Tái ngộ dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt

09:51 02/04/2019

Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.

Tủ sách "Học làm người" cung cấp những kỹ năng mềm cần thiết, giúp độc giả được sống một cuộc đời thành công và nhiều ý nghĩa

Cùng với Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Phạm Cao Tùng, học giả Hoàng Xuân Việt là một trong bốn học giả nổi bật về loại sách học làm người. Độc giả tại miền Nam trước 1975 và sau này hầu hết đều đã từng ít nhất một lần đọc các tác phẩm của ông.

Với hơn 300 đầu sách, nhất là những đầu sách trong tủ sách “Học làm người”, học giả Hoàng Xuân Việt xứng đáng là “quái kiệt” trong làng sách. Những tác phẩm của ông đã được nhiều thế hệ học trò trân trọng, lưu giữ như những tài sản quý giá. Sách của học giả Hoàng Xuân Việt có giá trị rất cao khi chuyển tải nhiều kiến thức thực tiễn cho đời sống, chứa đựng những bài học quý giá về các kỹ năng cũng như đức tính cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đạt được thành công.

Trong đợt tái bản này, tủ sách "Học làm người” giới thiệu đến độc giả 6 đầu sách, gồm: Nên thân với đời; Đầu tư tương lai; Thuật nói chuyện hằng ngày; Thuật hay ảnh hưởng hay truyền bá tư tưởng; Thinh lặng cũng là hùng biện và Thất nhân tâm.

Trong các đầu sách của mình, tác giả đặc biệt đề cao tư tưởng rèn luyện bản thân mỗi ngày, không chỉ cả trong cách sống, cách làm việc, các ứng xử trong xã hội mà còn cả trong tâm tính của mỗi người. “Mình có yên tâm đi đã, tư tưởng mới thâm trầm, lời nói mới cương quyết, hành động mới đắc lực và sống như vậy mới thật sự hữu ích cho mình và cho xã hội”. (Trích cuốn Nên thân với đời).
 
Những giá trị tư tưởng và bài học của học giả Hoàng Xuân Việt có thể nói không bao giờ là cũ. Dù ở bất cứ thời kỳ nào, con người, nhất là người trẻ đều cần vun đắp những kiến thức, những kỹ năng mềm cần thiết để sống một cuộc đời thành công và có ý nghĩa.
 
“Trong mỗi cá nhân, tạo hóa ban cho một số khả năng nào đó hoặc tiềm tàng, hoặc hiện lộ nhờ những cơ hội thuận tiện thúc đẩy. Tôi có dịp nói trước công chúng. Tuy tôi nói dở mà bắt buộc phải nói mãi sau cùng bớt ấp úng. Còn trong bạn biết đâu bạn đã có sẵn mầm mống hùng biện, sáng tác, chỉ huy, hội họa, điêu khắc… Chúng như con diều, bạn hãy làm gió cho chúng cất cánh. Chúng là hòn ngọc đang bị bụi cát che lấp đấy, bạn hãy khai quật chúng lên. Muốn vậy bạn hãy tin rằng giá trị đời bạn, bạn có thể xây dựng được và phải xây dựng nữa. Bạn phải cả tin rằng bạn không tự xây dựng thì không ai xây dựng cho bạn cả”. (Trích cuốn Đầu tư tương lai).
 
Khi nói về giá trị các tác phẩm của vị học giả uyên bác, MC Thanh Bạch, một trong những học trò thân cận và thành danh của tác giả, đã chia sẻ rằng: “Các bài giảng cùng hàng trăm đầu sách dạy làm người của thầy, đều được truyền đạt súc tích, dễ hiểu, không hề khuôn sáo, sách vở hay nặng về lý thuyết... Sách vở ngày nay vô cùng, nhưng tôi dám cả quyết rằng những tác phẩm của thầy Việt vẫn nguyên giá trị giáo dục, giá trị thời sự và chắc chắn sẽ giúp khai trí cho người trẻ, để họ hoàn thiện bản thân, có tương lai vững chắc, xán lạn…”.
 
Với việc tái bản tủ sách "Học làm người”, có thể xem là cầu nối chia sẻ đến các bạn trẻ ngày nay những bài học, những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích.

Học giả Hoàng Xuân Việt (1930-2014), tên thật là Nguyễn Tùng Nhân, quê ở Vĩnh Thành, Bến Tre. Là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục, học giả chuyên khoa hùng biện, ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Hy Lạp, Latinh, Hán-Nôm, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001).

Theo Quỳnh Yên - SGGP
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.


  • Tưởng nhớ nhà thơ Gia Dũng

  • Nhân ngày sách Việt nam lần thứ 6, NXB Phụ nữ ra mắt hàng loạt ấn phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.

  • Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Chương trình có sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

  • Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

  • Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.

  • Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21/4) và kỉ niệm 74 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5), sáng 7/4/2019, tại Hà Nội, Wings Books - thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG THẾ CHIẾN II và giới thiệu, ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về chủ đề này, đó là Max - bi kịch của chủng tộc thượng đẳng của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và Cây vĩ cầm Ave Mariacủa nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko.

  • Sách như một biên niên ký về đô thị vùng cao trong hai mươi lăm năm (1950-1975).

  • Một nhà nghiên cứu quân sự nhận xét rằng, trong thế kỉ XX chiến tranh ở Việt Nam đi từ trung tâm ra ngoại biên. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, rồi cuộc chiến mở rộng sang đất Campuchia khi quân đội Việt Nam thực thi sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân nước bạn khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

  • Nhân dịp Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ 3, diễn ra từ ngày 25 đến 31-3, NXB Kim Đồng mang đến hơn 2000 đầu sách phục vụ thiếu nhi, giới trẻ và các bậc phụ huynh, gồm các mảng sách: văn học, lịch sử - giáo dục truyền thống, kỹ năng, khoa học - nghệ thuật, tranh truyện, comic... Trong đó, có hơn 200 đầu sách mới, gần 100 đầu sách tiêu điểm.

  • Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.

  • Nhân dịp ra mắt tủ sách “Thiên đường không tuổi”, NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa tổ chức buổi trò chuyện văn chương cùng chủ đề với sự tham gia của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Đây là dịp để các tác giả cùng nhìn lại vai trò của dòng văn học dành cho độc giả tuổi mới lớn.

  • Bạn đọc cả nước, đặc biệt giới báo chí - truyền thông biết đến Phạm Quốc Toàn với góc độ là nhà quản lý và hoạt động báo chí. Trưởng thành từ Báo Quân đội Nhân dân, sau gần nửa thế kỷ làm báo chuyên nghiệp, Phạm Quốc Toàn làm tổng biên tập nhiều cơ quan báo chí. Thêm nữa, 2 khóa liền (2005 - 2015), ông là Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam.

  • Thời gian gần đây, thị trường xuất bản trong nước cùng lúc giới thiệu đến độc giả nhiều đầu sách có chủ đề về cái chết. Tuy nhiên, những đầu sách này không mang màu sắc u ám hay bi quan, mà nó trở thành kỹ năng mềm giúp người sống, kể cả những người cận tử có được sự bình thản, an nhiên và hạnh phúc hơn.

  • Ngày 24-2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ phát động hai cuộc thi: “Sáng tác văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” và “Bạn đọc thuộc Kiều”.

  • Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20/2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.

  • Văn học, thi ca giúp rút ngắn mọi khoảng cách là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, khai mạc trọng thể ngày 16/2, tại Hà Nội.

  • Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. 

  • Đã ba mươi năm tròn (1989-2019), nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta vào độ trăng rằm của tài năng sáng tạo. Tết Kỷ Hợi này văn giới Việt Nam lại tưởng nhớ đến ông, một “người mở đường tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học.

  • Sau nhiều năm gần như ở ẩn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh “tái xuất giang hồ” vào năm 2000 ở tuổi xấp xỉ 70 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly đình đám.