Tết ở các làng biển

10:50 29/01/2010
TRẦN HOÀNGTrên dải bờ biển dài 340 km, từ chân Đèo Ngang đến chân đèo Hải Vân có hàng chục làng làm nghề chài lưới, đánh bắt và chế biến hải sản. Tổ tiên của cư dân các làng biển này đều có gốc gác từ các tỉnh phía Bắc.

Cổng làng Cảnh Dương - Ảnh: caucaquangbinh.com

Vào vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp, họ mang theo cả vốn văn hóa Đại Việt. Để rồi từ đó, những người dân quen “ chèo sóng chém gió” tạo cho mình một sắc thái văn hóa riêng. Tục lệ và sinh hoạt lễ Tết là một phần của sắc thái văn hóa đó.

Các làng biển ở Bình Trị Thiên có thể phân thành hai dạng chính:

- Dạng làng thuần ngư (như các làng Thuận An, Cảnh Dương, Bảo Ninh...)

- Dạng làng ngư nông (như các làng Nghĩa Nương, Thanh Trạch, Vinh Hiền...)

Làng thuần ngư chuyên nghề đánh bắt cá tôm, chế biến và buôn bán hải sản.

Làng ngư nông vừa làm ruộng, trồng vườn, vừa hành nghề trên biển theo thời vụ, hoặc những lúc nông nhàn.

Dù thuộc dạng làng nào, sinh hoạt văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần ở các làng chài lưới ven biển, ven đầm phá vẫn mang nhiều nét chung của thôn quê Việt cổ truyền. Tết Nguyên Đán nơi đây cũng không vượt ngoài qũy đạo đó.

Cuối tháng chạp âm lịch, các làng biển đã rục rịch không khí đón Xuân. Việc trước hết là các họ tộc, các gia đình đi sửa sang, vun đắp lại mồ mả của những người đã khuất. Nghĩa địa của không ít làng biển được đặt trên các động cát. Gió mưa miền Trung hay làm biến dạng, khỏa lấp mồ mả. Do vậy, việc đi sửa sang lại phần mộ người thiên cổ được xem là việc trọng đại của gia đình, của họ tộc. Quanh năm vất vả ngoài biển khơi, vào tháng chạp, nhà nào cũng phải bố trí một vài ngày cố lo cho xong. Không làm thế thì ăn Tết không yên. Một số làng quê có tục “ chạp mả làng”(Xưa các làng thường lập “ nghĩa trũng” làm nơi chôn cất những người chết (hoặc là vì chiến trận, hoặc vì đói nghèo, bệnh tật, vì chết trôi, chết nổi nơi sông biển, đầm phá bởi bão to gió lớn) mà không có người thân thích tế cúng. Ngày cuối năm, người làng hẹn chung một ngày cùng đi quét dọn, đắp điếm lại mồ mả cho những kẻ đơn côi.

            Không lo một nỗi mồ tàn
            Hai lăm tháng chạp có làng chạp cho
                                   
(Ca dao xứ Huế)

Cùng với việc “ chạp mả họ, chạp mả làng” là việc sắp xếp. dọn dẹp trang trí lại đình chùa, nhà cửa để đón Xuân. Với các làng biển, miếu thờ có ông voi (dân gian gọi là “ miếu Ông”, “ miếu Bà”), và miếu thờ các thần linh tọa lạc nơi lạch sông, cửa biển là những nơi rất thiêng liêng, bởi nó là tín ngưỡng có liên quan đến nghề nghiệp, dến công việc làm ăn trên sóng nước của họ. Do vậy, ngày Tết đến, Xuân sang các đền miếu này bao giờ cũng nghi ngút khói hương, cũng có người đến vái lạy rất thành kính.

Tết thì phải mới ngõ, mới nhà. Nhà làng biển dựng trên cát. Suốt một năm dài, mưa nắng, rác rưởi làm bẩn, làm đen đường đi lối lại, sân trước, vườn sau. Đón Xuân nhiều nhà đi gánh cát trắng, cát vàng từ động, từ cồn về rải đều sân, ngõ. Nhà cửa sạch hơn, sáng hơn trong nắng vàng, cát trắng.

Các món ăn ngày Tết ở làng biển không thể thiếu món cá. Duyên hải miền Trung cơ cấu bữa ăn hàng ngày cũng như khi giỗ, tết, vẫn thứ tự trước sau là các thứ: cơm gạo tẻ, các loại rau, quả, củ, các loại thủy hải sản, các loại thịt. Song khác với làng quê đồng bằng Bắc Bộ ăn nhiều cá ao, cá ruộng, người miền Trung ăn nhiều cá biển, cá đầm hơn. Vụ cá đông với nghề “ lưới rê” “ câu chằng” cổ truyền thu được nhiều loại cá ngon. “ Chim thu, nhụ, đé”, tôm hùm, mực thước... thứ nào cũng có. Mâm cỗ dân biển Bình Trị Thiên không có đĩa cá đĩa tôm thì thiếu hẳn một nét của văn hóa ẩm thực vùng quê này.

            Tết về câu đối, bánh chưng...
            Chẳng ham giò chả, chỉ “ ưng” ngứa, chòe (1)
                                               
(Ca dao Quảng Bình)

Cá cúng Tết phải chọn cá tươi, cá ngon, không cá thu, cá chim (cá giang), cá ngứa (cá nhụ) cá bẹ (cá đé)... thì cũng phải cá hồng, cá quẫn... Một mâm cỗ có thể có đến vài ba thứ cá, được nấu nướng, chế biến theo nhiều phương thức khác nhau: kho, rán (chiên), nướng, luộc, canh dấm, hoặc quết thành chả, cuốn gỏi...

Bánh các loại cũng đủ hình, đủ dạng chẳng khác gì bánh trái ở các làng cấy lúa, trồng khoai... Có điều bánh chưng, bánh ú thì nhiều nhà gói bằng lá dừa. Cây dừa dễ mọc, dễ sống trên đất cát. Xa rừng, hiếm lá dong, lá chuối, người vùng biển gói bánh chưng bánh ú bằng lá dừa đặt trong khuôn gỗ. Bánh chưng lá dừa vuông thành, sắc cạnh, gọn gàng, xinh xắn, đặt trên bàn thờ thật đẹp, thật duyên.

Sinh hoạt ngày tết ở các làng biển dường như sôi động, phong phú, đa dạng hơn các làng thuần nông ở sâu trong đồng, trong bãi. Một số thôn làng có những tập tục, những loại hình văn hóa, văn nghệ khá độc đáo và đặc sắc. Làng Cảnh Dương, Quảng Bình có tục lấy lửa từ sân đình làng đêm giao thừa, có hội thi “ nấu cơm cần”, hội đánh cờ người, cờ thẻ, làng Thuận An mở hội cầu ngư, bủa lưới bắt cá và bơi trải trên phá Tam Giang từ ngày 10 đến ngày 12 tháng giêng âm lịch, làng Mỹ Lợi (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tổ chức họp chợ Tết, chuyên mua bán thịt heo, để mang điều lành đến cho mọi nhà... Các làng kác thì chơi đánh cù trên cát, hò bài thai, bài chòi, hát chèo can, kéo dây, đập nồi rang, leo cột chuối... trò nào cũng vui, cũng có sức thu hút hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đến tham gia và cổ vũ.

Dân làng biển thường làm lễ xuất hành sớm. Chẳng cần sau ngày động mõ, đầu Xuân, bất kể mùng một, hay mùng ba, miễn chọn được ngày tốt, là nhiều chủ thuyền đã cùng bạn lái đẩy “ nôốc” ra biển, buông vài đường câu, đánh mấy vác lưới để lấy may, lấy phúc... Dịp xuất hành này nhà nào bắt được cá lớn, cá ngon thì rất đỗi mừng vui. Họ tin rằng năm mới việc chài lưới của gia đình họ sẽ “ thuận buồm xuôi gió” vào lộng ra khơi đều “ êm chèo mát nước”, “ tôm đầy thuyền, cá khẳm khoang”... Lễ cửa lễ xuất hành đầu Xuân đơn giản, mà trang nghiêm, thành kính, từ việc tế cúng ở miếu, đền đến các tục kiêng kị trên bến, dưới thuyền (như không bước qua lưới, không ăn to nói lớn khi thuyền chạy qua các hòn “ đảo thiêng”, tục gọi là Hòn Ông...)

Tết ở các làng biển từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang, nhìn tổng quát vẫn là tết của làng quê, cư dân nông nghiệp “ Dấu ấn biển” thể hiện trên nhiều phương diện, tạo nên nét riêng của lễ Tết miền duyên hải, góp phần làm phong phú thêm, đa dạng thêm văn hóa Tết ở dải đất miền Trung.

T.H
(120/02-99)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, ngày nay, các nghi lễ trong hệ thống thờ Mẫu Tam phủ đã hội họp cả nghi lễ trong hệ thống Tam phủ thờ ba vị nam thần: Thiên Thần – Địa Thần – Thủy Thần và hệ thống thần linh các vùng miền khác.

  • Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tới đây tại vùng đất được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến" do Ủy ban Nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức nhằm tôn vinh Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • Ngày 21/2 (tức 25 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân thôn Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tưng bừng tổ chức lễ hội chạy ngựa tre truyền thống.
    Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.

  • Bằng nhiều giải pháp, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Bàn về lễ hội, có một số ý kiến sâu sắc, xác đáng, cần suy nghĩ, về mặt văn hóa của Lễ hội, giáo sư Trần Quốc Vượng viết:
    "Lễ hội là một sản phẩm và một biểu hiện của một nền văn hóa. Tham gia lễ hội là một thế ứng xử văn hóa"(1).

  • Với người miền xuôi, dịp Rằm tháng Bảy - lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay còn là ngày xá tội vong nhân, người ta thường làm cỗ cúng gia tiên hoặc ăn chay nhẹ, còn với người Tày, người Nùng ở Cao Bằng, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán.

  • Sáng 23/4 tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng chính thức được khai mạc. Lễ hội sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 23-28/4/2015, tức từ 5-10/3 năm Ất Mùi).

  • Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay lễ hội Mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc và Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến hết ngày 13/3 với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

  • Liên hoan năm nay cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

  • Sáng 23.10 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), lễ hội Katê năm 2014 của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

  • “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”, đã thành thông lệ, cứ đến ngày 21, 22/8 Âm lịch hàng năm, lớp lớp cháu con lại tụ hội về Lam Kinh (huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa) để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vua Lê đã có công giành lại độc lập, yên bình cho đất nước.

  • TRẦN VIẾT NGẠC

    Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hằng năm là ngày bông hồng lên ngôi. Bông hồng để tặng người yêu, tặng bạn gái, bông hồng cho mẹ, cho chị, cho cô giáo, cho nữ đồng nghiệp… nói chung là “một nửa nhân loại” được vinh dự nhận những bông hồng tuyệt đẹp! Nhưng, một bông hồng cho Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã đốt lên ngọn lửa bất khuất đầu tiên của dân tộc, thì không!

  • TÔN THẤT BÌNH

    Vào những ngày đầu xuân, tại làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên trước đây dân làng thường tổ chức các trò vui xuân như đánh đu lấy giải, hát trò và hát sắc bùa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đường thủy từ Huế về Thuận An đi ngang qua một ngã ba sông nước trời bao la, những người vô tình nhất đến đó cũng phải kêu lên "đẹp quá".

  • Từ khi công bố câu đối thách cách nửa thế kỷ của nhà thơ Nguyễn Khoa Vy, tòa soạn đã đi từ trạng thái hồi hộp, lo lắng đến... bối rối.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Nước Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương. Bán đảo Đông Dương một thời được gọi là Indo - Chine bao gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia. Bởi vị thế Đông Dương cùng với Thái Lan, Mianma nằm giữa vùng ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, nên từ đầu văn hóa Ấn Độ đã sớm gia nhập vào Việt Nam trong đó có đạo Phật.

  • TÔN THẤT BÌNH Trong ba ngày tết, tất cả các chợ đều nghỉ mua bán, chỉ có một chợ độc nhất đã mở đó là chợ Gia Lạc, đông vui chỉ trong ba ngày tết.

  • NGUYỄN VĂN UÔNGTết nông thôn Huế thực sự đến từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và Táo quân, Thổ địa trở về nhà ăn Tết.

  • TÔN THẤT BÌNH Sinh hoạt hò đối đáp nam nữ ở Bình Trị Thiên được thể hiện trong lao động tập thể, trong các hình thức giải trí vui chơi, và ngay trong các ngày hội lễ, mặc dù tính chất trang nghiêm, nhưng không vì thế mà hò đối đáp không được sử dụng.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày xưa ở Huế, việc chuẩn bị Tết có từ nhiều tháng trước. Thậm chí có những món bánh, mứt làm từ mùa hè (mứt thơm) rồi đậy kín dán giấy bảo quản cho đến tết. Ngày 1 tháng chạp là ngày chính thức được bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày này, Khâm Thiên giám làm và ấn loát xong lịch, ban phát cho dân. Lễ phát hành lịch này gọi là lễ Ban sóc.