Tái ngộ dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt

09:51 02/04/2019

Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.

Tủ sách "Học làm người" cung cấp những kỹ năng mềm cần thiết, giúp độc giả được sống một cuộc đời thành công và nhiều ý nghĩa

Cùng với Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Phạm Cao Tùng, học giả Hoàng Xuân Việt là một trong bốn học giả nổi bật về loại sách học làm người. Độc giả tại miền Nam trước 1975 và sau này hầu hết đều đã từng ít nhất một lần đọc các tác phẩm của ông.

Với hơn 300 đầu sách, nhất là những đầu sách trong tủ sách “Học làm người”, học giả Hoàng Xuân Việt xứng đáng là “quái kiệt” trong làng sách. Những tác phẩm của ông đã được nhiều thế hệ học trò trân trọng, lưu giữ như những tài sản quý giá. Sách của học giả Hoàng Xuân Việt có giá trị rất cao khi chuyển tải nhiều kiến thức thực tiễn cho đời sống, chứa đựng những bài học quý giá về các kỹ năng cũng như đức tính cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đạt được thành công.

Trong đợt tái bản này, tủ sách "Học làm người” giới thiệu đến độc giả 6 đầu sách, gồm: Nên thân với đời; Đầu tư tương lai; Thuật nói chuyện hằng ngày; Thuật hay ảnh hưởng hay truyền bá tư tưởng; Thinh lặng cũng là hùng biện và Thất nhân tâm.

Trong các đầu sách của mình, tác giả đặc biệt đề cao tư tưởng rèn luyện bản thân mỗi ngày, không chỉ cả trong cách sống, cách làm việc, các ứng xử trong xã hội mà còn cả trong tâm tính của mỗi người. “Mình có yên tâm đi đã, tư tưởng mới thâm trầm, lời nói mới cương quyết, hành động mới đắc lực và sống như vậy mới thật sự hữu ích cho mình và cho xã hội”. (Trích cuốn Nên thân với đời).
 
Những giá trị tư tưởng và bài học của học giả Hoàng Xuân Việt có thể nói không bao giờ là cũ. Dù ở bất cứ thời kỳ nào, con người, nhất là người trẻ đều cần vun đắp những kiến thức, những kỹ năng mềm cần thiết để sống một cuộc đời thành công và có ý nghĩa.
 
“Trong mỗi cá nhân, tạo hóa ban cho một số khả năng nào đó hoặc tiềm tàng, hoặc hiện lộ nhờ những cơ hội thuận tiện thúc đẩy. Tôi có dịp nói trước công chúng. Tuy tôi nói dở mà bắt buộc phải nói mãi sau cùng bớt ấp úng. Còn trong bạn biết đâu bạn đã có sẵn mầm mống hùng biện, sáng tác, chỉ huy, hội họa, điêu khắc… Chúng như con diều, bạn hãy làm gió cho chúng cất cánh. Chúng là hòn ngọc đang bị bụi cát che lấp đấy, bạn hãy khai quật chúng lên. Muốn vậy bạn hãy tin rằng giá trị đời bạn, bạn có thể xây dựng được và phải xây dựng nữa. Bạn phải cả tin rằng bạn không tự xây dựng thì không ai xây dựng cho bạn cả”. (Trích cuốn Đầu tư tương lai).
 
Khi nói về giá trị các tác phẩm của vị học giả uyên bác, MC Thanh Bạch, một trong những học trò thân cận và thành danh của tác giả, đã chia sẻ rằng: “Các bài giảng cùng hàng trăm đầu sách dạy làm người của thầy, đều được truyền đạt súc tích, dễ hiểu, không hề khuôn sáo, sách vở hay nặng về lý thuyết... Sách vở ngày nay vô cùng, nhưng tôi dám cả quyết rằng những tác phẩm của thầy Việt vẫn nguyên giá trị giáo dục, giá trị thời sự và chắc chắn sẽ giúp khai trí cho người trẻ, để họ hoàn thiện bản thân, có tương lai vững chắc, xán lạn…”.
 
Với việc tái bản tủ sách "Học làm người”, có thể xem là cầu nối chia sẻ đến các bạn trẻ ngày nay những bài học, những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích.

Học giả Hoàng Xuân Việt (1930-2014), tên thật là Nguyễn Tùng Nhân, quê ở Vĩnh Thành, Bến Tre. Là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục, học giả chuyên khoa hùng biện, ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Hy Lạp, Latinh, Hán-Nôm, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001).

Theo Quỳnh Yên - SGGP
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 1. Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay ta gì gì ông Trời cũng chẳng ưu ái thêm ngày nào, vậy mà bên trời ấy thế hệ này đến thế hệ khác nảy nòi bao nhiêu tiểu thuyết gia lớn. Còn ta thì không. Tại sao?

  • Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.

  • Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.

  • Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

  • Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.

  • Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.

  • Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.

  • Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạcDưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.

  • NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam

  • Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.

  • “Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.

  • Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.

  • Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.

  • Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.

  • Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.

  • “ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.

  • Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.

  • Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.

  • Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.