Chưa từng học công nghệ thông tin thế nhưng thầy Phan Hữu Tùng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại 'mày mò' làm ra phần mềm tặng cho hàng nghìn đồng nghiệp ở khắp mọi miền.
Soạn phần mềm trên vùng… núi
Thầy Tùng nguyên là Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Sơn, một vùng đất miền núi nghèo bậc nhất của thị xã Hương Thủy. Tốt nghiệp cao đẳng, ngành giáo dục tiểu học và nhận công tác quản lý tại Phú Sơn cách nay 12 năm. Tiếng là hiệu trưởng, nhưng mãi đến gần 3 năm sau khi nhận công tác, thầy Tùng mới có được một chiếc máy tính để bàn, và đây cũng là cái máy tính duy nhất của nhà trường.
Có chiếc máy tính như bắt được vàng, tranh thủ lúc rảnh rỗi thầy Tùng lại mày mò các phần mềm trong hệ điều hành windows, trong đó thầy “mê” nhất là phần mềm bảng tính Microsoft Exel.
Năm 2008, sau khi được tham gia một lớp tập huấn ngắn hạn về sử dụng phần mềm Microsoft Exel, thầy Tùng bắt tay vào nghiên cứu sâu về tính ứng dụng của phần mềm này. Không lâu sau đó thầy tìm ra một chuỗi mã, dùng các thuật toán chính trên phần mềm này để “cải tiến” thành phần mềm quản lý điểm và học sinh.
Cụ thể, phần mềm của thầy Tùng sẽ giúp giáo viên thống kê tuổi, chỗ ở, giới tính, học lực, thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… của từng em học sinh, thay vì làm thủ công rất mất thời gian và bất tiện. Hoặc cứ đến mỗi kỳ thi học kỳ, từng giáo viên các lớp, các khối sau khi chấm điểm phải ngồi viết từng bảng điểm, xếp loại của từng em và nộp lên ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu cũng phải “huy động tập thể” vào sổ một cách thủ công, nhưng nay thì sau khi có điểm thi ban giám hiệu chỉ cần một người đọc điểm, một người vào điểm sau đó phần mềm sẽ tự xếp loại và đánh giá.
Ngoài học lực của từng học sinh, phần mềm cũng sẽ giúp tính bình quân chung có bao nhiêu phần trăm khá, giỏi, yếu, kém; bao nhiêu em lên lớp hay ở lại…
“Việc này đã giúp cho giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như đảm bảo đội chính xác tuyệt đối của điểm số và xếp loại học sinh. Và ngay sau khi có kết quả toàn trường mình đưa ngay lên website của nhà trường thì phụ huynh các em đều biết, khỏi phải thông qua sổ liên lạc vốn học sinh dễ dấu bố mẹ”, thầy Tùng chia sẻ.
Năm 2009, sau khi kiểm nghiệm thực tiễn và thấy được tiện ích hỗ trợ được cho đồng nghiệp thầy Tùng quyết định cung cấp miễn phí cho đồng nghiệp trên diễn đàn mạng là Violet.vn và DayhocIntel.net. Từ vài người tải về dùng thử, đến nay hàng trăm người khắp mọi miền đất nước đã sử dụng. Đến nay đã có gần 10.000 lượt truy cập vào phần mềm này.
Riêng tại Hương Thủy đến nay toàn bộ 19 trường tiểu học của thị xã đều sử dụng phần mềm quản lý điểm “free” của thầy Tùng. Còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác thì liên tục gọi điện, gửi email cảm ơn và hỏi han, nhờ thầy Tùng tư vấn thêm.
Thậm chí có đồng nghiệp ở Nghệ An còn nhờ tác giả “trường làng” này viết thêm giúp họ “cột” về dân tộc bởi họ đang ở miền núi. Hoặc có giáo viên ở Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM nhờ thầy Tùng viết tiếp, nâng số “cột” lên 45 lớp trong trường, thay vì 35 như bản gốc.
“Mình lại thức đêm để viết giúp họ. Ai làm giáo viên mới hiểu cái sự vất vả, mất thời giờ trong khâu vô điểm, làm thủ công lại dễ sai số. Phần mềm mình viết ra giúp đỡ cho anh chị em đồng nghiệp đỡ mất nhiều thời gian thì tự nhiên thấy lòng cũng ấm”, thầy Tùng cười kể.
Người “nâng tầm” Exel
Không dừng lại ở đó, năm 2011, không lâu sau khi chuyển công tác về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Số 1 Thủy Phù, thầy Tùng làm đồng nghiệp trong tỉnh thán phục, khiến cộng đồng mạng xôn xao khi “tung” sản phẩm công nghệ thông tin miễn phí thứ hai của mình. Đó là phần mềm xử lý số liệu phổ cập THCS.
Thầy Tùng kể “cơ sự” để làm phần mềm phổ cập THCS cũng xuất phát từ vùng đất nghèo Phú Sơn. “Tuy mình làm quản lý trường tiểu học nhưng được xã giao cho công tác thống kê phổ cập THCS. Vậy là mình cùng các đồng nghiệp đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng sau đó về ngồi thâu đêm viết ra giấy. Lại tính tính toán toán, cộng trừ nhân chia từng độ tuổi, bao nhiêu em đi học hoặc bỏ học lớp mấy, chuyển trường hay ở nhà… Ngồi còm lưng làm, lại dễ sai sót. Từ đó mình cố tìm và viết thêm trong phần Exel để cải thiện sự vất vả đó”, tác giả vốn chẳng có tí chuyên môn công nghệ thông tin này cười kể.
Riêng tại Hương Thủy năm 2012, 100% số xã của thị xã được tập huấn sử dụng phần mềm miễn phí của thầy hiệu trưởng tiểu học này. Chưa dừng lại ở đó, năm 2013, thầy Tùng tiếp tục “nâng cấp” phần mềm của mình để ứng dụng cho cấp huyện, cấp tỉnh.
Cũng trên nền lý thuyết cơ bản, cũng sử dụng các thuật toán, hàm nhân hàm đếm của Exel, thầy Tùng viết thêm các chuỗi mã và tạo ra giải pháp thống kê, kết xuất dữ liệu một cách chính xác, thay vì phải “làm thủ công”. Việc thống kê, tính toán về độ tuổi, lớp học, tỷ lệ các độ tuổi học sinh vào các lớp cấp 1, 2… đều chỉ mất chưa đầy một phút là một cán bộ có thể nhập xong sau khi có bản số liệu gửi lên từ các xã (sử dụng cấp tỉnh cũng tương tự).
Đến nay, không chỉ Phòng Giáo dục - đào tạo thị xã Hương Thủy đã ứng dụng mà một số huyện trong tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng sử dụng phần mềm “free” hoàn toàn này.
“Thú thật là mình đam mê và tìm tòi phát huy những tính năng tối ưu của phần mềm Excel thôi chứ không phải sáng tạo gì ghê gớm. Mình chỉ hy vọng nhiều nơi sử dụng phần mềm của mình cho đỡ vất vả, tốn kém thôi”, thầy Tùng cười khiêm tốn.
Theo Đình Toàn (TNO)
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.