Thơ của Thượng Đế

16:13 11/02/2009
BÙI NGỌC TẤNLần đầu tiên đặt chân tới Châu Âu, có biết bao nhiêu ấn tượng. Ấn tượng về những nét mặt người, về những dáng người đi, về bầu trời không vẩn bụi trong veo, về những xa lộ, về những chiếc xe phóng với tốc độ 140 kilômét không một tiếng còi, nối nhau trên các con đường tám đến mười làn xe chạy không còn biên giới cách ngăn...

Lâu đài Neuschwanstein

Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi có lẽ là cây và rừng. Mang sẵn trong lòng ý nghĩ về đặc điểm địa lý của nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, lượng mưa nhiều, về những rừng cây xanh tươi không có mùa rụng lá, sự ưu việt do thiên nhiên hào phóng ban tặng ấy là không đâu có thể so sánh được, nên khi đặt chân tới Châu Âu, cây và rừng đã gây bất ngờ lớn nhất với tôi.
Trong khoảng thời gian 45 ngày thăm châu Âu, tôi đã tranh thủ đi từ Pháp sang Bỉ, tới Hà Lan, tới Đức rồi từ Đức tới Salzburg , một thanh phố nước Áo giáp liền Muy ních. Trong cuộc lao-động-du-lịch-lang-thang ấy, không biết bao nhiêu lần cứ ngỡ đi tới một khu rừng thì một thành phố hiện ra. Tôi cảm nhận châu Âu những nơi tôi đã đi qua như một vùng trung du với những cánh đồng xoai xoải ven những núi đồi. Mầu xanh tươi mát ngả mầu mạ non của những đồng cỏ. Và mầu xanh lực lưỡng căn cốt vĩ đại của rừng. Trong bao ngày dịch chuyển hàng nghìn ki lô mét tôi đã cố tìm trên đường một quả đồi trọc nhưng không thể thấy. Ở đâu cũng là cây, những giống cây châu Âu tôi không biết tên. Và thông. Rất nhiều loại thông. Hôm từ Nu rem be về Muy ních qua đèo Altmuhltal cao nhất chặng đường nhìn thấy giữa rừng thông phía trái một khối đá trắng thẳng đứng như một tượng đài, mầu trắng trong nổi bật trên nền xanh của tán lá kim xanh, đã tưởng chỉ có một nơi ấy của núi là đá nên không trồng cây được. Đến khi lên tới đỉnh đèo, nhìn thông mọc trên tả luy hai bên đường van vát toàn một mầu trắng của tảng đá dựng đứng vừa nhìn thấy, mới biết nhìn nhầm: Ngọn núi này toàn là đá trắng. Khối đá trên kia không trồng cây được chỉ vì nó thẳng đứng mà thôi.

Đúng là tại Đức và có lẽ cả châu Âu nơi nào có thể trồng được cây là ở đó có cây. Cái buổi sáng đi thăm lâu đài Neuschwanstein (Lâu đài Giấc Mơ - đúng như vậy, nó đẹp như một giấc mơ, người làm ra nó là một ông vua Phổ nằm mơ thấy một lâu đài như vậy đã lấy tiền túi của mình ra xây, thiếu tiền, ông vay công quỹ, làm xong lâu đài, không có khả năng thanh toán, ông bị đi tù, Lâu đài Giấc Mơ trở thành một danh lam thắng cảnh) tôi càng khẳng định điều ấy. Đường lên Lâu đài Giấc Mơ quanh co gấp khúc, núi non mù sương trùng điệp như đường lên Yên Tử của ta. Lâu đài cũng nằm trên một đỉnh núi. Nhìn sang ngọn núi đá tai mèo lởm chởm bên kia, ở những chỗ cao ngất nơi các tầu lượn đang bay lượn như những con chim ưng nhỏ xíu, cũng vẫn thấy cây. Cây mọc ở những nếp gấp của đá, giữa những khe của hai mỏm đá. Không phải một thứ cây dại, cây leo mà là thông. Thông trông đơn lẻ trên cao như thông trồng rậm rạp thành rừng bên dưới núi. Thông với những cành lá xoè ra giữa trời xanh. Làm sao có thể trồng thông trên ấy nhỉ? Trực thăng chở thông và chở đất lên chăng?

Không chỉ rừng ở núi, ở... rừng, rừng giữa cánh đồng, rừng hai bên xa lộ. Còn rừng trong thành phố. Paris có cả một khu rừng thực sự. Những ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần, những người dân Paris đi ô tô vào rừng Paris căng lều đốt lửa nướng thịt, mở sâm banh... vui chơi từ sáng đến tối khuya mới về nhà. Berlin cũng có một khu rừng như vậy.
Tại châu Âu cây rất được tôn trọng. Trong lần đến Posdam thăm nhà văn Nguyễn Văn Thọ, anh có kể cho tôi nghe câu chuyện về một cành táo trong vườn một căn hộ chung cư anh ở. Cây táo trong vườn nhưng có một cành chìa ra đường đi. Táo chín rụng xuống đường. Một ông già ngoài 80 tuổi đi trên đường vô ý dẫm vào quả táo chín, bị ngã. Ông ta đề nghị cắt cành táo mọc vượt khuôn viên ấy. Cành táo ấy chỉ bị cắt sau khi đã lấy đủ chữ ký của các hộ sống trong chung cư.

Cây được tôn trọng không chỉ vì môi trường sinh thái. Cây còn làm ta yên tĩnh tinh thần, làm lòng ta bình yên trở lại. Tôi không quên một buổi chiều khi Kamal Nguyễn, một Việt kiều ở Lille (Pháp) đưa nhạc sĩ Dương Thụ và tôi đi thăm những ngọn đồi xứ Flandre. Thị trấn ẩn trong rừng cây. Trên đỉnh một ngọn đồi, giữa những tán lá, là những cửa hàng, những khách sạn, những biệt thự và một nhà thờ nhỏ. Chúng tôi bước vào nhà thờ. Không có ai ngoài một bà già người Pháp đang lúi húi dọn dẹp đưới tượng Chúa và những ngọn nến nhỏ im lặng cháy trong chiếc khay đặt trên bàn khuất ở một góc phía ngoài ngay cửa ra. Bà già bước về phía chúng tôi, nhẹ nhàng không một tiếng động, thì thào:
- Bonjour, Bonjour. (Xin chào. Xin chào).

Chúng tôi cũng thì thào đáp lại. Rồi chúng tôi bước ra, ngồi xuống chiếc ghế dựa gỗ sồi đặt bên lề đường. Dưới kia sườn đồi thoai thoải. Đàn bò khoang đang gặm cỏ. Chiều nhức mắt nắng vàng. Rừng đổ bóng thẫm đen xuống vạt cỏ xanh non. Tiếng nhạc nhà thờ vọng đến. Êm đềm, thanh bình đến thế là cùng. Như một chốn Bồng Lai. Dương Thụ rơm rớm nước mắt. Anh nói với tôi:
- Em đang được thanh lọc.
Tôi gật đầu:
- Mình cũng vậy.
Chúng tôi ngồi im lặng nhìn nắng chiếu trên những vòm cây đang vào thu với bao màu sắc. Tôi bỗng nhớ đến câu thơ của một nhà thơ Mỹ: Người làm ra thơ, còn Thượng Đế làm ra cây. Cây, đó là Thơ của Thượng Đế. Chúng ta làm ra rất nhiều thơ, cả ngàn cả vạn bài thơ. Nhưng còn Thơ và Trường ca của Thượng Đế là cây và rừng thì chưa vun trồng được bao nhiêu.
 Hải Phòng 12-2004
B.N.T

(nguồn: TCSH số 192 - 02 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Ở Pháp, vào mùa thu, người ta gọi là mùa của văn học/ La rentrée littéraire. Đấy là thời điểm mà bạn đọc và báo chí xôn xao về các giải thưởng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ  

    Các bạn đi Mỹ về, hầu như ai cũng kể về một công trình độc đáo ở Washington, đó là đài tưởng niệm các chiến binh Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Đài tưởng niệm không phải một tháp cao, mà là một bia đá.

  • HIỆU CONSTANT

    Ra đời và lớn lên tại đất nước Nouvelle-Calédonie, về Việt Nam năm 1960 để sinh sống và học tập, tốt nghiệp trường Nghệ thuật Việt Bắc, khoa diễn viên, sáng tác và đạo diễn, Alain Vũ Hoàng khởi nghiệp bằng nghề đạo diễn những làn múa dân gian và hiện đại nổi tiếng của Việt Nam.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, người Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sinh năm 1955.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN
    (Đọc "Thám tử đau buồn" của Viktor Axtaphiev)

    Tiểu thuyết Thám tử đau buồn ở trong số những tác phẩm ưu tú của văn học Liên Xô viết trước Đại hội lần thứ XXVII Đ.C.S.L.X và chứa đựng dự cảm những tư tưởng và tinh thần của Đại hội.

  • LGT: Elie Wiesel được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1986 qua những hoạt động chống lại bạo lực, đàn áp, và kỳ thị chủng tộc. Wiesel sinh năm 1928 tại Romania; ông là người gốc Do Thái.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG

    Núi thiêng Kailas
    Trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, tuy không cao như Everest (8.848m) nhưng Kailas (6.714m) là ngọn núi thiêng liêng nhất trong lòng hàng tỷ tín đồ Phật giáo, Indu giáo, Đạo Jains, và Đạo Bon.

  • Nhà vật lý Thiên văn là những người “đọc” ánh sáng trong vũ trụ, lặn lội trong thiên hà để tìm về quá khứ, nhìn vào hiện tại, và đoán định được tương lai của vũ trụ, trong đó có trái đất. Có một người Việt như thế, cực kỳ nổi tiếng trong giới thiên văn học thế giới tên là Trịnh Xuân Thuận.

  • Từ ngày 8 đến 10.3.2012 tới đây, xứ sở thi ca Huế được chọn là nơi gặp mặt các nhà văn Việt Nam và các nhà văn Mỹ nhân Kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Trung tâm William Joiner (Mỹ).

  • TÔ NHUẬN VỸ

    (Kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Trung tâm William Joiner (Mỹ).

  • Tại Đại hội nhà văn Liên Xô lần VIII, một trong những bài phát biểu được hoan nghênh nhất là của nhà văn Valentin Raxputin. Đáng chú ý là trong bài này, tác giả hầu như không nói gì về nghề văn, mà chỉ đề cập vấn đề bảo vệ môi sinh.

  • L.T.S: Gần đây ở Liên Xô tên tuổi của nhà văn nữ trẻ tuổi Xvet-la-na A-lêch-xi-ê-vich (Svetlana Alexievitch) trở nên quen thuộc và thân thiết với nhiều đối tượng độc giả qua tác phẩm "Chiến tranh không có gương mặt người phụ nữ".

  • ĐỖ HỮU CHÍ

    Tin Ô-Iôp Pan-mơ bị ám sát làm tôi bàng hoàng xúc động không kém như khi nghe tin bà Indira Găng-đi bị ám sát. Chỉ có sự khác nhau, tôi vừa được gặp bà Găng-đi trước đấy mới có vài tháng, còn Ô-lôp Pan-mơ thì tôi đã gặp và nói chuyện cách đây 18 năm.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG

    Hy Lạp là nơi tổ chức Thế Vận hội Olympic đầu tiên - năm 776 tr.CN thì ai cũng biết, nhưng Hy Lạp còn là nơi tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nhân loại thì, việc này chắc không phải ai cũng hay. Có điều, vì cuộc thi người đẹp ấy bắt nguồn từ động cơ xấu xa, nên đã dẫn đến kết cục cực kỳ bi thảm.

  • MAI KHẮC ỨNG Sang Montreal trốn nắng, nhiều ngày đẹp trời tôi thích đi đó đi đây. Lội bộ mãi rồi cũng chán. Tôi nghĩ ra cách ngao du bằng tàu điện ngầm liền với xe bus.

  • TRẦN KIỀU VÂN Năm 1990, dịp lễ Phục Sinh, cô dẫn chúng tôi đến nghĩa trang thành phố Voronez. Một là để tham quan thêm một nơi rất đẹp và có nhiều ý nghĩa đối với thành phố, hai là để viếng một người Việt Nam nằm tại đây.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG Bút ký Trong hồi ký Living History, Hillary kể gia đình bà có lần đến Grand Canyon cắm trại. Tại đây, ông Bill Clinton nhận xét “Grand Canyon là nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới”.

  • PHẠM THỊ CÚC Hai vợ chồng ông hàng xóm nhà tôi đều nghỉ hưu. Bà vợ tuổi khoảng sáu mươi, chồng sáu lăm, có hai con. Con gái đầu đã lấy chồng, có hai con, đứa lớn bốn tuổi, đứa bé gần hai tuổi.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGBrasil, tuy chỉ xếp thứ năm thế giới về diện tích, thứ sáu thế giới về dân số, nhưng lại sở hữu khu rừng Amazon rộng nhất thế giới, con sông Amazon dài nhất thế giới, vũ điệu Samba nồng nàn nhất thế giới, nhiều bãi biển đẹp nhất thế giới, thứ bóng đá mê li nhất thế giới...

  • TRẦN THIỆN ĐẠONhư mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để đời.