THƠ DANA GIOIA - 99 bài Thơ: những bài Mới và những bài Tuyển

08:43 12/05/2017

MICAH MATTX

Tuy không đoạt giải Pulitzer - chưa đoạt giải - nhưng xin đừng vì vậy mà mắc sai lầm: Dana Gioia là một trong những nhà thơ Mĩ xuất sắc nhất hiện nay, và tập thơ mới nhất của ông chứng thực điều đó.

Ảnh: internet

Được sắp xếp theo chủ đề (“Sự huyền bí”, “Nơi chốn”, “Tình yêu”, là ba trong số bảy chủ đề) hơn là theo thứ tự thời gian ấn hành của các tập thơ, 99 bài Thơ: những bài Mới và những bài Tuyển là tập thơ dành cho người đọc, không phải cho học giả. Tập thơ có mười lăm bài mới, còn lại là những bài được tuyển trong bốn tập thơ trước đó của ông. Toàn bộ tập thơ cho thấy công trình của một bậc thầy.

Đây là tập thơ về những sự thể có vẻ như tầm thường - một bức ảnh, một cái cây, một ca khúc của nhóm Beach Boys[1], sự tưởng nhớ một người chú đã qua đời nhiều năm trước. Tại sao? Bởi lẽ chẳng có gì “bị che giấu qua vẻ hiển nhiên/ của những đổi thay trong thế giới.” Hoặc, như ông viết trong bài “Những Vì Sao Giờ Đây Tự Chúng Tái Bố Trí Trên Đầu Bạn”:

Những vì sao giờ đây tự chúng tái bố trí trên đầu bạn
nhưng không hiệu lực. Đêm nay, chỉ riêng đêm nay, quyền năng của chúng bị vô hiệu hóa,
và bạn phải nhìn về trái đất. Sẽ chẳng
sao chổi vào lúc này, chẳng có sao chỉ hướng
để dẫn bạn tới nơi bạn biết bạn phải tới.
Thay vào đó, hãy trông chờ những dấu hiệu nhỏ hơn,
những nhiễu loạn tinh tế của những sự thể ngăn nắp khi
những nhịp điệu của điều bạn mong chờ đột nhiên gãy đổ.

“Những nhiễu loạn đó của những sự thể ngăn nắp”, một cách chính thức, được phản ánh trong cách vắt dòng thơ, trong những chỗ ngắt giọng [caesuras], và trong những cụm hai âm tiết một ngắn một dài [trochees], điều này gợi ý rằng thơ là “chiếc kính hiển vi” giúp chúng ta nhìn, đó là mượn ẩn dụ của Emily Dickinson trong bài thơ ‘“Niềm tin” Là một Phát minh Tinh tế’, và có lẽ bài “Những Vì Sao Giờ Đây Tự Chúng Tái Bố Trí Trên Đầu Bạn” là câu trả lời cho bài thơ của E. Dickinson. Mỉa mai thay, chính là khi nhìn “về trái đất” mà “một thế giới khác/ tự bộc lộ đàng sau cái bình thường.”

Nói rằng thế giới này “tự bộc lộ” chính là khước bác ý tưởng rằng nhà thơ là một giáo sĩ hoặc một thiên thần nhỏ đã phú cho thế giới một ý nghĩa vốn không phải của nó. “Thế giới không cần tới những từ,” Gioia viết, “Nó tự nói lên rõ ràng rành mạch/ trong ánh sáng mặt trời, trong những chiếc lá, và trong bóng tối. Những viên đá trên đường mòn/ chẳng hề kém vẻ thực do nằm đó mà không được liệt kê và đếm kể.” Tuy nhiên “những viên đá vẫn kém vẻ thực đối với những ai không thể/ nói rõ về chúng.” Chức năng[2] của nhà thơ là nói lên rõ ràng rành mạch cái ý nghĩa vốn “được khắc trên sa thạch/ thạch anh”. Ý nghĩa đó không phải luôn khiến ta cảm thấy thoải mái. Trong bài “Hãy Thận trọng với Những Sự thể giống hệt như hai Bản sao”, tỉ dụ vậy, ông cảnh báo chúng ta rằng “không có sự thể rất thân thuộc/ hoặc rất gần gũi nào lại không có thể phản bội bạn.” Biển cả, trong bài thơ thật diễn cảm và bày tỏ trực diện về khoảng thời gian người cậu của ông phục vụ trong Đội Thương Thuyền[3], là một “biểu tượng không che giấu” đã cứu thoát ông cậu của nhà thơ khỏi “những biểu tượng của hạnh phúc”[4] của ông ta, cho tới khi ông ta “bị thiêu cháy không thể nhận dạng”, nói cụ thể là như vậy. “Jacob/ chẳng bao giờ trèo lên cái thang/ bùng cháy trong giấc mơ của ông,” Gioia viết trong bài “Cái Thang Bùng cháy.” Ông ta “ngủ vùi/ kinh qua mọi chuyện đó [kể trên], như một hòn đá/ gối đầu lên một hòn đá,/ run rẩy. Sự nghiêm trọng [của tình huống] luôn lớn hơn dục vọng.” Cuộc đời là sự tích tụ những chọn lựa vốn hạn hẹp dần qua thời gian. Chúng ta “luôn phải chọn lựa thêm nữa,” Gioia viết trong bài “Chẳng Có Gì Mất Đi,” nhưng những thứ để chọn “ngày càng ít dần.”

Ở đây không có những chân lí dễ đạt được - không có những ý niệm trừu tượng thích hợp hoặc xúc phạm hoặc giải khuây ta, tùy theo trường hợp, trong khi đồng thời thổi phồng cái tôi của nhà thơ. Thơ không phải một trò chơi - hoặc không chỉ là một trò chơi - dành cho “bọn trẻ trong những hội thảo?[5]/ vốn ít bận tâm tới việc trở thành nhà thơ cho bằng làm người đóng góp.” Thơ là “nhạc” của “lời nói thông thường” vốn dĩ có thể, như Gioia viết trong một câu thơ sánh được với thơ hay nhất của Wallace Stevens, “dẫn dắt một người bạn/ tới đúng nơi chưa từng được biết.”

Nhưng nếu thơ chỉ rõ cho chúng ta thấy sự huyền nhiệm của những sự thể nhỏ bé và “những nơi chốn chưa từng được biết,” thì nó cũng ghi nhớ rằng chúng ta từng là ai (hoặc từng không là ai) và nhắc nhở ta rằng như thế nào mà chúng ta đã trở thành người mà chúng ta không muốn trở thành. Chức năng thuật chuyện này của thơ là một chức năng đôi khi bị nhạo báng bởi những nhà thời lưu đương đại vốn tự hào rằng họ đã được khai sáng để phủ nhận cả cái bản ngã lẫn tiến trình của nó; nhưng chức năng này thuộc về truyền thống, kể từ khởi nguyên của chính nghệ thuật này [thơ]. Trong tập 99 Bài Thơ, chúng ta đọc thấy những câu thơ thuật chuyện ngắn, mở đầu bằng một thi hài hoặc một chuyến về thăm nhà và vạch ra những nỗ lực để thoát khỏi quá khứ hoặc làm lại cuộc đời, cả hai điều này hóa ra là những giấc mơ vừa là phổ quát lẫn ảo hoặc. “Em yêu, thời gian đã làm cho vẻ cứng rắn bừng sáng lên biết bao,” ông viết thế trong bài thơ “Những Hòn Sỏi Ở Biển: Một Khúc Bi Ca.” Hồi ức, ông viết trong bài “Bão Mùa Hạ,” “khăng khăng đòi tưởng nhớ/ những nơi chốn nó chưa từng tới.”

Trong bài “Bút pháp”, một trong những bài thơ mới trong tập thơ này, Gioia viết rằng “Hầu hết những cuộc đời là làm bằng việc lựa chọn những thứ sai lầm./ Chúng ta cố gắng đền bù lại bằng cách chọn lựa nhiều hơn nữa,/ Như thể cái thuần là khối lượng sẽ ban bố niềm chính trực.” Những thứ chọn sai lại thường là những thứ lớn lao, và trong bài thơ “Hầu Hết Mọi Chuyến Đi Đều Dẫn Tới Chốn Này,” nguyên có tựa là “Những Chỉ Dẫn dành cho Buổi Chiều,” Gioia đã bảo chúng ta hãy rời bỏ “những trò tiêu khiển an toàn của kiệt tác”:

Hãy rời khỏi những viện bảo tàng. Hãy tìm tới những nhà thờ tối ám
trong những tỉnh lẻ mà lịch sử đã lãng quên,
[hãy tìm tới] những nơi chốn không quan trọng mà giới quyền uy bỏ qua
mà nhà buôn biết là nơi chẳng thể có lợi nhuận.
Những thôn xóm buồn bã ở cuối những luồng nước tắc nghẽn,
những làng mạc nơi vùng núi khô hạn, nơi mà thời gian
đo bằng bóng hắt chiếu gày guộc của ngôi tháp cổ
chuyển dịch trên vỉa hè chói chang của quảng trường
và biến mất mỗi chiều không dấu tích.

Xét cho cùng, chính là ở “những nơi chốn không quan trọng” như vậy mà chúng ta có thể tìm được điều mà “vì nó chúng ta tìm tới, một cách vô tâm,/ nằm bừa bãi nơi góc phố.” Nhưng dù không như thế - tức thậm chí nếu “tầm nhìn rộng đó không được thực hiện” - “thì, ngay cả điều này cũng có thể là/ một phát hiện”: rằng “những điều bất toàn” như thế, ngay cả trong nghệ thuật, “đã làm nên thế giới,” và, nói một cách tỉnh táo hơn, thì “hầu hết mọi chuyến đi đều dẫn tới chốn này: mặt trời/ tỏa sáng trên những ngọn đồi không từng quen thuộc, những viễn cảnh mới/ làm lóa mắt, làm choáng váng trái tim bướng bỉnh không chịu đổi thay.”

Cái đẹp sẽ không cứu chuộc được thế giới. Thơ chỉ chữa trị bệnh trong nhất thời, và nó không thể ban cho chúng ta “sự triển nở mang tính người” một cách dễ dãi, có tính tự khen, và giả-tinh-thần.” Đúng hơn thì nó giống như những viên đá xây nhà thờ và đá trong thiên nhiên, nó nói với chúng ta hoặc nó phản ánh về một tương lai của “những bức tranh tường thô kệch” giữa một “vùng bóng tối của những ngôi mộ xây bằng đá hoa cương.”

Khá nhiều nghệ thuật, Gioia viết trong bài “The Haunted” thì “lớn lao, đích thực, hạng nhì.” Tập 99 Bài Thơ, như chính tên tựa sách chỉ rõ, cho thấy một nhà thơ không hề thiếu quan tâm tới hai phẩm chất đầu kể trên - ít nhất là không theo cách thân mật vẫn thường được dùng hiện nay - trong hơn ba mươi năm nay vẫn viết ra loại tác phẩm hạng nhất.

Phạm Kiều Tùng dịch
(SHSDB24/03-2017)

............................................
[1] Beach Boys là một nhóm nhạc rock Mĩ, được thành lập năm 1961 tại Hawthorne, California.
[2] Nguyên bản: The role of the poet… “the role” thường được dịch là “vai trò”, nhưng từ này còn được hiểu là “function or importance of sb/sth” (Oxford Advanced), là “chức năng”.
[3] Merchant Marines, tức U.S.M.M, ra đời trước U.S. Navy, là đội tàu thuyền chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời bình; sau đó, trong thời chiến, trở thành đội tàu thuyền chuyển tải quân lính và quân trang hỗ trợ cho hải quân.
[4] Bản tiếng Anh của Micah Mattix: “icons of happiness”, còn trong bài thơ của Dana Gioia là “icons of unhappiness” (“những biểu tượng của bất hạnh”).
[5] Workshops ở đây nói về những cuộc hội thảo.






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong tác phẩm trình bày những suy ngẫm về đạo Thiên Chúa, “Bức thư gửi một linh mục” (Letter to a Priest)  được viết một năm trước khi tác giả qua đời vào năm 1943, Simone Weil đã đưa ra một nhận định đáng lưu ý: “Đối với bất kỳ người nào, việc đổi tôn giáo cũng là điều nguy hiểm như việc đổi ngôn ngữ đối với một nhà văn. Nó có thể thành công song cũng có thể dẫn đến những hậu quả khốc hại.”

  • ROBERT J.C. YOUNG(1)  

    "Chủ nghĩa hậu thực dân/hậu thuộc địa” (postcolonialism) là thuật ngữ được sử dụng để định danh cho một loại hình nghiên cứu học thuật liên ngành kết hợp giữa chính trị, lí thuyết và lịch sử; được xây dựng nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn xuyên quốc gia cho những nghiên cứu lấy nền tảng là bối cảnh lịch sử của chủ nghĩa thực dân cũng như bối cảnh chính trị của những vấn đề đương đại của quá trình toàn cầu hóa.

  • Một nghiên cứu mới cho thấy người Ai Cập cổ đại có thể đã bắt đầu ướp xác sớm hơn 1.500 năm của so với dự đoán ban đầu.

  • Kênh đào Panama đã chính thức khai trương cách đây đúng một thế kỷ, vào ngày 15/8/1914. Bất chấp việc phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời đại mới, sự kỳ vĩ của nó vẫn khiến người ta không khỏi kinh ngạc.

  • Mới đây, Travellers and Magicians (2003), bộ phim dài đầu tiên của điện ảnh Bhutan, được chiếu ở Bangkok (Thái Lan), đã khiến người xem suy ngẫm về đất nước nhỏ bé nhưng nổi danh toàn cầu về “chỉ số hạnh phúc” này.

  • Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho những khu di tích văn hóa ở Iraq và Syria.

  • Bộ sách "Hành trình về Phương Đông" của tác giả giả Baird T. Spalding, khám phá bí ẩn tâm linh của vùng đất Ấn Độ, lần đầu được phát hành trọn bộ ở Việt Nam.

  • Alfred Eisenstaedt - nhiếp ảnh gia của tờ Life - nhớ lại lần chụp hình với đại văn hào ở Cuba. Ông bị nhà văn "đòi giết" trong cơn say xỉn.

  • Họ là những con người tài năng nhất trong giới văn chương nhưng cũng đồng thời là những con người có số phận bi đát không kém.

  • Tiểu thuyết gia Nhật Bản từng yêu một cô gái mồ côi làm phục vụ bàn. Họ đính ước nhưng không bao giờ trở thành vợ chồng bởi cô gái đột ngột hủy hôn không một lời giải thích.

  • WILLIAM GRIMES 

    Một ngôn ngữ khác” - tác phẩm mới của Francesca Marciano, kể về một thiếu nữ Ý tên Emma si tình tiếng Anh. Sự cuốn hút của thứ tiếng ấy đến từ người bản địa là một cậu bé Anh Quốc hấp dẫn tại khu nghỉ mát ở bãi biển Hy Lạp mà Emma đang sống cùng gia đình. Thế nhưng thật khó tách bạch sự ràng buộc với ham muốn. Phải chăng cậu chính là chiếc vé mở lối cho chị đến với tiếng Anh, hay ngược lại?

  • NADIA DIUDINA (*)

    Còn ngồi trên máy bay mà trái tim tôi đã đập rộn ràng. Khi nghĩ đến cuộc gặp gỡ với Mêsôra yêu dấu, với quê hương của Êxênhin - nhà thơ cùng quê.

  • Chàng thổ dân bận chiếc khố bằng lá cây, mình trần cháy nắng, khẽ khàng bước sâu vào bụi rậm để tiến lại gần con mồi. Trên tàng cây cao, những con chim vẫn đang véo von. Anh dừng lại, nhẹ nhàng rút mũi tên từ trong túi nhỏ đeo bên người cẩn thận đặt vào cái ống dài, đưa lên miệng nhắm vào con chim gần nhất rồi… thổi mạnh. “Phụp”, một tiếng gọn nhẹ vang lên và con chim rơi xuống.

  • HUYỀN SÂM - TUYẾT MAI

    Từ một huyền thoại trong Kinh thánh, Judas đã bước ra cuộc sống như một mệnh đề đạo đức có tính phổ quát. Nhiều lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, điện ảnh đã lấy Judas làm chất liệu tượng trưng cho bản tính phản trắc của con người. Tuy nhiên, ở lĩnh vực tiểu thuyết, Judas được luận giải rất đa chiều, thậm chí có tính phản đề, nhất là sau sự kiện phát hiện về Kinh Phúc âm theo Judas(1).

  • Mới đây, các thành phố triều đại Pyu của Myanmar đã lọt vào danh sách 1.000 địa điểm trên toàn cầu được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO.

  • UNESCO vừa chính thức công nhận danh hiệu Di sản Thế giới cho một di tích cổ xưa nổi tiếng - đường mòn Inca chạy qua 6 quốc gia Nam Mỹ.

  • Một hang động thời tiền sử ở miền nam nước Pháp, hang Grotte Chauvet, với rất nhiều bích họa được coi là những tác phẩm nghệ thuật thuộc vào hàng sớm nhất thế giới, vừa được công nhận là di sản thế giới.

  • Đó là tít bài viết trước giải vô địch bóng đá thế giới 2014 (2014 FIFA World Cup - Brazil) lần thứ 20 tại Brazil, được đăng trên nhật báo Bild, Đức của đương kim Tổng thống Đức Joachim Gauck, người Đông Đức, từng đồng sáng kiến hoạch định chương trình tái thống nhất nước Đức, luôn dấn thân cho sự nghiệp đấu tranh vì quyền của mỗi người dân cả trong lẫn ngoài nước.

  • Vừa qua, các đài truyền hình ở Ấn Độ đã trình chiếu chương trình truyền hình về cuộc đời Đức Phật trên kênh Doordarshan và Zee TV. Hai kênh này được phát sóng rộng rãi khắp nước Ấn Độ và cả khu vực Nam Á. Mới đây nhất, phần 39 của chương trình đã được phát sóng vào ngày 25-5-2014.

  • Biêlôruxia - Nước cộng hòa Xô-viết phía Tây với dân số 10 triệu người. Đất nước của hàng trăm nghìn con sông, hồ lớn nhỏ, nông sâu. NHÊ MAN là một trong những dòng sông lớn nhất của nước Cộng hòa Biêlôruxia. Con sông đã có bao nhiêu huyền thoại và nhiều bài hát về nó. Xuất phát từ Biêlôruxia "NHÊ MAN" trải dài theo lãnh thổ của nước cộng hòa rồi chảy ra biển Ban Tích.