Thiện và ác trong chính trị gia Tào Tháo

09:48 12/09/2008
TÂM VĂNNgười xưa có câu: “Tòng thiện bất túc dĩ vi chính” (Chỉ theo điều thiện thì không đủ để làm chính trị). Câu nói đó xem ra rất đúng với Tào Tháo.

Khi đang bị truy nã vì mưu sát Đổng Trác bất thành, Tào Tháo vào tá túc nhà người quen. Gia chủ sai gia nhân làm lợn đãi khách. Gia nhân mài dao để làm thịt lợn, Tào Tháo nghi mài dao để mưu hại mình nên giết chết gia nhân. Khi biết được thiện ý của chủ nhà, việc đã lỡ vì phạm tội giết người, Tào Tháo giết sạch cả nhà để khỏi có kẻ cấp báo, cáo quan cho dễ bề trốn thoát với câu nói nổi tiếng ích kỷ, gian hùng mà người đời thường nhắc tới là thà mình phụ người chứ không để người phụ mình.
Đến lúc thành danh, giữ chức Thừa tướng, kẻ hầu người hạ quanh mình, khi uống rượu say, nằm không đắp chăn mà khí trời thì rét, người hầu thấy vậy vào muốn kéo chăn đắp cho chủ, biết được thiện ý mà vẫn rút kiếm chém chết người hầu để thị uy, cảnh báo cho mọi người rằng Tào Thừa tướng đâu phải là người ai muốn đến gần cũng được.
Lúc quân bị thiếu lương, Tào Tháo sai làm cái hộc nhỏ hơn để đong ít lại nhằm chia cho đều khắp trong ba quân. Khi quân sĩ phát hiện, xôn xao kêu đói thì Tào Tháo gọi quan coi lương vào và động viên rằng: ngươi hãy chịu chết đi để vợ con ngươi ta sẽ nuôi, còn ngươi thì được dựng miếu để thờ. Quan coi lương biết mình bị đem làm vật hy sinh, nhưng bấm bụng, nước mắt tuôn trào, rồi cúi lạy “tạ ơn Thừa tướng”.
Trên đây là một, vài trong vô số chuyện mà Tào Tháo đã hành xử trong cuộc đời làm chính trị.
Nếu không giết hết cả nhà người quen, thì ai bảo đảm rằng không có kẻ cáo quan và liệu Tào Tháo có thoát được trên đường đào tẩu để tồn tại với đời mà tiếp tục hoàn thành chí nguyện? Tào Tháo khi làm Thừa tướng, quyền cao chức trọng, dưới một người mà trên cả vạn vạn người. Điều hành chính sự độc đoán, chuyên quyền, lấn át cả vua. Có nhiều người hiệp lực, đồng tâm, cúi đầu phục mệnh, nhưng cũng có lắm kẻ bài xích, căm thù, âm mưu lật đổ. Thuốc độc, thích khách luôn rình rập quanh mình, không chém chết một người hầu để thị uy thì liệu có răn đe được nhiều kẻ đang rắp tâm ám hại. Nếu không biết lừa dối ba quân trong hoàn cảnh thiếu lương ở chốn sa trường và không giết một người để rước tội cho mình thì ai lường được là sẽ không có binh biến xảy ra? Tướng cầm quân liệu có thoát được cảnh da ngựa bọc thây và chính sự sẽ như thế nào nếu được trao về tay kẻ khác.
“Tòng thiện bất túc” (chỉ có theo điều thiện thôi thì không đủ) “dĩ vi chính” (để làm chính trị), điều đó cũng có nghĩa là người làm chính trị trong một hoàn cảnh nhất định, khi cần thiết cũng phải biết làm điều ác, nếu điều ác chỉ đến với số thiểu để cho điều thiện được đến với số đa thì điều ác đó biến thành điều thiện.
Giết người là ác, giết cả gia đình ân nhân thì quá nhẫn tâm; giết người hầu của mình, giết cả tướng dưới quyền mà biết chắc họ đều là những người vô tội thì thật là đại ác, nhưng cái chết của họ được xem như một sự hy sinh cho tồn tại của một con người đang nuôi chí lớn, một vị Thừa tướng đầu triều, thống soái của ba quân và nếu họ không làm vật hy sinh thì những diễn biến xấu có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hàng vạn sinh linh mà chưa ai lường trước được.
Một chính trị gia lỗi lạc, phải biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến của Tào Tháo thuở ban đầu, trước hết là phải tồn tại, vươn lên nắm quyền lực, diệt trừ gian tặc, giúp nước, phò vua. Rồi cái bất biến tiếp theo là bình Tây Thục, phá Đông Ngô, quy tụ giang sơn về một mối. Để “dĩ bất biến” Tào Tháo đã làm những gì có thể, giết cả nhà ân nhân, giết người hầu là để cho tồn tại của bản thân; giết quan coi lương là để ổn định ba quân trong tình thế hiểm nguy trên đường trận mạc. Tất cả những hành vi mà Tào Tháo đã làm chẳng qua là “ứng vạn biến” mà một người có chí lớn, một vị tướng cầm quân, có tài thao lược phải biết và buộc phải làm trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc mà mục đích cuối cùng là định quốc, an dân, đem lại hạnh phúc yên bình cho trăm họ.
Trước và sau Tào Tháo, những chính trị gia nổi tiếng, kiểu này hay kiểu khác có khi còn ác hơn cả cách hành xử của Thừa tướng họ Tào. Võ Tắc Thiên, nữ Hoàng đế nổi tiếng tài sắc, hoang dâm, đã nhẫn tâm giết không biết bao nhiêu con cháu của mình để chiếm đoạt và bảo vệ ngai vàng, ngự trị ngôi Thiên tử. Từ Hy Thái hậu, ngồi sau rèm mà điều hành chính sự cũng đã dùng không biết bao nhiêu thủ đoạn, âm mưu để loại trừ những người không ý hợp, tâm đầu. Bởi tầm chính trị quốc gia và tuỳ bối cảnh lịch sử của mỗi thời, nên cái ác và cái thiện trong những con người đó như quyện vào nhau, vì cái “dĩ bất biến” là lợi và quyền của chính bản thân họ, lợi ích của thần dân mà họ đang chăn dắt, liên quan đến sự tồn vong của đất nước mà họ đang cai quản, nên mọi sự “ứng vạn biến” của họ các sử gia rất dễ cảm thông.
 Nhưng đáng trách là các quan lại địa phương, những kẻ thừa hành mệnh lệnh, thực thi chính sách cai trị của triều đình, lắm người đã ngộ nhận mình cũng là những chính trị gia, ra vẻ thông hiểu nghĩa lý của “Tòng thiện bất túc dĩ vi chính”, nên tự cho mình được quyền hành xử cái “Tòng thiện bất túc” mà tác oai, tác quái, thủ đoạn, âm mưu, gây bè kéo cánh, thanh trừng, hạ bệ lẫn nhau để tranh quyền đoạt lợi, vun quén cho cá nhân, nhằm vinh thân phì da chứ chẳng phải vì bản quán, quê hương, vì dân tộc, quốc gia nào cả.
Ngẫm chuyện xưa để lý giải việc đời. Đâu phải dễ luận bàn thiện ác trong con người Tào Tháo!
                                                                                                            T.V

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TZVETAN TODOROV(Cuộc tranh luận văn học giữa George Sand và Gustave Flaubert - qua đánh giá của Tzvetan Todorov)

  • ĐỖ LAI THÚYCon gì sáng bốn chântrưa hai chântối bốn chân?Câu đố của Sphinx

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga đã có những biến đổi chính trị sâu sắc làm thay đổi đất nước trên nhiều phương diện: chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục và văn học nghệ thuật… Những nền tảng xã hội, những chuẩn mực đạo đức trước đây đã từng tồn tại trên bảy chục năm, được tiếp nối qua nhiều thế hệ đã thay đổi.

  • TRẦN QUỐC HỘIGenette coi thời gian là nhân tố trung chuyển cốt truyện đến truyện kể, qua hành vi kể chuyện. Ông đã sáng tạo ra mô hình xử lý thời gian rất thú vị, mô hình xử lý của ông xung quanh những vấn đề cơ bản như trình tự, tốc độ, tần suất kể chuyện.

  • HÀ VĂN THỊNH                                                  Luận điểm trung tâm của Tư tưởng Hồ Chí Minh là Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH. Đó là quan điểm chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình Cách mạng Việt . Chính vì thế, nắm bắt một cách sâu sắc tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Lê Nin để vận dụng thật sáng tạo kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười (CMT10) vào hoàn cảnh cụ thể của Cách mạng Việt Nam (CMVN) là mục đích xuyên suốt của Tinh thần và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • HOÀNG NGỌC HIẾNĐây là hai vấn đề tôi tâm đắc nhất trong nhiều vấn đề lý thú được nêu lên trong  tác phẩm của André Chieng (1).

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(tiếp theo và hết)Trong tập chuyên luận của A.Cheng, tìm hiểu những nguyên nhân tư tưởng tạo ra thần tích kinh tế Trung Hoa trong 3 thập kỷ qua, từ chương này sang chương khác, tác giả nhấn mạnh những nét đặc sắc của văn hoá Trung Hoa:...

  • NGUYỄN HỮU QUÝ1. Einarokland, nhà thơ Na Uy đã phát biểu tại hội thảo Thơ và toàn cầu hóa, tổ chức ở Vácsava tháng 10 năm 2001 rằng: “Con người, còn ngôn ngữ thì còn thi ca. Thi ca biết tự lo toan cho bản thân mình”.

  • BẢO NHÂNỞ nước ta, Huế được xem là kinh đô của Phật giáo, không phải bởi vì ở đây có nhiều chùa tháp, đông đảo tín đồ theo Phật hay từng có một thời là cái rốn của Phật giáo Việt , biệt xuất nhiều bậc cao tăng đương đại. Theo chúng tôi, nói như nhà viết kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi vì tính cách Huế, không phải Nho, mà chính là Thiền.

  • ĐỖ LAI THÚY(Tiếp theo Sông Hương 11/2007)Tiếng nói của tình yêu đồng giới, của dục cảm đồng giới không chỉ bằng ngôn ngữ của hữu thức, trực tiếp, mà chủ yếu còn bằng ngôn ngữ của vô thức, hàm ẩn.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆPNhững ai gần Trương Đăng Dung, thường nghe anh nói nhiều về các loại giới hạn: giới hạn của đời, sự phi lý của cõi nhân sinh, sự cản trở của những tín điều xưa cũ...

  • TƯỞNG THUẬT TRÁC Có phải hiện nay văn học đang đối mặt với thời đại tiêu dùng hay không? Nhiều người còn hoài nghi vấn đề này. Thậm chí có người còn phủ định sự có mặt của thời đại tiêu dùng trong khi miền Đông và miền Tây Trung Quốc đang có sự không cân bằng và tất cả đều đang xây dựng một xã hội khá giả.

  • MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHKhông Lộ là một vị thiền sư thời Lý, ông họ Dương, quê ở Hải Thanh, chùa Nghiêm Quang - nay là chùa Keo, thuộc xã Vũ Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; dòng dõi nhiều đời làm nghề chài lưới, sau bỏ nghiệp sông nước, xuất gia tu Phật, thường trì tụng Đà-la-ni.

  • THÁI DOÃN HIỂUNguyễn Khắc Thạch làm thơ như đi chân trần trên lưỡi dao bén của sự thật, máu toé vãi ra. Anh lấy dự cảm của mình làm thuốc băng bó. Vết thương thành sẹo. Thạch gọi đấy là thơ! “Thơ là sẹo của sự thật”.

  • LƯU KHÁNH THƠ1. Nam Trân trong dòng thơ tả chân của phong trào thơ mớiHoài Thanh đã dùng khái niệm tả chân để định danh một nhóm các tác giả Thơ mới tương đối gần nhau về bút pháp.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔN(Trao đổi về tiểu luận Văn học như là tư duy về cái khả nhiên của Trần Đình Sử, Văn Nghệ số 24 ngày16/6/2007)

  • VĂN TÂMXứ Huế – Thừa Thiên có một vị lão thành cách mạng được nhiều người biết tên tuổi. Đó là cụ Nguyễn Vạn, tức Lê Bốn; tên khai sinh là Phùng Lưu – "thầy Lưu", sinh năm 1916, quê ở làng Thanh Thủy Thượng (nay thuộc xã Thủy Dương), huyện Hương Thủy.

  • NGUYỄN BÙI VỢI"Chống tham ô lãng phí" là một bài thơ về đề tài chính trị xã hội, một vấn đề bức xúc của cuộc sống. Nó được viết ra năm 1956 khi miền Bắc sau chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ đang hàn gắn vết thương chiến tranh, khai hoang, phục hoá, tìm công ăn việc làm...

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNMuốn tiếp cận với văn hoá văn học, trước hết phải xác định cơ bản đúng đắn thế nào là văn hoá và thế nào là văn học.

  • HOÀNG SĨ NGUYÊN Hồi học Đại học, tôi và mấy đứa bạn phải đi bộ năm, sáu cây số vòng quanh các hiệu sách thành phố để tìm mua cho được cuốn "Thơ và mấy vần đề trong thơ Việt nam hiện đại" (Hà Minh Đức, NXB KHXH, 1994).