Sự bi thảm của những con kiến

09:58 11/05/2017

HẠ NGUYÊN

Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.

Minh họa: Nhím

Cuối năm 2016, báo chí toàn cầu đã đưa tin câu chuyện cô bé cô bé Shreya Darji (12 tuổi) sống tại Deesa, Ấn Độ bắt đầu nghe thấy những âm thanh vang vọng và trong tai xuất hiện những nốt đỏ kể từ tháng 8/2016. Đám bạn ở trường đã đặt cho Darji biệt danh là “Nữ hoàng kiến”. Darji nói bị các bạn trêu chọc còn thoải mái hơn cảm giác có thứ gì đó đang chuyển động trong hốc tai mình. Các nhà khoa học đã soi tìm trong tai cô gái và đếm được cả ngàn con kiến đang sống, đi lại, ăn uống và reo hò trong đầu cô gái. Người ta không thể giải thích tại sao những con kiến có thể chui vào tai Darji. Với đàn kiến đó, thế giới của chúng là không gian trong hốc tai của Darji, như một căn phòng tăm tối trong sự ấm áp vô nghĩa bởi ngoài kia đang là không gian đầy ánh sáng và ấm áp nắng trời.

Tiểu thuyết “Căn phòng” của Emma Donoghue (2010) kể lại câu chuyện một gã đàn ông bắt cóc giam cầm cô gái xấu số lúc 17 tuổi trong nhiều năm trong một căn phòng tù túng, tách lìa thế giới bên ngoài. Gã hãm hiếp đến mức cô gái 17 tuổi sinh đứa con trai trong căn phòng và hai mẹ con sống ở đó đến 5 năm. Lo sợ cho sự sống bị gã đàn ông đe dọa hàng ngày, người mẹ đã chấp nhận sống trong căn phòng và tìm mọi cách thuyết phục con trai tin rằng căn phòng đó là cả thế giới. Nhưng tính hiếu kỳ của đứa con trai ngày càng lớn đã khiến người mẹ phải nói cho cậu bé biết sự thật là thế giới bên ngoài đáng sống hơn nhiều. Giải thích cho câu bé biết sự thật về đời sống bên ngoài cũng không hề dễ dàng, bởi cậu bé không thể hình dung được rằng, một chiếc lá có thể là màu xanh, một khi suốt nhiều năm từ khi lớn lên, cậu chỉ được nhìn vài chiếc lá khô hiếm hoi rụng bay mắc vào khung tấm mái trong nhỏ nhoi. Người mẹ cũng vạch kế hoạch trốn thoát bằng cách cậu bé giả chết để được gã đàn ông đem ra ngoài vứt xác. Cuối cùng, hai mẹ con cũng được giải thoát và cậu bé được trải nghiệm thế giới bên ngoài… (Cuốn tiểu thuyết này đã lọt vào danh sách chung kết của giải Man Booker Prize năm 2010. Sau đó được dựng thành phim bởi đạo diễn Lenny Abrahamson. Căn phòng được trình chiếu ở Liên hoan Phim Telluride vào ngày 4 tháng 9 năm 2015 và được phát hành giới hạn ở Mỹ vào 16/10/2015. Bộ phim được đề cử cho bốn Giải Oscar).

Một tùy bút của Alexander Solzhenitsyn “Đống lửa và bầy kiến” kể:

“Tôi quẳng vào đống lửa một khúc gỗ mục, không để ý trong ruột gỗ bầy kiến làm tổ đặc nghẹt. Khúc gỗ nổ lách tách, bầy kiến túa ra, tuyệt vọng chạy tán loạn, chạy trên thân gỗ rồi quằn quại cháy trong ngọn lửa. Tôi khều khúc gỗ và hất nó ra rìa. Lúc này, nhiều con kiến thoát nạn chạy xuống cát, leo lên đám lá thông. Nhưng lạ thay: chúng không chạy xa đống lửa. Vừa qua cơn kinh hoàng, chúng đã quay ngược lại, chạy loanh quanh, và như có một sức mạnh vô hình kéo chúng trở về, về chốn quê hương vừa mới rời xa! - rất nhiều con kiến, một lần nữa lại leo ngược lên khúc gỗ đang cháy, cuống quýt chạy dọc thân gỗ rồi chết ở đó...”.

Câu chuyện của A. Solzhenitsyn chỉ vỏn vẹn 138 chữ, song rõ ràng thông điệp lớn hơn rất nhiều.

Chúng ta thường nói về sự phi thường, sự thông minh của kiến, rằng trong một phút, một con kiến đã bước nhiều bước chân di chuyển một đoạn đường dài hơn bản thân nó vài ngàn lần, có thể mang vác miếng mồi to lớn hơn nó gấp 50 lần… Đối với một con kiến, một phút trôi qua là cả một thời gian căng thẳng và nhọc nhằn, một ngày trôi qua là cả một đoạn đời dài gian nan, song chúng vui vẻ bởi chúng có đức tính cần cù, nhẫn nại, vị tha, lạc quan yêu đời… So với con người, một phút chưa đủ để soi gương, và trên facebook, một phút chỉ có thể thực hiện vài cái like giao hữu. Xem ra, một phút của con kiến ý nghĩa hơn một phút của con người…

Tuy nhiên khi nhìn cả ngàn con kiến sống trong lỗ tai của Darji như trong Căn phòng của Emma Donoghue, đặc biệt qua cái nhìn của A. Solzhenitsyn, kiến vẫn ngu xuẩn, và bi thảm vô cùng…

H.N
(SHSDB24/03-2017)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...

  • Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.

  • 1. Trung tâm văn hóa tôi muốn đề cập ở đây là thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã là một Trung tâm văn hóa thì bao giờ cũng quy tụ nhiều nhân tài lớn, trên nhiều lĩnh vực, từ mọi miền đất nước, thậm chí từ cả ngoài nước, trải qua nhiều thế hệ, nhiều thử thách khó khăn mới vun đắp lên nổi một truyền thống, mà có được truyền thống văn hóa lại càng khó khăn hơn. Trong bài viết này tôi chưa đề cập tới những nhà khoa học, những nhà văn hóa và văn nghệ sĩ xuất sắc đang sống và hoạt động tại Thừa Thiên Huế, mà tôi chỉ muốn nói tới chủ yếu các vị đã qua đời nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài cho mảnh đất này, góp phần quan trọng hình thành nên truyền thống văn hóa Huế.

  • Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong mỗi nước, ngoài mẫu số chung về nền văn hóa của cả dân tộc, còn có văn hóa vùng miền được phân định căn cứ vào đặc điểm nhân văn riêng của từng nơi. Nơi nào có được tính cách nhân văn đặc thù thì nơi ấy có văn hóa địa phương hay văn hóa bản địa. Một từ mà các nhà văn hóa học năng sử dụng khi đề cập đến lĩnh vực này là “bản sắc”. Nếu dùng từ bản sắc làm tiêu chí để nhận diện văn hóa thì Việt Nam có nền văn hóa riêng của mình, trong đó có văn hóa Huế.

  • Tôi quê Hà Tĩnh, nhưng lại sinh ra ở Huế, khi ông cụ tôi ngồi ghế Phủ Doãn, tức là “sếp” cái cơ quan đóng bên bờ sông Hương ở giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Hai Bà Trưng - Đồng Khánh xưa, nay đang được xây dựng to đẹp đàng hoàng gấp nhiều lần ngày trước. (Thời Nguyễn phong kiến lạc hậu, nhưng lại có quy chế chỉ những người đậu đạt cao và thường là người ngoại tỉnh mới được ngồi ghế Phủ Doãn để vừa có uy tín, học thức đối thoại được với quan chức trong Triều, vừa tránh tệ bênh che hay cho người bà con họ hàng chiếm giữ những chức vụ béo bở. Nói dài dòng một chút như thế vì nhiều bạn trẻ thời nay không biết “Phủ Doãn” là chức gì; gọi là “Tỉnh trưởng” cũng không thật đúng vì chức Phủ Doãn “oai” hơn, do Huế là kinh đô, tuy quyền hành thực sự người Pháp nắm hầu hết).

  • *Từ tâm thức kính sợ trời đất đến lễ tế Giao: Từ buổi bình minh của nhân loại, thiên nhiên hoang sơ rộng lớn và đầy bất trắc, với những hiện tượng lạ kỳ mưa gió, lũ lụt, sấm chớp, bão tố... đã gieo vào lòng người nhiều ấn tượng hãi hùng, lo sợ. Bắt nguồn từ đó, dần dần trong lịch sử đã hình thành tập tục thờ trời, thờ đất, thờ thần linh ma quỷ. Đó là nơi trú ẩn tạo cảm giác an toàn cho con người thuở sơ khai. Ở phương Đông, tập tục thờ cúng trời đất, thần linh gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, phổ biến từ trong gia đình đến thôn xóm, làng xã. Khi chế độ quân chủ hình thành, một số triều đình đã xây dựng những “điển lệ” quy định việc thờ cúng trời đất, thần linh, với những nghi thức trang trọng, vừa biểu thị quyền uy tối thượng của nhà vua, vừa thể hiện khát vọng mong cầu quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, phong hoà vũ thuận của muôn dân.

  • Sông Hương thuộc loại nhỏ của Việt Nam, nhưng với Thừa Thiên Huế có thể nói là “tất cả”. Hệ thống sông Hương cung cấp nước, tạo môi trường để phát triển gần như toàn bộ nền kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, đặc biệt sông Hương còn là biểu tượng của Huế, hai bên bờ mang nặng di sản văn hoá nhân loại. Nhưng đồng thời nó cũng đưa lại những trận lụt lớn vào mùa mưa, nhiễm mặn vào mùa hè...

  • Huế được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố cấp quốc gia, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch. Quá trình phát triển đô thị, Huế đồng thời cũng đứng trước những thử thách mới, còn nhiều bất cập nhưng Huế vẫn giữ được nét kiến trúc riêng. Hình ảnh một thành phố mà kiến trúc và thiên nhiên hoà quyện, phải chăng đó là bản sắc Huế, khó trộn lẫn với bất kỳ một đô thị nào khác trong cả nước.

  • I. Toàn cầu hóa và lý luận văn học: I.1. “Toàn cầu hóa” làm cho “thế giới trở nên phẳng” (Thomas F.Fredman). Lý luận văn học là một lĩnh vực khoa học nhằm cắt nghĩa, lý giải, khái quát văn chương, đặt trong khung cảnh đó, nó cũng được “thế giới hóa”, tính toàn cầu hóa này tạo nên một mặt bằng chung, hình thành một ngôn ngữ chung. Từ đó mới có sự đối thoại, tiếp biến học hỏi lẫn nhau giữa các nền lý luận của các châu lục, quốc gia tạo nên một thể thống nhất trong đa dạng.

  • Đêm Nguyên tiêu 15 tháng giêng Quý Mùi 2003, thực hiện chủ trương của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TTH đã tổ chức trên sông Hương một đêm thơ rất tuyệt vời. Ban tổ chức cho biết Hội Nhà văn Việt Nam đã được phép quyết định kể từ năm nay lấy ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm làm Ngày Thơ Việt Nam. Quyết định ấy lay động tâm trí tôi vốn đang ưu tư với Huế Thành phố Festival, thay vì đọc thơ, trong đêm Nguyên tiêu ấy tôi đã phác họa sơ lược về một Festival thơ. Không ngờ ý kiến của tôi được Đêm thơ Nguyên tiêu hưởng ứng và các nhà thơ đã đề nghị tôi nên thực hiện một Hồ sơ cho Festival Thơ.

  • Trí thức trong bất cứ thời đại nào và ở đâu cũng là một nguồn lực quan trọng, là sức mạnh tinh thần nối kết truyền thống của dân tộc với thành tựu trí tuệ của thời đại. Khi nguồn lực trí tuệ của đội ngũ trí thức gắn kết được với sức mạnh cộng đồng thì xã hội sẽ có những chuyển biến tích cực. Ngược lại, nguồn lực trí tuệ không được phát huy thì năng lực phát triển của xã hội sẽ bị suy thoái. Thừa Thiên Huế có một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đàng Trong và trở thành kinh đô của cả nước. Vì thế Huế đã từng là nơi hội tụ nhiều thế hệ trí thức tinh hoa của đất nuớc. Lớp trí thức lớn lên tại Thừa Thiên Huế có điều kiện tiếp cận với những thiết chế và sinh hoạt văn hoá, học thuật có tầm cở quốc gia (Quốc Tử Giám, Quốc Sử Quán, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện. Khâm Thiên Giám.. ), năng lực trí tuệ của trí thức ở kinh kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cả trên lĩnh vực tư duy sáng tạo và quản lý, thực hành.

  • I. Sự hình thành và phát triển hệ thống đường phố ở Huế: Trước khi Huế được chọn để xây dựng kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, đất Phú Xuân - Huế kể từ năm 1738 đã là nơi đóng đô thành văn vật của xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Rồi Phú Xuân lại trở thành kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh toàn thắng quân Tây Sơn; từ Thăng Long ông trở về Phú Xuân, chọn lại đất ấy, lấy ngày lành, lên ngôi vua, xưng hiệu là Gia Long. Tháng 5 năm 1803, nhà vua sai người ra ngoài bốn mặt thành Phú Xuân, xem xét thực địa, định giới hạn để xây dựng kinh thành mới. Trên cơ sở mặt bằng thành Phú Xuân cũ, lấy thêm phần đất của 8 làng cổ lân cận, mở rộng diện tích để xây dựng nên một kinh thành rộng lớn hơn trước. Cùng với việc xây dựng thành quách, cung điện, nha lại, sở ty... thì đường sá trong kinh thành cũng được thiết lập.

  • Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và triều Nguyễn, nay là cố đô, một trong những trung tâm văn hoá và du lịch quan trọng của Việt Nam , trải qua quá trình đô thị hoá, vừa mang dấu ấn của một đô thị cổ phương Đông, vừa có đặc trưng của một đô thị mới. Để góp phần định hướng phát triển và tổ chức quản lý vùng đất nầy, một trong những việc cần làm là nên soát xét lại kết quả của quá trình đô thị hóa để lựa chọn những giải pháp quản lý phù hợp.

  • Trong quá khứ, mảnh đất Phú Xuân - Huế đã được chọn để đóng đô thành của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi đến kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ, sau nữa là kinh đô Việt Nam thống nhất dưới thời họ Nguyễn Phúc trị vì và cuối cùng trở thành cố đô từ sau Cách mạng Tháng 8.1945. Huế đã và đang là thành phố Festival - một thành phố lễ hội mang nhiều thành tố văn hóa đặc trưng của Việt Nam theo một quy chế đặc biệt. Để có cái nhìn khách quan về lịch sử, thiết nghĩ, chúng ta hãy điểm lại vài nét quá trình đi lên của thành phố Huế để trở thành đô thị loại I - đô thị đặc biệt hôm nay.

  • Hội nghị cán bộ Việt Minh mở rộng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/1945 diễn ra trên đầm Cầu Hai đề ra chủ trương lớn để phát triển phong trào cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, chuẩn bị cùng cả nước khởi nghĩa cướp chính quyền khi có thời cơ. Sau hội nghị, phong trào cách mạng phát triển đều khắp trong toàn tỉnh. Đầu tháng 8, được tin quân đội Nhật bị quân đồng minh đánh bại ở nhiều nơi, nhất là ở Mãn Châu Trung Quốc, Thường vụ Việt Minh dự đoán ngày Nhật theo chân phát xít Đức bị đánh bại không còn xa, đã quyết định đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa. Giữa tháng 8 được tin Nhật Hoàng sẵn sàng đầu hàng, Thường vụ Việt Minh chỉ đạo các huyện khởi nghĩa. Sau khi tất cả các huyện phụ cận Huế khởi nghĩa thành công, ngày 20/8 Thường vụ Việt Minh triệu tập 6 huyện bàn quyết định chọn ngày 23.8.1945 là ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Cũng ngay chiều ngày 20.8.1945 phái đoàn Trung ương có cụ Hồ Tùng Mậu, anh Nguyễn Duy Trinh và anh Tố Hữu đã đến Huế, vì Huế là thủ đô của chính quyền bù nhìn lúc bấy giờ. Khởi nghĩa ở Huế mang sắc thái đặc biệt có tính chất quốc gia. Ta giành lại chính quyền không phải từ tay một tỉnh trưởng mà là từ triều đình nhà Nguyễn - Bảo Đại ông vua cuối cùng, bên cạnh Bảo Đại lại có cả bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim do Nhật lập ra. May mắn thay đoàn phái bộ Trung ương vào kịp thời nên vẫn giữ nguyên ngày khởi nghĩa (23.8.1945). Đêm 20.8.1945 cuộc họp của phái đoàn Trung ương và Thường vụ Tỉnh ủy thông qua kế hoạch khởi nghĩa của tỉnh và cử ra Ủy ban khởi nghĩa gồm có: anh Tố hữu là Chủ tịch đại diện cho Trung ương, tôi làm Phó Chủ tịch (PCT) đại diện cho Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh địa phương cùng một số ủy viên: Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn...

  • Ba mươi năm trước, cùng với lực lượng cách mạng, những người làm Báo Cờ Giải Phóng của Đảng bộ Thừa Thiên Huế sôi nổi chuẩn bị số báo đặc biệt và có mặt trong đoàn quân tiến về giải phóng quê hương. Tháng 10/1974, chúng tôi được tham gia hội nghị Tỉnh ủy mở rộng bàn về đẩy mạnh nhiệm vụ đánh kế hoạch bình định, mở rộng vùng giải phóng nông thôn đồng bằng, phối hợp có hiệu quả với các chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho Báo Cờ Giải Phóng ra số báo đặc biệt, nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn để chuyển tải khí thế cách mạng miền Nam và trong tỉnh, đưa mệnh lệnh, lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Thừa Thiên Huế và các chính sách của Mặt trận đối với vùng giải phóng.

  • Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, lực lượng an ninh huyện Phú Vang đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với 95 thương binh, 135 liệt sĩ và không có một cán bộ, chiến sĩ nào đầu hàng phản bội, lực lượng an ninh huyện Phú Vang và 4 cán bộ an ninh huyện đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

  • Trong mọi thời đại Hoàng đế và kẻ sĩ có mối quan hệ đặc biệt. Đó là mối quan hệ giữa người cầm quyền và người trí thức có nhân cách và tài năng. Khi Hoàng đế là minh quân thì thu phục được nhiều kẻ sĩ, khi Hoàng đế là hôn quân thì chỉ có bọn xu nịnh bất tài trục lợi bên mình còn kẻ sĩ bị gạt ra ngoài thậm chí có khi bị giết hại. Lịch sử bao triều đại đã chứng minh điều đó. Mối quan hệ giữa Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp của thế kỷ XVIII là cuộc hội ngộ lớn, mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia và có ý nghĩa cho muôn đời. Nguyễn Huệ và Nguyễn Thiếp đều sống trong bối cảnh triều Lê suy tàn, chúa Trịnh lộng hành, chúa Nguyễn mới nổi dậy. Sau gần 300 năm hết nội chiến Lê Mạc đến Trịnh Nguyễn phân tranh đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ. Trong bối cảnh đó Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa, Nguyễn Thiếp cáo quan về ở ẩn.

  • Năm 2008 là một năm khá kỳ lạ và đặc biệt của loài người. Nửa năm đầu, cả nhân loại thăng hoa với các chỉ số chi tiêu mà ngay cả các chiến lược gia kinh tế cũng phải bàng hoàng. Nửa năm cuối, quả bóng phát triển, ổn định bị lưỡi dao oan nghiệt của khủng hoảng đâm thủng nhanh đến nỗi hàng ngàn đại gia bị phá sản rồi, vẫn chưa lý giải nổi hai chữ “tại sao”. Bất ổn và đổi thay còn chóng mặt hơn cả sự thay đổi của những đám mây. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn từ “thay đổi” (kanji) là từ của năm, vì B. Obama đã chiến thắng đối thủ bằng chính từ này (change)...

  • Bạn đọc thân mến! Hiệp hội Đo lường Thời gian quốc tế đã quyết định kéo dài thời gian của năm 2008 thêm 1 giây, và chúng ta đã chờ thêm 1 giây để đón chào năm mới. Sau thời khắc 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày 31.12.2008, không phải là giây đầu tiên của năm mới mà phải sau thời khắc 23 giờ 59 phút 60 giây cùng ngày, năm 2009 - năm lẻ cuối cùng của thế kỷ 21, mới chính thức bắt đầu. Nhân loại đã có thêm một giây để nhìn lại năm cũ và bước sang năm mới. Và trong một giây thiêng liêng ấy, chắc chắn nhiều ý tưởng sáng tạo đã xuất hiện, nhiều tác phẩm nghệ thuật vừa hoàn tất, âm tiết cuối của câu thơ cuối một bài thơ vừa được nhà thơ viết xong và buông bút mãn nguyện. Cùng với ly rượu vang sóng sánh chúc mừng năm mới được nâng lên, cái đẹp, cái cao cả tiếp tục xuất hiện để phụng sự nhân loại và chắc chắn, những nụ hôn của tình yêu thương đã kéo dài thêm một giây đầy thiêng liêng để dư vị hạnh phúc còn vương mãi trên môi người.