HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Minh họa: Nhím
Cuối năm 2016, báo chí toàn cầu đã đưa tin câu chuyện cô bé cô bé Shreya Darji (12 tuổi) sống tại Deesa, Ấn Độ bắt đầu nghe thấy những âm thanh vang vọng và trong tai xuất hiện những nốt đỏ kể từ tháng 8/2016. Đám bạn ở trường đã đặt cho Darji biệt danh là “Nữ hoàng kiến”. Darji nói bị các bạn trêu chọc còn thoải mái hơn cảm giác có thứ gì đó đang chuyển động trong hốc tai mình. Các nhà khoa học đã soi tìm trong tai cô gái và đếm được cả ngàn con kiến đang sống, đi lại, ăn uống và reo hò trong đầu cô gái. Người ta không thể giải thích tại sao những con kiến có thể chui vào tai Darji. Với đàn kiến đó, thế giới của chúng là không gian trong hốc tai của Darji, như một căn phòng tăm tối trong sự ấm áp vô nghĩa bởi ngoài kia đang là không gian đầy ánh sáng và ấm áp nắng trời.
Tiểu thuyết “Căn phòng” của Emma Donoghue (2010) kể lại câu chuyện một gã đàn ông bắt cóc giam cầm cô gái xấu số lúc 17 tuổi trong nhiều năm trong một căn phòng tù túng, tách lìa thế giới bên ngoài. Gã hãm hiếp đến mức cô gái 17 tuổi sinh đứa con trai trong căn phòng và hai mẹ con sống ở đó đến 5 năm. Lo sợ cho sự sống bị gã đàn ông đe dọa hàng ngày, người mẹ đã chấp nhận sống trong căn phòng và tìm mọi cách thuyết phục con trai tin rằng căn phòng đó là cả thế giới. Nhưng tính hiếu kỳ của đứa con trai ngày càng lớn đã khiến người mẹ phải nói cho cậu bé biết sự thật là thế giới bên ngoài đáng sống hơn nhiều. Giải thích cho câu bé biết sự thật về đời sống bên ngoài cũng không hề dễ dàng, bởi cậu bé không thể hình dung được rằng, một chiếc lá có thể là màu xanh, một khi suốt nhiều năm từ khi lớn lên, cậu chỉ được nhìn vài chiếc lá khô hiếm hoi rụng bay mắc vào khung tấm mái trong nhỏ nhoi. Người mẹ cũng vạch kế hoạch trốn thoát bằng cách cậu bé giả chết để được gã đàn ông đem ra ngoài vứt xác. Cuối cùng, hai mẹ con cũng được giải thoát và cậu bé được trải nghiệm thế giới bên ngoài… (Cuốn tiểu thuyết này đã lọt vào danh sách chung kết của giải Man Booker Prize năm 2010. Sau đó được dựng thành phim bởi đạo diễn Lenny Abrahamson. Căn phòng được trình chiếu ở Liên hoan Phim Telluride vào ngày 4 tháng 9 năm 2015 và được phát hành giới hạn ở Mỹ vào 16/10/2015. Bộ phim được đề cử cho bốn Giải Oscar).
Một tùy bút của Alexander Solzhenitsyn “Đống lửa và bầy kiến” kể:
“Tôi quẳng vào đống lửa một khúc gỗ mục, không để ý trong ruột gỗ bầy kiến làm tổ đặc nghẹt. Khúc gỗ nổ lách tách, bầy kiến túa ra, tuyệt vọng chạy tán loạn, chạy trên thân gỗ rồi quằn quại cháy trong ngọn lửa. Tôi khều khúc gỗ và hất nó ra rìa. Lúc này, nhiều con kiến thoát nạn chạy xuống cát, leo lên đám lá thông. Nhưng lạ thay: chúng không chạy xa đống lửa. Vừa qua cơn kinh hoàng, chúng đã quay ngược lại, chạy loanh quanh, và như có một sức mạnh vô hình kéo chúng trở về, về chốn quê hương vừa mới rời xa! - rất nhiều con kiến, một lần nữa lại leo ngược lên khúc gỗ đang cháy, cuống quýt chạy dọc thân gỗ rồi chết ở đó...”.
Câu chuyện của A. Solzhenitsyn chỉ vỏn vẹn 138 chữ, song rõ ràng thông điệp lớn hơn rất nhiều.
Chúng ta thường nói về sự phi thường, sự thông minh của kiến, rằng trong một phút, một con kiến đã bước nhiều bước chân di chuyển một đoạn đường dài hơn bản thân nó vài ngàn lần, có thể mang vác miếng mồi to lớn hơn nó gấp 50 lần… Đối với một con kiến, một phút trôi qua là cả một thời gian căng thẳng và nhọc nhằn, một ngày trôi qua là cả một đoạn đời dài gian nan, song chúng vui vẻ bởi chúng có đức tính cần cù, nhẫn nại, vị tha, lạc quan yêu đời… So với con người, một phút chưa đủ để soi gương, và trên facebook, một phút chỉ có thể thực hiện vài cái like giao hữu. Xem ra, một phút của con kiến ý nghĩa hơn một phút của con người…
Tuy nhiên khi nhìn cả ngàn con kiến sống trong lỗ tai của Darji như trong Căn phòng của Emma Donoghue, đặc biệt qua cái nhìn của A. Solzhenitsyn, kiến vẫn ngu xuẩn, và bi thảm vô cùng…
H.N
(SHSDB24/03-2017)
Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.
Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.