Vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế không chỉ có hình mẫu kiến trúc nhà vườn. Những ngôi nhà kiểu Pháp trên dưới một trăm năm tuổi cũng tạo cho Huế một vẻ đẹp sang trọng, cổ điển Tây phương. Trải qua thời gian dâu bể, thiên tai dồn dập, đến nay chúng vẫn giữ được các giá trị văn hóa - lịch sử quý báu...
An Định Cung là một ngôi nhà Pháp kiểu mẫu. (Nguồn: Internet)
Sau biến cố thất thủ năm 1885, người Pháp vào Huế, những khu phố mới dần dần mọc lên ở phía bờ nam sông Hương. Đó là những “phố Tây” theo cách gọi dân gian. Theo nhu cầu của đám lính tráng, các công trình kiến trúc ban đầu mang phong cách cục mịch, ăn chắc mặc bền như các trại lính, nhà thương cũ. Sau đó, dần dà đẹp hơn là các công sở, biệt thự, trường học còn lưu dấu ở trụ sở Thành ủy và UBND thành phố Huế, trường Đồng Khánh, Quốc học Huế, Đại học Huế hiện nay…
Chịu ảnh hưởng từ phong cách nhà vườn Huế, các ngôi nhà Pháp đều được xây dựng giữa một khuôn viên rợp bóng cây xanh, thích nghi với khí hậu nóng và ẩm. Chúng đan xen hài hòa với những ngôi nhà Á Đông trong các khu phố cổ. Dựa trên ý tưởng tạo nên sự giao thoa “Đông Tây – kim cổ”, các ngôi nhà Pháp điểm tô cho diện mạo cổ kính cố đô thêm văn minh, tươi tắn hẳn lên.
Lạc vào các khu phố cổ Vỹ Dạ, Kim Long, người ta không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp “không có tuổi” của các ngôi biệt thự kiến trúc theo kiểu Pháp. Đã tàn phai vôi vữa, nếp nhà vẫn cứ sang trọng, trang nhã.
Không rập khuôn bên “bản quốc”, để thích hợp với xứ Huế hay bị lụt lội liên miên, kiến trúc nhà Pháp ở đây thường tôn nền nhà cao hơn mặt sân cả mét. Những bậc cấp - thường là năm hay chín bậc, đi theo hình vòng cung mềm mại, tao nhã. Nối kết với cổng ngõ là một khoảnh sân rộng. Nhà đã cao, trần cũng cao, mở rất nhiều cửa lớn, nhỏ thông với bên ngoài. Hầu hết cánh cửa làm bằng gỗ, trong có cửa kính, khiến ngôi nhà luôn sáng sủa trong những ngày mưa lê thê ở Huế.
![]() |
Một góc trường Quốc Học Huế. (Ảnh: NCD) |
Nhà vườn Huế dành nhiều không gian để thư nhàn, nhà Pháp cũng thế. Vì vậy, việc xây nhà đồng thời với lập vườn. Nhưng khác với nhà vườn thường để vườn chiếm phần lớn khuôn viên, nhà Pháp có vườn rộng bề ngang nhưng không sâu. Ở tiền đường, tiền sảnh rất thoáng, không chia thành các phòng nhỏ. Mỗi khi thời tiết đang mưa dầm bỗng nắng lên, nền nhà thường “rịn nước” như đẫm sương. Người già cho biết: Thời xưa, người Pháp xử lý chống mối và giữ độ ẩm trong nhà bằng cách rải đều dưới nền một lớp muối hạt dày cỡ gang tay.
Huế không có cái rét cắt da cắt thịt, vậy mà trong phòng khách bao giờ cũng có lò sưởi, trang trí cầu kỳ. Trên bệ thường trang trí theo phong cách truyền thống Ki-tô giáo. Chuyện người Huế “chơi” nhà Tây trước đây cũng rất ly kỳ. Vào thời đó, chỉ 20-30 cây vàng là mua được căn nhà thường thường giữa phố nhưng để mua ngôi nhà Pháp thì phải cần số tiền gấp trăm lần. Do thị hiếu sính ngoại mà người Huế xưa hay nói với nhau: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”?
Theo thống kê sơ bộ, đến năm 2001, Huế còn hơn 200 ngôi nhà kiểu Pháp, nay chỉ còn gần 200. Con số này ngày càng giảm, một số nhà bị xóa sổ vì hư hỏng, không thể bảo tồn được nữa. Số còn lại nay đều bị rệu rã, dột nát, thoái hóa. Một ít được cải tạo, nâng cấp nhưng không phù hợp với kiến trúc cổ, vẻ đẹp bị pha tạp. Bây giờ xem lại, duy nhất thứ đồ cổ còn trong nhà là lớp gạch bông lát nền, thời ấy đặt mua và chở từ Pháp sang.
Trải qua hơn một thế kỷ, một số nhà Pháp vẫn còn sừng sững giữa vùng trời đất cố đô. Rất dễ nhận ra chúng qua cái biển số nhà, chữ số màu trắng nổi bật trên nền màu xanh lơ.
Những ngôi nhà cũ ấy vẫn đẹp đến nao lòng khách tham quan!
Theo Vũ Hào (Quân đội nhân dân)
Sáng 15/7, tại xã Hương Vân – huyện Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hương Trà, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”.
SHO - Vào lúc 20 giờ tối ngày 9/7, trên bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã tổ chức khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 nhân kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sáng 3/7, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn Cố đô Huế với các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy.
Sau gần một năm thi công (từ tháng 8/2010), sáng ngày 30/6, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng trụ sở Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Huế; đây là văn phòng thứ 8 được xây dựng mới trong hệ thống 11 văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ trên các vùng miền của đất nước.
Chiều ngày 24/6/2011 (nhằm ngày 23/5 Ất Mão), tại Đàn Âm hồn (cạnh cửa Nhà Đồ), phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 126 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2011, diễn ra vào tối ngày 20/6, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế.
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.
Hôm qua, 14/6, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) sẽ hoạt động trở lại, sau khi ngừng các chuyến bay để sửa chữa từ 3/5/2011 đến nay.
“Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX - 2011 đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 09/6, tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, diễn ra trong hai ngày 09 và 10/6/2011.
Chiều 5/6, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi- Huế, đã diễn ra triển lãm ảnh “Ấn tượng sắc tộc châu Á”, đây là nhứng bức ảnh được nhà nhiếp ảnh người Pháp Laval Sebatien ghi lại trong các chuyến đi tại nước Việt Nam, Lào và Capuchia.
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Nam Đông vừa thống nhất kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX (diễn ra tại huyện Nam Đông từ ngày 8/6 - 10/6/2011).
Sáng ngày 28/5, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Huế lễ trao giải cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, buổi lễ diễn ra tại sô 8 Lê Lợi, Huế.
Theo lời mời của Hội cứu tế bình dân Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác sang Cộng Hòa Pháp để bàn bạc, thảo luận về việc tham gia Festival Huế 2012. Tham gia Đoàn còn có Giám Đốc Trung tâm Festival Huế Nguyễn Duy Hiền.
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.
Chiều ngày 10/5 (08/4 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555.
Sáng ngày 09/5, tại Nhà khách Bình Dương, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau bốn ngày diễn ra với nhiều hoạt văn hóa nghệ thuật, tối ngày 03/5, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV - 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức bế mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 30/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Sáng 30/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khánh thành bức tượng “Cô gái Việt Nam” của nhà điêu khắc- hoạ sỹ Lê Thành Nhơn tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương thơ mộng.