Tản mạn về sự cách ly

10:00 09/09/2020

VALENTIN HUSSON    

Trước hết, ta phải hướng sự chú ý đến động từ “cách ly” khi mà với tư cách là một ngoại động từ, nó có nghĩa là sự vứt bỏ ra khỏi một giới hạn; trong khi với tư cách là một nội động từ, nó hướng đến sự ràng buộc để ở lại trong một vài giới hạn nhất định. Nó vừa nói lên cả sự vứt bỏ lẫn sự rút lui; vừa hiện diện vừa vắng mặt.

Ảnh: unphilosophe.com

Ở động từ “cách ly” xuất hiện một sự cô đơn rút lui khỏi mọi giới hạn. Đời sống sống động nhất chỉ khả hữu trong chính sự rút lui khỏi đời sống này. Đạo đức luôn giả định một sự lựa chọn buộc tôi phải tự mình hành động, chứ không phải người khác, trước một mối nguy nào đó: vì thế, đạo đức luôn ẩn chứa sự cô đơn, qua đó tôi là người duy nhất có thể hồi đáp lại người khác và với người khác, qua đó một lần nữa, sự cô đơn cũng sẽ được nhân đôi; tôi cô đơn trước trách nhiệm của mình.

Vì lẽ ấy, trong thời gian cách ly này, thế giới tìm thấy được một trật tự mới cho sự tương giao hài hòa giữa những điều đẹp đẽ cùng những điều thô bỉ của việc cách ly, trong việc- được-là-chính-mình ta nhận thấy một đời sống đang miễn dịch trước cái chết, trước một đời sống tập thể. Sự cách ly cách ly sự đoàn kết.

Cái xuất hiện trong những cộng đồng đang tự miễn dịch để chống lại virus này bằng cách tự cách ly là một thứ lô-gic nghịch lý: tôi càng sống cả đời thì tôi càng cô đơn, vậy ra tôi lại càng muốn có sự đoàn kết. Việc- được-là-chính-mình giúp hình thành nên một cộng đồng. Sự phong thành không có nghĩa là sự cô lập và đồng thời mở ra một sự vứt bỏ đạo đức. Đoàn kết không được tìm thấy từ đám đông mà từ sự ẩn dật và cô đơn.

Người khác chỉ có thể ảnh hưởng đến tôi trong bộ dạng yếu đuối của anh ta. Đặc biệt là khi mình tôi đối diện với chính tôi, tôi nhận ra rằng tôi cô đơn với người khác, cô đơn trước việc mình tôi và một ai đó hay “chính mình như một người khác” như cách nói của Ricoeur. Cách ly là kinh nghiệm về những gì mà cô đơn giáp mặt với sự đoàn kết.

Vậy cô đơn là gì? Nếu không có khoảng thời gian cách ly dài ngày này, khi mà ở trước bản thân tôi chẳng hề có trò tiêu khiển nào, tôi liền nghĩ đến đời sống của mình, và do đó, về cái chết của tôi. Hay nói theo kiểu của Pascal: trong sự cô đơn, sự buồn chán được bộc lộ; chúng ta tìm cách chạy trốn khỏi nó là bởi vì ta dễ sống hơn với một chiếc bịt mắt trước mắt. Khoảng thời gian kéo dài này, khi mà từ Langweile trong tiếng Đức [vừa có nghĩa là một khoảng thời gian dài, vừa chỉ sự nhàm chán] diễn đạt tốt hơn tiếng Pháp, hé lộ một sự thay đổi đáng kinh ngạc rằng, khi thời gian trôi qua, ấy không phải là thời gian đã trôi qua mà là chúng ta đang trôi qua.

Do đó, lối thoát cho thời điểm hiện tại và trước tất cả những gì nhàm chán, hay việc liên tục quay quần tìm kiếm sự giải trí cùng những mạng lưới vô lo vô nghĩ, cũng như các sở thích đã lãng quên cùng một điều rằng chính chúng ta mới là thứ đang trôi qua. Tuy nhiên, chính trong sự cô đơn này, nơi mọi người đều ý thức về cái chết của mình, hay về sự khả tử của mình, một sự đoàn kết chưa từng có liền được định hình. Để hoàn toàn là người khác, tôi phải hoàn toàn cô đơn. Khi mình tôi với chính tôi, tôi hiểu rằng tất cả chúng ta đều cô đơn khi đối mặt với định mệnh và giới hạn chung của chúng ta chính là cái chết.

Đoàn kết giả định sự cô đơn giống như thế tục giả định việc lui về sống ẩn dật. Sự rộng lượng đi kèm với việc- được-là-chính-mình giống như thế giới tự thống nhất mà lại không có thế giới. Từ đó, để bảo vệ đời sống, nghĩa là phải bảo vệ bản thân mình trên hết.

Hồ Hải Nhật dịch
(Nguồn: Valentin Husson |Petites réflexions sur le confinement et le verbe “confiner” (24/03/2020): https://unphilosophe.com/2020/03/24/petites-reflexions-sur-le-confinement-et-le-verbe-confiner/)  
(TCSH378/08-2020)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Isaac Bashevis Singer (14/7/1904 - 24/7/1991) nhà văn Mỹ gốc Do Thái Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1978. Những sáng tác của ông chủ yếu viết bằng tiếng Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do Thái).

  • Tổng thống thứ 44 của Mỹ có phong cách lãnh đạo đặc trưng, thu hút được hàng triệu người ủng hộ và khiến cả những đối thủ của ông cũng phải thán phục.

  • NGUYỄN QUỐC THẮNG 

    “Tất cả những gì tôi đã làm được đều là kết quả của sự cô đơn”1
                       (Kafka)
    “Hệ thống ám dụ của Kafka thực hiện chức năng của nó như những ký hiệu vô hạn chất vấn những ký hiệu khác”2
                       (Roland Barthes)

  • Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký Xứ Đông Dương là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.

  • A. GELMAN(*)

    Chúng ta là những người chứng kiến tình trạng lo ngại đang tăng lên của xã hội về khía cạnh đạo đức trong sinh hoạt của đảng ta.

  • LGT: Tiểu luận “Làm sao văn học khả hữu?” dưới đây là văn bản phê bình văn học đầu tiên của Maurice Blanchot được ra mắt vào năm 1941 trên Nhật báo tranh luận (Journal des débats).

  • Kể đến Noel năm nay, thế là tôi đã qua trọn 50 mùa Noel ở nước Đức, đất nước có truyền thống Noel lâu đời, nơi thành phố Munich, vốn có tên từ những nhà tu đạo Thiên Chúa “Mönche”, nơi có chợ Giáng sinh gọi là “Christkindelmarkt” truyền thống xa xưa (khoảng 400 năm trước), và cũng từ vùng này, bài thánh ca bất tuyệt “Stille Nacht” cất lên, vang vọng khắp trên địa cầu đã tròn 200 năm.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, Nguyễn Đức Tùng chuyển ngữ, NXB Trẻ, 2015).

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Vì sao phương Đông đã trở thành chủ đề trung tâm trong tiểu thuyết Pháp đương đại? Đó là nội dung bàn luận trong mùa trao giải văn học năm nay ở Paris.

  • L.T.S: "Cuộc đời của André Colin" là thể loại sân khấu "lưu động" một sự kết hợp của đối thoại, âm nhạc, đồ họa, trên sân khấu diễn ra đồng thời hình vẽ, tranh liên hoàn, tranh đèn chiếu và phim ảnh 16mm. Từ khi biên soạn (1987) kịch bản đã được diễn một trăm lần ở Paris và các tỉnh khác. Tác giả Anne Quesemand, thạc sĩ văn học cổ điển, là người biên kịch đồng thời là diễn viên cùng với Laurent Berman. Bà còn là tác giả của nhiều phim ngắn.

  • Châu Âu hẳn nhiên sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các đe dọa và đòn tấn công của bọn khủng bố. Một số chính sách về nhập cư có thể sẽ thay đổi để thích nghi với tình hình mới.

  • VIỄN PHƯƠNG

    Lúc 13 giờ Thụy Điển (tức 18 giờ Việt Nam), ngày 8/10 tại Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, tên của nhà văn Svetlana Alexievich đã được xướng lên dành cho giải Nobel văn chương.

  • Antoine Leiris đã mất đi người vợ Helene dấu yêu của mình trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11. Con trai của họ, bé Melvil 17 tháng tuổi giờ đây đã mất đi người mẹ của mình.

  • MAURICE BLANCHOT

    Cuốn sách mà Jean Paulhan vừa dành cho văn chương và ngôn ngữ được đọc với một tâm thế khác thường.

  • Ngày 1-11-1988, họa sĩ Bửu Chỉ đến Paris. Ngày 30-4-1989, họa sĩ trở về nước. Trong thời gian ở Paris, Bửu Chỉ đã sáng tác nhiều tác phẩm mới và đã có hai cuộc triển lãm tranh thành công tốt đẹp: tại Nhà Việt Nam từ 1-2 đến 5-3-1989 với 21 bức tranh và tại UNESCO với 40 bức từ 3-4 đến 14-4-1989.

  • QUẾ HƯƠNG

    Tôi đến Mỹ 4 tháng, thăm con trai từng là nha sĩ, qua học lại, 41 tuổi mới chính thức vào trường đại học Mỹ, sống lần nửa đời sinh viên ở một đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

  • NGUYỄN KHOA QUẢ

    Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1979, chưa đầy 4 năm, phía bắc Đặng Tiểu Bình - Trung Quốc đem quân đánh phá. Phía nam Khơ me đỏ Campuchia, bọn Pôn Pốt sang đánh phá các tỉnh Kiên Giang và Tây Ninh... Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt năm 1979, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ bạo tàn diệt chủng.

  • LTS: Cách đây chưa lâu, báo Bulledingue (BD) của phong trào sinh viên trong tổ chức Hội Người Việt Nam tại Pháp, có tổ chức phỏng vấn giáo sư Hoàng Xuân Hãn trên hàng loạt vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nội dung trả lời của giáo sư có thể giúp độc giả Sông Hương một số dẫn liệu mới hoặc gợi mở những cuộc trao đổi tranh luận bổ ích. Vì vậy, với sự đồng ý của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương xin trích giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này với độc giả.

  • Đoản văn này được George Orwell viết năm 1936 kể về khoảng thời gian ông làm việc như một nhân viên bán sách bán thời gian tại tiệm sách cũ Booklover’s Corner tọa lạc ngay góc phố Pond Street và South End Green, thành phố London, nước Anh. Hiện nay tiệm sách cũ Booklover’s Corner không còn nữa, thay vào đó là một nhà hàng pizza, tuy nhiên ở đó còn gắn một tấm biển ghi rằng “George Orwell, nhà văn (1903 - 1950) từng sống và làm việc trong một tiệm sách ngay vị trí này”.