Thầy giáo làng' làm phần mềm tặng đồng nghiệp

14:25 20/11/2013

Chưa từng học công nghệ thông tin thế nhưng thầy Phan Hữu Tùng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại 'mày mò' làm ra phần mềm tặng cho hàng nghìn đồng nghiệp ở khắp mọi miền.

Soạn phần mềm trên vùng… núi

Thầy Tùng nguyên là Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Sơn, một vùng đất miền núi nghèo bậc nhất của thị xã Hương Thủy. Tốt nghiệp cao đẳng, ngành giáo dục tiểu học và nhận công tác quản lý tại Phú Sơn cách nay 12 năm. Tiếng là hiệu trưởng, nhưng mãi đến gần 3 năm sau khi nhận công tác, thầy Tùng mới có được một chiếc máy tính để bàn, và đây cũng là cái máy tính duy nhất của nhà trường.

Có chiếc máy tính như bắt được vàng, tranh thủ lúc rảnh rỗi thầy Tùng lại mày mò các phần mềm trong hệ điều hành windows, trong đó thầy “mê” nhất là phần mềm bảng tính Microsoft Exel.

Năm 2008, sau khi được tham gia một lớp tập huấn ngắn hạn về sử dụng phần mềm Microsoft Exel, thầy Tùng bắt tay vào nghiên cứu sâu về tính ứng dụng của phần mềm này. Không lâu sau đó thầy tìm ra một chuỗi mã, dùng các thuật toán chính trên phần mềm này để “cải tiến” thành phần mềm quản lý điểm và học sinh.

Cụ thể, phần mềm của thầy Tùng sẽ giúp giáo viên thống kê tuổi, chỗ ở, giới tính, học lực, thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… của từng em học sinh, thay vì làm thủ công rất mất thời gian và bất tiện. Hoặc cứ đến mỗi kỳ thi học kỳ, từng giáo viên các lớp, các khối sau khi chấm điểm phải ngồi viết từng bảng điểm, xếp loại của từng em và nộp lên ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu cũng phải “huy động tập thể” vào sổ một cách thủ công, nhưng nay thì sau khi có điểm thi ban giám hiệu chỉ cần một người đọc điểm, một người vào điểm sau đó phần mềm sẽ tự xếp loại và đánh giá.

Ngoài học lực của từng học sinh, phần mềm cũng sẽ giúp tính bình quân chung có bao nhiêu phần trăm khá, giỏi, yếu, kém; bao nhiêu em lên lớp hay ở lại…

“Việc này đã giúp cho giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như đảm bảo đội chính xác tuyệt đối của điểm số và xếp loại học sinh. Và ngay sau khi có kết quả toàn trường mình đưa ngay lên website của nhà trường thì phụ huynh các em đều biết, khỏi phải thông qua sổ liên lạc vốn học sinh dễ dấu bố mẹ”, thầy Tùng chia sẻ.

Năm 2009, sau khi kiểm nghiệm thực tiễn và thấy được tiện ích hỗ trợ được cho đồng nghiệp thầy Tùng quyết định cung cấp miễn phí cho đồng nghiệp trên diễn đàn mạng là Violet.vn và DayhocIntel.net. Từ vài người tải về dùng thử, đến nay hàng trăm người khắp mọi miền đất nước đã sử dụng. Đến nay đã có gần 10.000 lượt truy cập vào phần mềm này.

Riêng tại Hương Thủy đến nay toàn bộ 19 trường tiểu học của thị xã đều sử dụng phần mềm quản lý điểm “free” của thầy Tùng. Còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác thì liên tục gọi điện, gửi email cảm ơn và hỏi han, nhờ thầy Tùng tư vấn thêm.

Thậm chí có đồng nghiệp ở Nghệ An còn nhờ tác giả “trường làng” này viết thêm giúp họ “cột” về dân tộc bởi họ đang ở miền núi. Hoặc có giáo viên ở Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM nhờ thầy Tùng viết tiếp, nâng số “cột” lên 45 lớp trong trường, thay vì 35 như bản gốc.

“Mình lại thức đêm để viết giúp họ. Ai làm giáo viên mới hiểu cái sự vất vả, mất thời giờ trong khâu vô điểm, làm thủ công lại dễ sai số. Phần mềm mình viết ra giúp đỡ cho anh chị em đồng nghiệp đỡ mất nhiều thời gian thì tự nhiên thấy lòng cũng ấm”, thầy Tùng cười kể.

Người “nâng tầm” Exel

Không dừng lại ở đó, năm 2011, không lâu sau khi chuyển công tác về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Số 1 Thủy  Phù,  thầy Tùng làm đồng nghiệp trong tỉnh thán phục, khiến cộng đồng mạng xôn xao khi “tung” sản phẩm công nghệ thông tin miễn phí thứ hai của mình. Đó là phần mềm xử lý số liệu phổ cập THCS.

Thầy Tùng kể “cơ sự” để làm phần mềm phổ cập THCS cũng xuất phát từ vùng đất nghèo Phú Sơn. “Tuy mình làm quản lý trường tiểu học nhưng được xã giao cho công tác thống kê phổ cập THCS. Vậy là mình cùng các đồng nghiệp đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng sau đó về ngồi thâu đêm viết ra giấy. Lại tính tính toán toán, cộng trừ nhân chia từng độ tuổi, bao nhiêu em đi học hoặc bỏ học lớp mấy, chuyển trường hay ở nhà… Ngồi còm lưng làm, lại dễ sai sót. Từ đó mình cố tìm và viết thêm trong phần Exel để cải thiện sự vất vả đó”, tác giả vốn chẳng có tí chuyên môn công nghệ thông tin này cười kể.

Riêng tại Hương Thủy năm 2012, 100% số xã của thị xã được tập huấn sử dụng phần mềm miễn phí của thầy hiệu trưởng tiểu học này. Chưa dừng lại ở đó, năm 2013, thầy Tùng tiếp tục “nâng cấp” phần mềm của mình để ứng dụng cho cấp huyện, cấp tỉnh.

Cũng trên nền lý thuyết cơ bản, cũng sử dụng các thuật toán, hàm nhân hàm đếm của Exel, thầy Tùng viết thêm các chuỗi mã và tạo ra giải pháp thống kê, kết xuất dữ liệu một cách chính xác, thay vì phải “làm thủ công”. Việc thống kê, tính toán về độ tuổi, lớp học, tỷ lệ các độ tuổi học sinh vào các lớp cấp 1, 2… đều chỉ mất chưa đầy một phút là một cán bộ có thể nhập xong sau khi có bản số liệu gửi lên từ các xã (sử dụng cấp tỉnh cũng tương tự).

Đến nay, không chỉ Phòng Giáo dục - đào tạo thị xã Hương Thủy đã ứng dụng mà một số huyện trong tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng sử dụng phần mềm “free” hoàn toàn này.

“Thú thật là mình đam mê và tìm tòi phát huy những tính năng tối ưu của phần mềm Excel thôi chứ không phải sáng tạo gì ghê gớm. Mình chỉ hy vọng nhiều nơi sử dụng phần mềm của mình cho đỡ vất vả, tốn kém thôi”, thầy Tùng cười khiêm tốn.

Theo Đình Toàn (TNO)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế  phối hợp với  Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.

  • Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.

  • Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.

  • Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.

  • Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.

  • Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với  Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.

  • Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES,  đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương,  trường Tiểu học Kim Long (Huế).

  • Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.

  • Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.

  • Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.

  • Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.

  • Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.

  • Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.

  • Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô-  Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.

  • Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu... 

  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.