Thiện và ác trong chính trị gia Tào Tháo

09:48 12/09/2008
TÂM VĂNNgười xưa có câu: “Tòng thiện bất túc dĩ vi chính” (Chỉ theo điều thiện thì không đủ để làm chính trị). Câu nói đó xem ra rất đúng với Tào Tháo.

Khi đang bị truy nã vì mưu sát Đổng Trác bất thành, Tào Tháo vào tá túc nhà người quen. Gia chủ sai gia nhân làm lợn đãi khách. Gia nhân mài dao để làm thịt lợn, Tào Tháo nghi mài dao để mưu hại mình nên giết chết gia nhân. Khi biết được thiện ý của chủ nhà, việc đã lỡ vì phạm tội giết người, Tào Tháo giết sạch cả nhà để khỏi có kẻ cấp báo, cáo quan cho dễ bề trốn thoát với câu nói nổi tiếng ích kỷ, gian hùng mà người đời thường nhắc tới là thà mình phụ người chứ không để người phụ mình.
Đến lúc thành danh, giữ chức Thừa tướng, kẻ hầu người hạ quanh mình, khi uống rượu say, nằm không đắp chăn mà khí trời thì rét, người hầu thấy vậy vào muốn kéo chăn đắp cho chủ, biết được thiện ý mà vẫn rút kiếm chém chết người hầu để thị uy, cảnh báo cho mọi người rằng Tào Thừa tướng đâu phải là người ai muốn đến gần cũng được.
Lúc quân bị thiếu lương, Tào Tháo sai làm cái hộc nhỏ hơn để đong ít lại nhằm chia cho đều khắp trong ba quân. Khi quân sĩ phát hiện, xôn xao kêu đói thì Tào Tháo gọi quan coi lương vào và động viên rằng: ngươi hãy chịu chết đi để vợ con ngươi ta sẽ nuôi, còn ngươi thì được dựng miếu để thờ. Quan coi lương biết mình bị đem làm vật hy sinh, nhưng bấm bụng, nước mắt tuôn trào, rồi cúi lạy “tạ ơn Thừa tướng”.
Trên đây là một, vài trong vô số chuyện mà Tào Tháo đã hành xử trong cuộc đời làm chính trị.
Nếu không giết hết cả nhà người quen, thì ai bảo đảm rằng không có kẻ cáo quan và liệu Tào Tháo có thoát được trên đường đào tẩu để tồn tại với đời mà tiếp tục hoàn thành chí nguyện? Tào Tháo khi làm Thừa tướng, quyền cao chức trọng, dưới một người mà trên cả vạn vạn người. Điều hành chính sự độc đoán, chuyên quyền, lấn át cả vua. Có nhiều người hiệp lực, đồng tâm, cúi đầu phục mệnh, nhưng cũng có lắm kẻ bài xích, căm thù, âm mưu lật đổ. Thuốc độc, thích khách luôn rình rập quanh mình, không chém chết một người hầu để thị uy thì liệu có răn đe được nhiều kẻ đang rắp tâm ám hại. Nếu không biết lừa dối ba quân trong hoàn cảnh thiếu lương ở chốn sa trường và không giết một người để rước tội cho mình thì ai lường được là sẽ không có binh biến xảy ra? Tướng cầm quân liệu có thoát được cảnh da ngựa bọc thây và chính sự sẽ như thế nào nếu được trao về tay kẻ khác.
“Tòng thiện bất túc” (chỉ có theo điều thiện thôi thì không đủ) “dĩ vi chính” (để làm chính trị), điều đó cũng có nghĩa là người làm chính trị trong một hoàn cảnh nhất định, khi cần thiết cũng phải biết làm điều ác, nếu điều ác chỉ đến với số thiểu để cho điều thiện được đến với số đa thì điều ác đó biến thành điều thiện.
Giết người là ác, giết cả gia đình ân nhân thì quá nhẫn tâm; giết người hầu của mình, giết cả tướng dưới quyền mà biết chắc họ đều là những người vô tội thì thật là đại ác, nhưng cái chết của họ được xem như một sự hy sinh cho tồn tại của một con người đang nuôi chí lớn, một vị Thừa tướng đầu triều, thống soái của ba quân và nếu họ không làm vật hy sinh thì những diễn biến xấu có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hàng vạn sinh linh mà chưa ai lường trước được.
Một chính trị gia lỗi lạc, phải biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến của Tào Tháo thuở ban đầu, trước hết là phải tồn tại, vươn lên nắm quyền lực, diệt trừ gian tặc, giúp nước, phò vua. Rồi cái bất biến tiếp theo là bình Tây Thục, phá Đông Ngô, quy tụ giang sơn về một mối. Để “dĩ bất biến” Tào Tháo đã làm những gì có thể, giết cả nhà ân nhân, giết người hầu là để cho tồn tại của bản thân; giết quan coi lương là để ổn định ba quân trong tình thế hiểm nguy trên đường trận mạc. Tất cả những hành vi mà Tào Tháo đã làm chẳng qua là “ứng vạn biến” mà một người có chí lớn, một vị tướng cầm quân, có tài thao lược phải biết và buộc phải làm trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc mà mục đích cuối cùng là định quốc, an dân, đem lại hạnh phúc yên bình cho trăm họ.
Trước và sau Tào Tháo, những chính trị gia nổi tiếng, kiểu này hay kiểu khác có khi còn ác hơn cả cách hành xử của Thừa tướng họ Tào. Võ Tắc Thiên, nữ Hoàng đế nổi tiếng tài sắc, hoang dâm, đã nhẫn tâm giết không biết bao nhiêu con cháu của mình để chiếm đoạt và bảo vệ ngai vàng, ngự trị ngôi Thiên tử. Từ Hy Thái hậu, ngồi sau rèm mà điều hành chính sự cũng đã dùng không biết bao nhiêu thủ đoạn, âm mưu để loại trừ những người không ý hợp, tâm đầu. Bởi tầm chính trị quốc gia và tuỳ bối cảnh lịch sử của mỗi thời, nên cái ác và cái thiện trong những con người đó như quyện vào nhau, vì cái “dĩ bất biến” là lợi và quyền của chính bản thân họ, lợi ích của thần dân mà họ đang chăn dắt, liên quan đến sự tồn vong của đất nước mà họ đang cai quản, nên mọi sự “ứng vạn biến” của họ các sử gia rất dễ cảm thông.
 Nhưng đáng trách là các quan lại địa phương, những kẻ thừa hành mệnh lệnh, thực thi chính sách cai trị của triều đình, lắm người đã ngộ nhận mình cũng là những chính trị gia, ra vẻ thông hiểu nghĩa lý của “Tòng thiện bất túc dĩ vi chính”, nên tự cho mình được quyền hành xử cái “Tòng thiện bất túc” mà tác oai, tác quái, thủ đoạn, âm mưu, gây bè kéo cánh, thanh trừng, hạ bệ lẫn nhau để tranh quyền đoạt lợi, vun quén cho cá nhân, nhằm vinh thân phì da chứ chẳng phải vì bản quán, quê hương, vì dân tộc, quốc gia nào cả.
Ngẫm chuyện xưa để lý giải việc đời. Đâu phải dễ luận bàn thiện ác trong con người Tào Tháo!
                                                                                                            T.V

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONGMấy chục năm qua, người đọc biết ông qua những kịch bản thơ, những bài thơ viết về tình bạn, tình yêu; về những cuộc chia tay lên đường ra trận; về đất và người Hà Nội đầy khí thế hoành tráng của tâm thế sử thi; nhưng cũng có khi bí hiểm, mang tâm trạng thế sự buồn cháy lòng của một người sống âm thầm, đơn độc, ít được người khác hiểu mình.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Tư- duy tự- do của Phan Huy Đường*)

  • TRẦN HOÀI ANHBáo Văn nghệ trong lời giới thiệu những bài thơ mới nhất của Nguyễn Khoa Điềm số ngày 5/8/2006 cho biết: “Bây giờ ông đã trở về ngôi nhà của cha mẹ ông ở Huế. Tôi chưa bao giờ đến ngôi nhà ấy”. Còn tôi, người viết bài này đã có “cơ may” ở trọ tại ngôi nhà yên bình ấy trong những năm tám mươi của thế kỉ trước khi tôi đang là sinh viên ngữ văn Đại học Sư phạm Huế.

  • NGUYỄN NGỌC THIỆN(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Lan Khai (1906-2006)Đầu năm 1939, Vũ Đình Long, chủ Nhà xuất bản Tân Dân có sáng kiến xin giấy phép xuất bản ấn hành tạp chí TAO ĐÀN. Đây là tạp chí chuyên ngành về văn học đầu tiên trong làng báo ở ta trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

  • NGUYỄN TÀI CẨN, PHAN ANH DŨNG1/ Tiến sĩ Đào Thái Tôn vừa cho xuất bản cuốn “Nghiên cứu văn bản Truyện Kiều: bản Liễu Văn Đường 1871”. Chúng tôi thành thực hoan nghênh: hoan nghênh không phải vì trong cuốn sách đó có những chỗ chúng tôi được Tiến sĩ tỏ lời tán đồng, mà ngược lại, chính là vì có rất nhiều chỗ Tiến sĩ tranh luận, bác bỏ ý kiến của chúng tôi.

  • TÔN PHƯƠNG LAN1. Phong Lê là người ham làm việc, làm việc rất cần cù. Anh là người suốt ngày dường như chỉ biết có làm việc, lấy công việc làm niềm vui cho bản thân và gia đình. Anh sống ngăn nắp, nghiêm túc trong công việc nhưng là người ăn uống giản đơn, sinh hoạt tùng tiệm.

  • THỤY KHUÊLGT: “Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học Việt Nam sắc sảo ở Pháp” (Trần Đình Sử, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXBGD Hà Nội, 2005) Bà đã viết về mục tác giả Bùi Giáng và một số tác giả miền Nam trước 1975 cho “Tự điển văn học” bộ mới. Bài viết về Thanh Tâm Tuyền cũng dành cho bộ Từ điển nói trên. Chúng tôi đăng bài viết này để tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vừa mới qua đời.

  • HỒ THẾ HÀĐồng cảm và sáng tạo (*): Tập phê bình-tiểu luận văn học mới nhất của nhà phê bình nữ Lý Hoài Thu. Tập sách gồm 30 bài viết (chủ yếu là phê bình-tiểu luận và 5 bài trao đổi, phỏng vấn, trả lời phỏng vấn), tập trung vào mảng văn học hiện đại Việt Nam với sự bao quát rộng về đề tài, thể loại và những vấn đề liên quan đến phê bình, lý luận văn học, đời sống văn học từ 1991 đến nay.

  • MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHHôm Tết vừa rồi, anh Đỗ Lai Thúy ghé thăm Huyền Không Sơn Thượng và có tặng tôi một tập sách. Nội dung, anh đã phác thảo chân dung học thuật của 17 nhà nghiên cứu. Công trình thật là công phu, khoa học, nhiều thao tác tư duy, nhiều tầng bậc chiêm nghiệm... hàm tàng một sở học nghiêm túc, đa diện và phong phú.

  • TRÚC THÔNGLTS: Cuộc hội thảo Thơ Huế trong mạch nguồn thơ Việt do Hội Nhà văn TT Huế tổ chức nhân dịp Festival Thơ Huế 2006 đã “truy cập” được nhiều nhà thơ, nhà lý luận- phê bình tham dự.Tiếp theo số tháng 6, trong số tháng 7 này, Sông Hương xin trích đăng thêm một số tham luận và ý kiến về cuộc hội thảo nói trên.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNTrước hết tôi muốn phân định một khái niệm thơ Huế, ít nhất là trong bài viết này của tôi. Thơ Huế là một khái niệm tưởng cụ thể nhưng lại khá mơ hồ. Thế nào là thơ Huế? Có phải đó là thơ viết về Huế và thơ của người Huế viết. Mặc nhiên mọi người đều hiểu thế. Thơ viết về Huế thì có của người gốc Huế, người đang sống ở Huế và người ở khắp mọi nơi.

  • INRASARATham luận Festival Thơ Huế lần 2 tại Huế 05 và 06/6/2006Tràn lan cái giống thơ:Cái giống thơ là sản phẩm dễ gây nhầm lẫn và ngộ nhận. Ngộ nhận nên quá nhiều người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Rồi tập thơ được in ra hàng loạt để...tặng. Và khốn thay, không ai đọc cả! Vụ lạm phát thơ được báo động mươi năm qua là có thật. Không thể, và cũng không nên chê trách hiện tượng này. Thử tìm nguyên do.

  • TÂM VĂNĐã hơn hai thế kỷ rồi mà nay đọc bài “Lập học chiếu” (Chiếu chỉ thành lập trường học) của Ngô Thời Nhậm vẫn nóng lên như những dòng thời sự.

  • HỒ THẾ HÀVới điểm nhìn ngược chiều từ khởi đầu thế kỷ XXI (2006) hướng về cội nguồn khai sinh vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Huế (1306), chúng ta thấy vùng đất này đã có 700 lịch sử thăng trầm, vinh quang và bi tráng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGVô thức là những hoạt động tinh thần mà chúng ta không thể nhận thức ra được. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình, Diễn dịch các giấc mơ, Freud lần đầu tiên đề nghị khái niệm vô thức (unconscious) để phân biệt với ý thức (conscious) và tiềm thức (preconscious), sau này gọi là lý thuyết topo.

  • VĂN CÔNG HÙNGKính thưa quý vị, tôi phải xin phép nói ngay là những phát biểu của tôi vô cùng cảm tính và chả có một hệ thống gì hết, trong khi trước mặt tôi đây đều là những người lừng danh về cảm nhận, nhận xét, đúc kết, rất giỏi tìm ra những vấn đề, những quy luật của thơ.

  • TRẦN HOÀI ANH1. Có thể nói yêu cầu đổi mới của các thể loại văn học là một yêu cầu tất yếu trong đời sống văn học. Tính tất yếu nầy luôn đặt cho văn học một hành trình cách mạng. Cách mạng trong đời sống văn học và cách mạng trong bản thân từng thể loại văn học.

  • THÁI PHAN VÀNG ANHTừ sau 1986, sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù thẩm mĩ trong văn học khiến truyện ngắn không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí ngôn ngữ riêng. Hệ quả tất yếu là truyện ngắn Việt đương đại đã gặt hái được nhiều thành công trên nhiều phương diện, trong đó không thể không kể đến ngôn ngữ trần thuật.

  • TRẦN HOÀI ANH              1. Phân tâm học là lý thuyết có nguồn gốc từ y học, do S.Freud (1856-1939) một bác sĩ người Áo gốc Do Thái sáng lập. Đây là học thuyết không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực y học mà còn được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực nghệ thuật.