Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).
Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tặng hoa chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 40 năm thành lập
Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh TT Huế, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Tham dự lễ còn có các Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các cán bộ, nhân viên TCSH qua các thời kỳ, đại diện các tạp chí Bắc miền Trung, các tạp chí 5 vùng kinh đô xưa cùng đông đảo văn nghệ sĩ, các cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương.
Vùng đất hơn 700 năm Thuận Hóa - phú Xuân - Thừa Thiên Huế có dòng sông Hương thơ mộng đã đi vào thi ca nhạc họa. Sông Hương là một biểu tượng của Huế. Sông Hương đã được đặt tên cho hiệu sách, nhà in và nhiều tờ báo mang tên Sông Hương. Trước khi Tạp chí Sông Hương ra đời đã có Tuần báo Sông Hương do học giả Phan Khôi làm chủ bút. Sau đó Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương mua lại tờ Sông Hương và đổi tên thành Sông Hương tục bản. Sông Hương tục bản do nhà cách mạng Phan Đăng Lưu trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Đến sau ngày đất nước Thống nhất, Hội văn nghệ Thừa Thiên Huế cho xuất bản tờ Văn nghệ Thừa thiên Huế; và Hội văn nghệ Bình Trị Thiên cho ra tờ Văn nghệ Bình Trị Thiên... Đến năm 1983, trước nhu cầu sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học của nhiều văn nghệ sỹ của tỉnh Bình Trị Thiên, Hội văn nghệ cần có tờ Tạp chí chính thức, và Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đã ra quyết định thành lập, khai sinh Tạp chí Sông Hương.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương |
Cách đây 40 năm, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đã ra quyết định số 23 xuất bản tạp chí Sông Hương. Trong quyết định đã ghi: “Cho xuất bản Tạp chí “Sông Hương”, tạp chí sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học - nghệ thuật - văn hóa, thuộc Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên.
Tạp chí có nhiệm vụ chỉ đạo, động viên các hoạt động sáng tác, nghiên cứu của giới văn học và nghệ thuật Bình Trị Thiên trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng, góp phần giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, những tình cảm đạo đức cao quý, những giá trị thẩm mỹ trong sáng nhằm vươn lên thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị trước mắt trong tỉnh và những mục tiêu lâu dài về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; Từng bước giới thiệu truyền thống văn học nghệ thuật, những giá trị văn hóa của quê hương, thúc đẩy trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong tình hình mới; Thông qua Tạp chí, làm tốt công tác tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đồng thời tăng cường công tác độc giả làm cho Tạp chí ngày càng đi vào các đối tượng quần chúng rộng rãi.
![]() |
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đọc diễn văn kỷ niệm 40 năm thành lập TCSH |
Đến tháng 6 năm 1983 Tạp chí Sông Hương đã xuất bản số đầu tiên, khi xuất bản Tạp chí đã được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt. Trải qua 40 năm từ ngày thành lập đến nay, Tạp chí Sông Hương được khai đã mở ra nhiều chuyên mục, nhiều chủ đề văn học, văn hóa với nhiều bài viết hay, nóng bỏng, gần với đời sống. Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cùng với sự phát triển của Đất nước… các nhà thơ, nhà văn Tổng Biên tập và Ban Biên tạp Tạp chí qua các thời kỳ đã hun đúc, xây dựng bản lĩnh Sông Hương; Không ngừng thay đổi và tiếp nhận nhiều cái mới, nhiều trường phái văn học mới. Tạp chí đã thu hút, và với sự góp mặt, tham gia cộng tác, đồng hành của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu trong tỉnh, trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài; tạp chí đã được nhiều cây bút, nhiều bạn đọc mến mộ và tin cậy..
![]() |
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ trao tặng bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho tập thể Tạp chí Sông Hương |
Ngay từ những năm đầu tiên khi thành lập, Tạp chí Sông Hương đã có Ban Biên tập là các nhà văn nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhạc sỹ tên tuổi trên văn đàn đất nước, đó là: Nhà thơ: Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Hoàng, Lương An, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Võ Quê, Thái Ngọc San; các nhà văn: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Đắc Xuân, Hà Khánh Linh, Nguyễn Quang Hà; nhà phê bình văn học Lê Xuân Việt; nhà phê bình sân khấu Hoàng Minh Hằng; nhạc sĩ Trần Hữu Pháp; họa sĩ Bửu Chỉ...
Tạp chí được nhiều nhà chính trị, nhiều văn nghệ sỹ tên tuổi gửi bài cộng tác, đó là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Tạ Quang Bửu, Giáo sư Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu…; các nhà văn nhà thơ: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Trung Thông, Hoàng Cầm, Bùi Hiển, Trinh Đường, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Thu Bồn, Nguyễn Minh Châu, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, , Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đình Sử, Phạm Thị Hoài, Phạm Ngọc Cảnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Duy, Phan Thị Thanh Nhàn, Ngô Kha, Trần Quang Long, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Trọng Tạo, Đỗ Lai Thúy;...các nhạc sĩ: Hoàng Vân, Nguyễn Văn Thương, Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn; các họa sĩ: Pham Đăng Trí, Bửu Chỉ, Vĩnh Phối, Trương Bé,…; các nhà nghiên cứu GS Nguyễn Hữu Đính, Phan Ngọc, Phan Thuận An, Bửu Ý, Trần Đình Sơn, Nguyễn Hữu Thông, Đào Hùng;.. và sau này với sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sỹ của tỉnh và cả nước...
![]() |
Đồng chí Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh TT Huế trao tặng bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh cho các cá nhân lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và lãnh đạo Tạp chí Sông Hương |
Trong 40 xây dựng và phát triển, mở rộng mối quan hệ với các tạp chí, Tạp chí Sông Hương đã kết nghĩa với Tạp chí Nhơ man (Bielorussia), Đài Matxcơva, mở rộng quan hệ với Trung tâm William Joiner, quan hệ mật thiết với hội người yêu Huế tại Pháp; kết nghĩa với Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Tạp chí Sông Hương đã ký kết trao đổi, phối hợp hoạt động với 6 Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung: Tạp chí Cửa Việt, Tạp chí Nhật Lệ, Tạp chí Hồng Lĩnh, Tạp chí Sông Lam, Tạp chí văn nghệ Xứ Thanh. Tạp chí Sông Hương đã ký kết trao đổi thông tin với các Tạp chí văn nghệ 5 vùng Kinh đô xưa và nay: Tạp chí văn nghệ Xứ Thanh, Tạp chí Người Hà Nội, Tạp chí Đất Tổ. Tạp chí Sông Hương đã được Thư viện Đại học Washington và Thư viện Đại học Harvard - Hoa Kỳ sưu tập các số tạp chí để phục vụ cho việc nghiên cứu của sinh viên.
![]() |
Đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy trao bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân là cán bộ Tạp chí Sông Hương |
Trong 40 năm qua, Tạp chí Sông Hương đã đăng nhiều bài vở mang nội dung chuyên sâu, các chủ đề, chuyên đề, chuyên mục với nhiều nội dung phong phú, trong đó có các chuyên mục như: Văn xuôi, Thơ, Tác giả - Tác phẩm, Nghiên cứu & Bình luận, Huế - dòng chảy văn hóa, Cửa sổ nhìn ra văn học thế giới, Trang viết đầu tay, Đời sống văn nghệ… mỗi số tạp chí luôn có bài hay, được bạn đọc đánh giá cao. Trang thông tin điện tử Tạp chí Sông Hương là nhịp cầu nối những người yêu Huế, quảng bá văn học nghệ thuật và văn hóa cho Huế, Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Tạp chí đã tổ chức các chuyên đề vào các ngày lễ lớn và các sự kiện nổi bật của Đất nước, của tỉnh, và từ những cấp thiết của đời sống văn học nghệ thuật.
![]() |
Nhà báo Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng bằng khen của Hội Nhà Báo Việt Nam cho Tạp chí Sông Hương |
Tiếp nối dòng chảy của Sông Hương, năm 2008, Tạp chí Sông Hương mở thêm Chương trình Phát triển không gian Văn hóa, Tình Sông Hương, Phát triển tài năng trẻ, Tặng thưởng Sông Hương. Các chương trình đã tổ chức nhiều diễn đàn, tạo bầu không khí sôi động về sinh hoạt văn học nghệ thuật, nghiên cứu văn hóa tại Huế; tôn vinh các tác giả và tác phẩm chất lượng; cùng đó là những hoạt động nhân ái... Chương trình Phát triển tài năng trẻ đã phát hiện và bồi dưỡng nhiều cây bút trẻ. Năm 1985 Tạp chí xuất bản 2 số Phụ trương Đặc biệt; năm 2010 Tạp chí Sông Hương xuất bản thêm Sông Hương số đặc biệt. Đến nay, Tạp chí Sông Hương đã xuất bản 412 số hàng tháng, 2 số phụ trương và 49 số Sông Hương đặc biệt.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tặng hoa cho nguyên các Tổng Biên Tập Tạp chí Sông Hương |
Góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh, thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; xây dựng, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tạp chí Sông Hương đã đăng tải các bài viết quảng bá văn học nghệ thuật, văn hóa Huế với nhiều bài vở phong phú.
Bốn mươi năm dòng chảy Sông Hương luôn thao thiết, và hôm nay Sông Hương tiếp tục gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, bản lĩnh của Sông Hương và luôn là tờ tạp chí văn học nghệ thuật, văn hóa tin cậy của bạn đọc; là nơi gửi gắm nhiều bài viết, sáng tác tin cậy của văn nghệ sỹ trong tỉnh và cả nước; là tiếng nói văn nghệ của của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
![]() |
Đồng chí Phan Thiên Định - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Bí thư Thành ủy Huế trao tặng hoa cho nguyên các Phó Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương |
Bốn mươi năm qua, Sông Hương luôn hướng đến cái mới, cách tân trong sáng tạo. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, Sông Hương luôn phát huy thế mạnh riêng gắn với vai trò của của người lãnh đạo, của Ban Biên tập, Sông Hương luôn giữ vững bản sắc của tờ Tạp chí văn học nghệ thuật, văn hóa của vùng đất Cố đô Huế.
Trải qua 40 năm, Sông Hương đã từng ở thời kỳ huy hoàng của báo chí in và những ngày khó khăn của báo chí in khi truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội phát triển như vũ bão, đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, đưa thông tin đến với người đọc nhanh nhất có thể.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê - Nguyên Tổng Biên tập TCSH phát biểu tại Lễ Kỷ niệm |
Trong những năm tới Tạp chí Sông Hương tiếp tục nâng cao nội dung, chất lượng và hình thức; Ứng dụng nền tảng số, tòa soạn hội tụ ở Tạp chí Sông Hương; Xin tỉnh chủ trương để xuất bản thêm Tạp chí Sông Hương điện tử để đưa nhanh thông tin về văn học nghệ thuật, văn hóa Huế đến với bạn đọc và tiếp nhận nhanh nhất thông tin và các trào lưu văn học của thế giới; Sông Hương tiếp tục thực hiện mục đích tôn chỉ và sứ mệnh của mình, đổi mới và tiếp nhận sáng tạo mới, nhiều hướng mới về văn học; luôn là diễn đàn văn học nghệ thuật của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, là nơi tin cậy của các cây bút trên mọi miền đất nước; Sông Hương - Tạp chí sáng tác, phê bình, nghiên cứu văn học nghệ thuật - văn hóa luôn hướng đến cái đẹp, tính nhân văn trên hành trình phụng sự bạn đọc.
![]() |
Nhà văn Phạm Thùy Vinh - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Lam phát biểu tại lễ kỷ niệm |
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: “Tạp chí Sông Hương đã trở thành một diễn đàn văn học nghệ thuật uy tín, quy tụ được đội ngũ cộng tác viên tiêu biểu ở hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và học thuật; thu hút được những cây bút hàng đầu về sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật - văn hóa của tỉnh nhà, của trong và ngoài nước. Sông Hương đã luôn là một Tạp chí có bản lĩnh chính trị, văn hóa. Ban Biên tập đã hài hòa giữa đổi mới, hội nhập và giữ gìn nền tảng văn hóa của vùng đất Cố đô và dân tộc; giữa phát triển văn học nghệ thuật và thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao. Có thể nói, Tạp chí Sông Hương đã tự khẳng định mình, vươn lên, vượt ra khỏi vóc dáng của một tờ tạp chí địa phương, trở thành một tờ tạp chí được đánh giá có chất lượng thuộc hàng đầu trong làng báo chí văn nghệ của Việt Nam, và là một tạp chí văn nghệ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của những người quan tâm đến văn học nghệ thuật”.
![]() |
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội phát biểu tại lễ kỷ niệm |
Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy đã chúc mừng và biểu dương, ghi nhận những kết quả nổi bật đạt được của Tạp chí Sông Hương và những nỗ lực, cống hiến của đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên, cán bộ, viên chức Tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ trong suốt chặng đường qua. Đồng thời mong muốn Tạp chí Sông Hương trong giai đoạn mới cần tiếp tục nỗ lực, phát huy hơn nữa để đóng góp tiếng nói của một tờ tạp chí văn học nghệ thuật tỉnh nhà, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ để góp phần quan trọng cùng với tỉnh trong xây dựng, phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.
![]() |
Dịp này, Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao tặng bằng khen cho tập thể và 6 cá nhân Tạp chí Sông Hương đã có thành tích trong 40 năm xây dựng và phát triển. Tạp chí Sông Hương cũng đã nhận được bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong nghiệp vụ và hoạt động của Hội.
Phương Anh
SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Tối Rằm tháng Tư (5/5), Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương mừng lễ Phật đản Phật lịch 2556 với sự tham dự của hàng vạn tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
SHO - Sáng ngày 21/4, Bộ Thông tin & truyền Thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012, diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SHO - Ban quản lý dự án Quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô vừa tổ chức công bố trước dân quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Chân Mây, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sông Hương tháng 4 được mở đầu bằng một tin vui “Tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về bên bờ sông Hương”, vốn là một vấn đề được mong đợi nhiều năm qua mặc dù quãng đường từ di dời chỉ hơn 1km tính từ nhà cụ Phan Bội Châu xuống cầu Trường Tiền.
SHO - “Nhịp mưa trầm” là tên triển lãm của hai họa sĩ Hà Nội Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong khai mạc vào chiều 9/4 tại tiền sách khách sạn Century, 49 Lê Lợi -Tp Huế.
Sáng ngày 8/4, tại Thế Tổ Miếu, Đại Nội - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật Biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc tổ chức lễ bàn giao các nhạc cụ Nhã Nhạc Việt Nam được hai bên hợp tác phục chế từ năm 2011.
Chiều ngày 29/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - Nhìn lại và phát triển”, buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Hội, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 28/3, UBND Thành phố Huế đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức các hoạt động cộng đồng tại Festival Huế 2012 để thống nhất một số nội dung liên quan….
Sáng ngày 25/3, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã rước tượng chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từ nhà lưu niệm của cụ, số 119 Phan Bội Châu về công viên 19 Lê Lợi bên sông Hương.
Sáng ngày 22/3, Nhà văn, nhà thơ Hachikai Minmi đã có buổi thuyết trình với chủ đề Văn học đương đại Nhật Bản- Nhìn từ thơ, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
SHO - Sáng ngày 17/3, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên -Huế tổ chức Hội nghị - Hội thảo Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ nhất tại thành phố Huế.
SHO - Tối ngày 09/3, tại hội trường Đại học Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Đại học Huế phối hợp tổ chức Đêm thơ giao lưu Văn học Việt - Mỹ.
>Tất cả mới chỉ là bắt đầu >Cầu nối giữa hai bờ đối nghịch
>Trang thơ William Joiner Center >Trung tâm Joiner: hai mươi năm nhìn lại
SHO - Sáng ngày 9/3, tại Trung tâm Học liệu Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Diễn đàn văn học Việt - Mỹ: Nhìn lại và phát triển, đánh dấu sự kiện 20 năm giao lưu và hợp tác tác văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam với Trung tâm William Joiner (1992 - 2012).
>>Hai mươi lăm năm dấn thân: Trung tâm William Joiner ở đại học Massachusetts Boston
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Tháng 3 là thời gian của nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước cũng như những sự kiện quan trọng của hoạt động văn học nước nhà. Sông Hương tháng 3 (số 277) mở các chuyên đề lớn diễn trình theo những nhịp đập của thi ca quá khứ và đương đại.
SHO - Nhân kỷ niệm 1972 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 102 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp tổ chức mạc phòng triển lãm tranh cổ động với chủ đề “Chào mừng đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (2012-2017)”, diễn ra vào chiều ngày 05/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.
SHO - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Huế và các ban ngành liên quan về tình hình thực hiện Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế.
SHO - Đây sẽ là lần thứ ba Camille Huyền và Walther Giger hội ngộ khán giả Cố đô Huế với chương trình MUSICAL "Trăng vàng trăng ngọc, Hàn Mặc Tử”.
>>Thơ Hàn Mặc Tử trên nền nhạc Walther Giger và giọng ca Camille Huyền
Vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố giá vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2012.