Vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế không chỉ có hình mẫu kiến trúc nhà vườn. Những ngôi nhà kiểu Pháp trên dưới một trăm năm tuổi cũng tạo cho Huế một vẻ đẹp sang trọng, cổ điển Tây phương. Trải qua thời gian dâu bể, thiên tai dồn dập, đến nay chúng vẫn giữ được các giá trị văn hóa - lịch sử quý báu...
An Định Cung là một ngôi nhà Pháp kiểu mẫu. (Nguồn: Internet)
Sau biến cố thất thủ năm 1885, người Pháp vào Huế, những khu phố mới dần dần mọc lên ở phía bờ nam sông Hương. Đó là những “phố Tây” theo cách gọi dân gian. Theo nhu cầu của đám lính tráng, các công trình kiến trúc ban đầu mang phong cách cục mịch, ăn chắc mặc bền như các trại lính, nhà thương cũ. Sau đó, dần dà đẹp hơn là các công sở, biệt thự, trường học còn lưu dấu ở trụ sở Thành ủy và UBND thành phố Huế, trường Đồng Khánh, Quốc học Huế, Đại học Huế hiện nay…
Chịu ảnh hưởng từ phong cách nhà vườn Huế, các ngôi nhà Pháp đều được xây dựng giữa một khuôn viên rợp bóng cây xanh, thích nghi với khí hậu nóng và ẩm. Chúng đan xen hài hòa với những ngôi nhà Á Đông trong các khu phố cổ. Dựa trên ý tưởng tạo nên sự giao thoa “Đông Tây – kim cổ”, các ngôi nhà Pháp điểm tô cho diện mạo cổ kính cố đô thêm văn minh, tươi tắn hẳn lên.
Lạc vào các khu phố cổ Vỹ Dạ, Kim Long, người ta không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp “không có tuổi” của các ngôi biệt thự kiến trúc theo kiểu Pháp. Đã tàn phai vôi vữa, nếp nhà vẫn cứ sang trọng, trang nhã.
Không rập khuôn bên “bản quốc”, để thích hợp với xứ Huế hay bị lụt lội liên miên, kiến trúc nhà Pháp ở đây thường tôn nền nhà cao hơn mặt sân cả mét. Những bậc cấp - thường là năm hay chín bậc, đi theo hình vòng cung mềm mại, tao nhã. Nối kết với cổng ngõ là một khoảnh sân rộng. Nhà đã cao, trần cũng cao, mở rất nhiều cửa lớn, nhỏ thông với bên ngoài. Hầu hết cánh cửa làm bằng gỗ, trong có cửa kính, khiến ngôi nhà luôn sáng sủa trong những ngày mưa lê thê ở Huế.
![]() |
Một góc trường Quốc Học Huế. (Ảnh: NCD) |
Nhà vườn Huế dành nhiều không gian để thư nhàn, nhà Pháp cũng thế. Vì vậy, việc xây nhà đồng thời với lập vườn. Nhưng khác với nhà vườn thường để vườn chiếm phần lớn khuôn viên, nhà Pháp có vườn rộng bề ngang nhưng không sâu. Ở tiền đường, tiền sảnh rất thoáng, không chia thành các phòng nhỏ. Mỗi khi thời tiết đang mưa dầm bỗng nắng lên, nền nhà thường “rịn nước” như đẫm sương. Người già cho biết: Thời xưa, người Pháp xử lý chống mối và giữ độ ẩm trong nhà bằng cách rải đều dưới nền một lớp muối hạt dày cỡ gang tay.
Huế không có cái rét cắt da cắt thịt, vậy mà trong phòng khách bao giờ cũng có lò sưởi, trang trí cầu kỳ. Trên bệ thường trang trí theo phong cách truyền thống Ki-tô giáo. Chuyện người Huế “chơi” nhà Tây trước đây cũng rất ly kỳ. Vào thời đó, chỉ 20-30 cây vàng là mua được căn nhà thường thường giữa phố nhưng để mua ngôi nhà Pháp thì phải cần số tiền gấp trăm lần. Do thị hiếu sính ngoại mà người Huế xưa hay nói với nhau: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”?
Theo thống kê sơ bộ, đến năm 2001, Huế còn hơn 200 ngôi nhà kiểu Pháp, nay chỉ còn gần 200. Con số này ngày càng giảm, một số nhà bị xóa sổ vì hư hỏng, không thể bảo tồn được nữa. Số còn lại nay đều bị rệu rã, dột nát, thoái hóa. Một ít được cải tạo, nâng cấp nhưng không phù hợp với kiến trúc cổ, vẻ đẹp bị pha tạp. Bây giờ xem lại, duy nhất thứ đồ cổ còn trong nhà là lớp gạch bông lát nền, thời ấy đặt mua và chở từ Pháp sang.
Trải qua hơn một thế kỷ, một số nhà Pháp vẫn còn sừng sững giữa vùng trời đất cố đô. Rất dễ nhận ra chúng qua cái biển số nhà, chữ số màu trắng nổi bật trên nền màu xanh lơ.
Những ngôi nhà cũ ấy vẫn đẹp đến nao lòng khách tham quan!
Theo Vũ Hào (Quân đội nhân dân)
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.