THƠ DANA GIOIA - 99 bài Thơ: những bài Mới và những bài Tuyển

08:43 12/05/2017

MICAH MATTX

Tuy không đoạt giải Pulitzer - chưa đoạt giải - nhưng xin đừng vì vậy mà mắc sai lầm: Dana Gioia là một trong những nhà thơ Mĩ xuất sắc nhất hiện nay, và tập thơ mới nhất của ông chứng thực điều đó.

Ảnh: internet

Được sắp xếp theo chủ đề (“Sự huyền bí”, “Nơi chốn”, “Tình yêu”, là ba trong số bảy chủ đề) hơn là theo thứ tự thời gian ấn hành của các tập thơ, 99 bài Thơ: những bài Mới và những bài Tuyển là tập thơ dành cho người đọc, không phải cho học giả. Tập thơ có mười lăm bài mới, còn lại là những bài được tuyển trong bốn tập thơ trước đó của ông. Toàn bộ tập thơ cho thấy công trình của một bậc thầy.

Đây là tập thơ về những sự thể có vẻ như tầm thường - một bức ảnh, một cái cây, một ca khúc của nhóm Beach Boys[1], sự tưởng nhớ một người chú đã qua đời nhiều năm trước. Tại sao? Bởi lẽ chẳng có gì “bị che giấu qua vẻ hiển nhiên/ của những đổi thay trong thế giới.” Hoặc, như ông viết trong bài “Những Vì Sao Giờ Đây Tự Chúng Tái Bố Trí Trên Đầu Bạn”:

Những vì sao giờ đây tự chúng tái bố trí trên đầu bạn
nhưng không hiệu lực. Đêm nay, chỉ riêng đêm nay, quyền năng của chúng bị vô hiệu hóa,
và bạn phải nhìn về trái đất. Sẽ chẳng
sao chổi vào lúc này, chẳng có sao chỉ hướng
để dẫn bạn tới nơi bạn biết bạn phải tới.
Thay vào đó, hãy trông chờ những dấu hiệu nhỏ hơn,
những nhiễu loạn tinh tế của những sự thể ngăn nắp khi
những nhịp điệu của điều bạn mong chờ đột nhiên gãy đổ.

“Những nhiễu loạn đó của những sự thể ngăn nắp”, một cách chính thức, được phản ánh trong cách vắt dòng thơ, trong những chỗ ngắt giọng [caesuras], và trong những cụm hai âm tiết một ngắn một dài [trochees], điều này gợi ý rằng thơ là “chiếc kính hiển vi” giúp chúng ta nhìn, đó là mượn ẩn dụ của Emily Dickinson trong bài thơ ‘“Niềm tin” Là một Phát minh Tinh tế’, và có lẽ bài “Những Vì Sao Giờ Đây Tự Chúng Tái Bố Trí Trên Đầu Bạn” là câu trả lời cho bài thơ của E. Dickinson. Mỉa mai thay, chính là khi nhìn “về trái đất” mà “một thế giới khác/ tự bộc lộ đàng sau cái bình thường.”

Nói rằng thế giới này “tự bộc lộ” chính là khước bác ý tưởng rằng nhà thơ là một giáo sĩ hoặc một thiên thần nhỏ đã phú cho thế giới một ý nghĩa vốn không phải của nó. “Thế giới không cần tới những từ,” Gioia viết, “Nó tự nói lên rõ ràng rành mạch/ trong ánh sáng mặt trời, trong những chiếc lá, và trong bóng tối. Những viên đá trên đường mòn/ chẳng hề kém vẻ thực do nằm đó mà không được liệt kê và đếm kể.” Tuy nhiên “những viên đá vẫn kém vẻ thực đối với những ai không thể/ nói rõ về chúng.” Chức năng[2] của nhà thơ là nói lên rõ ràng rành mạch cái ý nghĩa vốn “được khắc trên sa thạch/ thạch anh”. Ý nghĩa đó không phải luôn khiến ta cảm thấy thoải mái. Trong bài “Hãy Thận trọng với Những Sự thể giống hệt như hai Bản sao”, tỉ dụ vậy, ông cảnh báo chúng ta rằng “không có sự thể rất thân thuộc/ hoặc rất gần gũi nào lại không có thể phản bội bạn.” Biển cả, trong bài thơ thật diễn cảm và bày tỏ trực diện về khoảng thời gian người cậu của ông phục vụ trong Đội Thương Thuyền[3], là một “biểu tượng không che giấu” đã cứu thoát ông cậu của nhà thơ khỏi “những biểu tượng của hạnh phúc”[4] của ông ta, cho tới khi ông ta “bị thiêu cháy không thể nhận dạng”, nói cụ thể là như vậy. “Jacob/ chẳng bao giờ trèo lên cái thang/ bùng cháy trong giấc mơ của ông,” Gioia viết trong bài “Cái Thang Bùng cháy.” Ông ta “ngủ vùi/ kinh qua mọi chuyện đó [kể trên], như một hòn đá/ gối đầu lên một hòn đá,/ run rẩy. Sự nghiêm trọng [của tình huống] luôn lớn hơn dục vọng.” Cuộc đời là sự tích tụ những chọn lựa vốn hạn hẹp dần qua thời gian. Chúng ta “luôn phải chọn lựa thêm nữa,” Gioia viết trong bài “Chẳng Có Gì Mất Đi,” nhưng những thứ để chọn “ngày càng ít dần.”

Ở đây không có những chân lí dễ đạt được - không có những ý niệm trừu tượng thích hợp hoặc xúc phạm hoặc giải khuây ta, tùy theo trường hợp, trong khi đồng thời thổi phồng cái tôi của nhà thơ. Thơ không phải một trò chơi - hoặc không chỉ là một trò chơi - dành cho “bọn trẻ trong những hội thảo?[5]/ vốn ít bận tâm tới việc trở thành nhà thơ cho bằng làm người đóng góp.” Thơ là “nhạc” của “lời nói thông thường” vốn dĩ có thể, như Gioia viết trong một câu thơ sánh được với thơ hay nhất của Wallace Stevens, “dẫn dắt một người bạn/ tới đúng nơi chưa từng được biết.”

Nhưng nếu thơ chỉ rõ cho chúng ta thấy sự huyền nhiệm của những sự thể nhỏ bé và “những nơi chốn chưa từng được biết,” thì nó cũng ghi nhớ rằng chúng ta từng là ai (hoặc từng không là ai) và nhắc nhở ta rằng như thế nào mà chúng ta đã trở thành người mà chúng ta không muốn trở thành. Chức năng thuật chuyện này của thơ là một chức năng đôi khi bị nhạo báng bởi những nhà thời lưu đương đại vốn tự hào rằng họ đã được khai sáng để phủ nhận cả cái bản ngã lẫn tiến trình của nó; nhưng chức năng này thuộc về truyền thống, kể từ khởi nguyên của chính nghệ thuật này [thơ]. Trong tập 99 Bài Thơ, chúng ta đọc thấy những câu thơ thuật chuyện ngắn, mở đầu bằng một thi hài hoặc một chuyến về thăm nhà và vạch ra những nỗ lực để thoát khỏi quá khứ hoặc làm lại cuộc đời, cả hai điều này hóa ra là những giấc mơ vừa là phổ quát lẫn ảo hoặc. “Em yêu, thời gian đã làm cho vẻ cứng rắn bừng sáng lên biết bao,” ông viết thế trong bài thơ “Những Hòn Sỏi Ở Biển: Một Khúc Bi Ca.” Hồi ức, ông viết trong bài “Bão Mùa Hạ,” “khăng khăng đòi tưởng nhớ/ những nơi chốn nó chưa từng tới.”

Trong bài “Bút pháp”, một trong những bài thơ mới trong tập thơ này, Gioia viết rằng “Hầu hết những cuộc đời là làm bằng việc lựa chọn những thứ sai lầm./ Chúng ta cố gắng đền bù lại bằng cách chọn lựa nhiều hơn nữa,/ Như thể cái thuần là khối lượng sẽ ban bố niềm chính trực.” Những thứ chọn sai lại thường là những thứ lớn lao, và trong bài thơ “Hầu Hết Mọi Chuyến Đi Đều Dẫn Tới Chốn Này,” nguyên có tựa là “Những Chỉ Dẫn dành cho Buổi Chiều,” Gioia đã bảo chúng ta hãy rời bỏ “những trò tiêu khiển an toàn của kiệt tác”:

Hãy rời khỏi những viện bảo tàng. Hãy tìm tới những nhà thờ tối ám
trong những tỉnh lẻ mà lịch sử đã lãng quên,
[hãy tìm tới] những nơi chốn không quan trọng mà giới quyền uy bỏ qua
mà nhà buôn biết là nơi chẳng thể có lợi nhuận.
Những thôn xóm buồn bã ở cuối những luồng nước tắc nghẽn,
những làng mạc nơi vùng núi khô hạn, nơi mà thời gian
đo bằng bóng hắt chiếu gày guộc của ngôi tháp cổ
chuyển dịch trên vỉa hè chói chang của quảng trường
và biến mất mỗi chiều không dấu tích.

Xét cho cùng, chính là ở “những nơi chốn không quan trọng” như vậy mà chúng ta có thể tìm được điều mà “vì nó chúng ta tìm tới, một cách vô tâm,/ nằm bừa bãi nơi góc phố.” Nhưng dù không như thế - tức thậm chí nếu “tầm nhìn rộng đó không được thực hiện” - “thì, ngay cả điều này cũng có thể là/ một phát hiện”: rằng “những điều bất toàn” như thế, ngay cả trong nghệ thuật, “đã làm nên thế giới,” và, nói một cách tỉnh táo hơn, thì “hầu hết mọi chuyến đi đều dẫn tới chốn này: mặt trời/ tỏa sáng trên những ngọn đồi không từng quen thuộc, những viễn cảnh mới/ làm lóa mắt, làm choáng váng trái tim bướng bỉnh không chịu đổi thay.”

Cái đẹp sẽ không cứu chuộc được thế giới. Thơ chỉ chữa trị bệnh trong nhất thời, và nó không thể ban cho chúng ta “sự triển nở mang tính người” một cách dễ dãi, có tính tự khen, và giả-tinh-thần.” Đúng hơn thì nó giống như những viên đá xây nhà thờ và đá trong thiên nhiên, nó nói với chúng ta hoặc nó phản ánh về một tương lai của “những bức tranh tường thô kệch” giữa một “vùng bóng tối của những ngôi mộ xây bằng đá hoa cương.”

Khá nhiều nghệ thuật, Gioia viết trong bài “The Haunted” thì “lớn lao, đích thực, hạng nhì.” Tập 99 Bài Thơ, như chính tên tựa sách chỉ rõ, cho thấy một nhà thơ không hề thiếu quan tâm tới hai phẩm chất đầu kể trên - ít nhất là không theo cách thân mật vẫn thường được dùng hiện nay - trong hơn ba mươi năm nay vẫn viết ra loại tác phẩm hạng nhất.

Phạm Kiều Tùng dịch
(SHSDB24/03-2017)

............................................
[1] Beach Boys là một nhóm nhạc rock Mĩ, được thành lập năm 1961 tại Hawthorne, California.
[2] Nguyên bản: The role of the poet… “the role” thường được dịch là “vai trò”, nhưng từ này còn được hiểu là “function or importance of sb/sth” (Oxford Advanced), là “chức năng”.
[3] Merchant Marines, tức U.S.M.M, ra đời trước U.S. Navy, là đội tàu thuyền chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời bình; sau đó, trong thời chiến, trở thành đội tàu thuyền chuyển tải quân lính và quân trang hỗ trợ cho hải quân.
[4] Bản tiếng Anh của Micah Mattix: “icons of happiness”, còn trong bài thơ của Dana Gioia là “icons of unhappiness” (“những biểu tượng của bất hạnh”).
[5] Workshops ở đây nói về những cuộc hội thảo.






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Kho tài liệu lưu trữ của tiểu thuyết gia nổi tiếng từng đoạt giải Nobel Văn học Gabriel Garcia Marquez đã vừa được một trung tâm của trường Đại học Texas mua lại. Điều này đồng nghĩa với việc các các bài viết phê phán về chính sách đối ngoại Mỹ của Marquez sẽ được bảo tồn tại đất nước mà không phải lúc nào ông cũng có cảm tình.

  • Theo báo chí Italy, ngôi nhà mà họa sỹ/nhà sáng chế vĩ đại thời Phục hưng Leonardo da Vinci đã ở trong thời gian vẽ bức "Tiệc ly" bất hủ đang được chủ nhà rao bán.

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Việc trao giải Nobel cho Patrick Modiano - nhà văn Pháp, đã gây sự ngạc nhiên đối với công chúng mến mộ tiểu thuyết gia Murakami.

  • LÊ ĐỖ HUY 

    Cựu học trò thời bao cấp hẳn đều sốc bởi cách trình bày của Malthus (1766 - 1834): dân số quả đất tăng theo cấp số nhân, trong khi sản lượng thực phẩm cung cấp tăng theo cấp số cộng…

  • Vivre, c'est s'obstiner à achever un souvenir/ Sống là cố gắng ngoan cố để hoàn tất một kỷ niệm.
                  RENÉ  CHAR

  • Một trong những đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân tới Nam Cực đã phải gánh chịu một kết cục bi thảm khi cả đoàn 5 người ra đi, không ai sống sót trở về. Mới đây, cuốn nhật ký hành trình của chuyến đi thảm kịch đó đã được tìm thấy trong băng đá.

  • CƠM HẾN

    Đã gần bốn năm nay tôi gắn bó với Boston, và mỗi ngày tôi lại thấy yêu vùng đất này hơn một chút. Boston là thành phố văn hóa, giáo dục lâu đời, là “linh hồn nước Mỹ”, cái nôi của cuộc cách mạng giành độc lập từ nước Anh mẫu quốc. Boston là nơi hội tụ các anh tài không chỉ từ khắp nơi trên nước Mỹ mà còn từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Boston duyên dáng, hào hoa, sang trọng, cổ kính…

  • Đại diện Bộ Ngoại giao Nga về các vấn đề nhân quyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền, ông Konstantin Dolgov ngày 15/10 kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ vở nhạc kịch "Tsukurs Herbert Cukurs" đang được dàn dựng ở Latvia.

  • Thật khó có thể tin rằng một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng lại có thể tác động đến lịch sử khoa học. Nhưng cách Niels Bohr từng dự cảm về thế giới không thể nhìn thấy được của các hạt electron đã cho thấy: khoa học cần nghệ thuật.

  • Nhà thơ Nga vĩ đại Mikhail Lermontov được coi là “người kế tục” của “mặt trời thi ca Nga” Aleksandr Pushkin. Ông sinh ngày 15/10 /1814 tại Moskva và mất ngày 15/7/1841 trong một cuộc đấu súng với bạn đồng môn Nikolai Martynov.

  • Bốn ngày sau khi Nobel Văn học năm 2014 gọi tên Patrick Modiano, nhà văn Pháp vẫn coi đây là giải thưởng kỳ lạ dành cho mình.

  • CAROL MUSKE DUKES

    Thơ có quan trọng gì không? là một câu hỏi không có câu trả lời, nhưng điều này vẫn không ngăn được các nhà thơ (và hầu như cả mọi người) thử tìm một giải đáp.

  • Trong những năm tháng tồn tại, Liên Xô đã có không ít bí mật, trong đó, có những bí mật có khả năng ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia; vì thế, được che chắn, bảo vệ một cách hết sức cẩn trọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị.

  • Trước các đồng sự của mình tại tòa Bạch ốc, Tổng thống Barack Obama bất ngờ mang tấm bích chương. Ông trịnh trọng bước ra trong im lặng và sau đó, Ông nở nụ cười thật tươi,  những bàn tay của các nhân viên của Ông vỗ đều. Một cử chỉ thật đẹp, một nhân cách “thuyết pháp vô ngôn” của vị Tổng thống nước Mỹ.

  • Auguste Rodin, nhà điêu khắc vĩ đại đã tạc nên “Người suy tưởng” và “Nụ hôn”, từng yêu say đắm rồi rũ bỏ người học trò và cũng là nàng thơ quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông, Camille Claudel.

  • Tolstoy từng ấp ủ thực hiện một cuốn sách “đem lại cho người đọc sức mạnh nội tâm, sự bình thản, hạnh phúc, giúp họ giao tiếp được với những nhà tư tưởng vĩ đại…” nhưng cho đến hôm nay, ít người còn nhớ tới cuốn sách này của ông.

  • LTS: Yann Martel sinh ngày 25 tháng 6 năm 1963 tại Salamanca, Tây Ban Nha và hiện đang sinh sống tại Montréal, Canada. Ngoài việc nổi tiếng với Cuộc đời của Pi, Martel được coi là một người táo bạo khi nảy ra sáng kiến cứ nửa tháng lại gửi sách cho Thủ tướng Canada Stephen Harper và đề nghị Harper nên đọc. Dưới đây là một trong những lá thư đó của ông, qua bản dịch của Nguyễn Đức Tùng.

  • Nghệ sĩ piano chuyên nghiệp tài năng Igor Lovchinsky, người hiện đang theo học Tiến sĩ chuyên ngành vật lý học tại Đại học Harvard, trò chuyện với mục Sự nghiệp trên tạp chí Science, cho biết anh đã “bị” nghiện khoa học như thế nào và những trải nghiệm âm nhạc giúp ích gì cho anh khi làm khoa học.

  • "Kính gửi đồng chí Mikhail Sergeyevich Gorbachov, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô...

  • Cuốn tự truyện lần đầu được xuất bản của nữ nhà văn Laura Ingalls Wilder - tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” - sẽ cho độc giả được biết những điều không như mơ đằng sau cuộc sống được “tô vẽ” trong cuốn tiểu thuyết…