bài cho tập thơ Dạ thưa Xứ Huế - một công trình thơ Huế thế kỷ XX, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các nhà thơ lớn đương thời khắp cả nước đều tới Huế và đều có cảm tác thơ. Điều này, khiến chúng tôi liên tưởng đến Bác Hồ. Bác không những là Anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một nhà thơ lớn. Các nhà thơ lớn thường bộc lộ năng khiếu của mình rất sớm, thậm chí từ khi còn thơ ấu. Vậy, từ thời niên thiếu (Thời niên thiếu của Bác Hồ phần lớn là ở Huế) Bác Hồ có làm thơ không?Những thắc mắc của chúng tôi được nhà văn Sơn Tùng - Một chuyên gia về Bác Hồ - khẳng định là có và ông đã kể lại việc đó bằng “ngôn ngữ sự kiện” với những nhân chứng, vật chứng lịch sử đầy sức thuyết phục.