Sông Hương - vẻ đẹp mong manh dễ bị phá vỡ

10:07 02/10/2008
TRƯƠNG THỊ CÚCTrong vô vàn những bài thơ viết về Huế, hai câu thơ của Phan Huyền Thư dễ làm chúng ta giật mình:Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽLại sợ chạm vào nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam                                                                    (Huế)

Đặt Huế gắn liền với cơ thể Việt Nam là đúng rồi, và ai cũng phải thừa nhận, nhưng nhận ra Huế là “nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam” thì phải có một tâm hồn rất nhạy cảm và đầy nữ tính mới phát hiện được.
Ở nơi nhạy cảm đó thì tâm điểm dễ làm bùng vỡ cảm xúc nhất của Huế là sông Hương - con sông đã làm nên thần thái của Huế - con sông vẫn ngày đêm lặng lẽ khép mình giữa hai bờ đầy chất thơ, con sông đôi lúc lại bất ngờ nổi sóng, ào ạt tuôn trào, kéo theo những cơn lũ đầu nguồn nhấn chìm biết bao sinh mạng, để rồi sau đó đêm đêm lại réo rắt những khúc nhạc buồn và lời ca nức nở.
Có lẽ trong những ngày nung nấu chí làm trai ở chốn kinh đô tù túng, với hào khí bị dồn nén, Cao Bá Quát đã nhận ra hình ảnh sông Hương như thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên

Câu thơ độc đáo của Cao Bá Quát xuất hiện trong dòng thơ viết về sông Hương cũng bất ngờ và đột ngột như những cơn lũ bất thường ở Huế. Và sau đó, dòng sông lại êm ả trở về với dáng điệu đài các kiêu kỳ, uể oải vắt mình qua thành phố như một dải lụa mềm, vẫn là “con sông dùng dằng, con sông không chảy” (Thu Bồn), vẫn như một mảnh trăng khuyết gợi lại mối sầu vạn thuở (Nguyễn Du: Hương giang nhất phiến nguyệt/ Kim cổ hứa đa sầu).
Có thể nói cảm nhận bao trùm toát lên từ sông Hương là dòng sông đẹp, nhưng là một vẻ đẹp mong manh, một vẻ đẹp dễ bị phá vỡ.

Từ đại ngàn hoang sơ của dãy Trường Sơn hùng vĩ, nối kết với hàng ngàn mạch suối róc rách chảy suốt ngày đêm, sông Hương đã mang vẻ đẹp đầy chất thơ của núi rừng thiên nhiên xứ Huế. Truyền thuyết từ lâu rồi vẫn từng nhắc đến loài cây Thạch xương bồ rũ dày ven các dòng suối đầu nguồn sông Hương, một tặng phẩm thơm ngát của Trường Sơn đã nhiều đời thấm đẫm xuống dòng nước để dân gian phải tấm tắc ngợi ca, đặt tên cho dòng sông là Hương giang - dòng sông thơm. Nhưng vẻ đẹp hoang dã nầy cũng đang tích tụ không ít những nguy cơ tiềm ẩn. Chỉ cần những cánh rừng bạt ngàn ở đầu nguồn không được gìn giữ tốt, những khu rừng phòng hộ bị tùy tiện chặt phá, những đoạn sông bị đào bới khai thác cát sạn “vô tội vạ”, thì sẽ đến một ngày những cơn thịnh nộ từ đầu nguồn sẽ tuôn xả về xuôi, giáng xuống những trận lũ lụt kinh hoàng, vừa tước đi những thành quả lao động miệt mài, vừa rải dài những dải khăn tang lên đầu không ít người dân xứ Huế. Rồi lớp lớp phù sa đất đá bị bào mòn, không phải để mang về màu mỡ cho đồng ruộng, mà sẽ lần hồi bồi lấp dòng sông, kết thành những cồn bãi rong rêu lau lách, xóa dần mặt nước trong xanh đặc trưng của dòng sông Hương.

Hương giang thật sự là dòng sông xanh. Nước trong xanh phản chiếu cả trời trong xanh. Màu xanh của dòng sông còn được điểm tô bởi hai dãy hành lang cây xanh bạt ngàn dọc hai bờ sông. Có cả rừng thông xanh trầm mặc từng gắn bó keo sơn với vùng lăng tẩm của vua chúa và danh gia vọng tộc chốn kinh kỳ. Có cả những dãy đồi xanh, những cánh đồng xanh, những rặng tre xanh, những ngôi nhà vườn xanh mát với hoa thơm trái ngọt. Có cả những dãy công viên xanh từng được chăm chút qua nhiều đời. Nhưng thấp thoáng đâu đó, vẻ đẹp duyên dáng của đôi bờ sông xanh đang đứng tr
ước nguy cơ bị phá vỡ. Nơi nầy một công trình vô duyên, nơi kia một cao ốc kệch cỡm, chốn nọ là những mảng bê tông phô mình thách thức với nét duyên dáng của dòng sông. Và còn đâu những chiếc thuyền nhỏ lững lờ trôi với “những đêm đàn lạnh trên sông Huế” (Văn Cao) mà thay vào đó đang có trên hai trăm chiếc thuyền “gà cồ” mạo danh thuyền rồng nổ máy suốt ngày đêm, hợp lực với những chiếc thuyền khai thác cát sạn, những chiếc đò nghèo khổ của lớp cư dân thủy diện chờ mãi chẳng thấy đổi đời, nối kết thành những mảng lưới rằn rện trưng bày chướng mắt dọc hai bờ sông xanh.

Thật ra, sông Hương không phải là dòng sông hoang sơ chảy mãi giữa hai bờ bát ngát xanh, mà từ ngã ba Bàng Lãng, nơi hợp lưu của Tả Trạch và Hữu Trạch xuôi về kinh thành, dòng sông đã được tô điểm thêm với cảnh quan uy nghiêm của lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, đền Văn Thánh, Võ Thánh và nổi bật bên đồi Hà Khê là tháp chùa Thiên Mụ, nối liền khu nhà vườn và phủ đệ của các danh gia vọng tộc vùng Kim Long. Soi mình bên dòng sông Hương là kinh thành Huế với các công trình kiến trúc Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu xinh xắn, là Kỳ Đài uy nghi và thấp thoáng bên trong là Ngọ Môn rực rỡ với cung điện vàng son một thời của các triều vua nhà Nguyễn. Lớp lớp những đền đài, cung điện, phủ đệ với các công trình tinh xảo, hòa mình trong cảnh quan sân vườn kiểu Huế, tạo thành một phong cách kiến trúc hòa điệu độc đáo của kinh thành Việt Nam, hướng ra sông Hương với rồng chầu ở Cồn Hến - Thanh Long, hổ phục ở Cồn Dã Viên - Bạch Hổ. Sau ngày Kinh đô thất thủ (1885), nhiều công trình kiến trúc thuộc địa đã được xây dựng ở bờ Nam sông Hương đối diện với kinh thành cổ kính, nh
ưng với tầm nhìn của những kiến trúc sư người Pháp, khu phố Tây ở bờ Nam vẫn khép mình bên dòng sông Hương với những công trình kiến trúc vừa phải, điểm xuyến bởi Tòa Khâm sứ, Dinh Công sứ, Phủ Thủ hiến, Viện Dân biểu Trung kỳ, trường Quốc Học, trường Đồng Khánh... và vắt ngang qua dòng sông Hương là chiếc cầu “6 vài 12 nhịp” xinh xắn như chiếc lược ngà cài lên dòng sông xanh.

Chiếc lược ngà xinh xắn cũng đã một thời bị biến dạng. Vắt ngang qua dòng sông còn có thêm chiếc “cầu mới” đặt để tùy tiện, cắt vụn khoảng không gian thoáng đãng của sông Hương. Vẫn còn đâu đó những nguy cơ rình rập, định cắt xẻ thêm dòng sông, bắc thêm chiếc cầu mới, xây dựng thêm những khu resort lừng lững giữa cồn Dã Viên. Xen vào những công trình kiến trúc thời Pháp ở phía bờ Nam, và ngay cả bên bờ Bắc của vùng kinh thành cổ đã xuất hiện thêm một số công trình mới làm che khuất tầm nhìn thông thoáng hướng về dòng sông, đang gây không ít những lần tranh cãi, nh
ng thấp thỏm lo âu về số phận “hồng nhan” của dòng sông xinh đẹp.

Đang có một số đề án mong muốn phát huy những lợi thế độc đáo của dòng sông Hương, có những đề án còn nhằm chế ngự những tai ương mà thiên nhiên vô tình gây ra trên dòng sông nầy. Dường như ai cũng nói vì Huế, cũng muốn tận dụng vẻ đẹp của sông Hương. Nhưng xin hãy nhẹ tay với dòng sông. Xin hãy như nhà thơ Phan Huyền Thư, dẫu có “muốn thì thầm vuốt ve thật khẽ” chứ chưa nói đến bạo tay với dòng sông, thì xin hãy bình tâm nghĩ thật k
ỹ; xin nhớ đây là tâm điểm nhạy cảm nhất của Huế, nơi vẻ đẹp mong manh rất dễ bị phá vỡ.
                                                 T.T.C
(nguồn: TCSH số 224 - 10 - 2007)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Bà Francoise Corrèze - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, là một chiến sĩ chống phát xít, một người bạn của Việt Nam từ nhiều năm nay. Sau những chuyến đi thăm nước ta trong chiến tranh cũng như từ ngày đất nước thống nhất, bà đã viết nhiều tác phẩm về Việt Nam. Lần đầu tiên đến Huế đầu năm 1985, bà đã ghi lại những cảm nghĩ của mình. Chúng tôi xin giới thiệu một số đoạn sẽ được in trong cuốn sách viết về thanh niên Việt Nam bằng tiếng Pháp.

  • PHAN THUẬN ANNgọ Môn năm cửa chín lầu,Cột cờ ba cấp, Phu Văn Lâu hai tầng.

  • LÊ MINH PHONGDọc theo đôi bờ Sông Hương, nơi có những công viên quyến rũ là điểm trưng bày của một số công trình nghệ thuật.

  • NHỤY NGUYÊN(Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương)

  • LÊ PHÙNGSau nhiều ngày cùng nhau trăn trở - nghĩ suy - hiệp lực - hiệp tâm của những anh, chị em nhạc sĩ ở Huế, Nhạc Quán đã chính thức trình làng với công chúng yêu thích âm nhạc tại Huế vào lúc 20h, ngày chủ nhật (02/01/2011) là ngày Đinh Tỵ (nguyệt đức hợp, tế tự, đính hôn) trong tiết trời vào xuân của Huế, có sáng nắng chiều mưa, có gió về đêm, có lòng người ấm áp, có không gian lãng mạn, trữ tình.

  • HỒ VĨNHMới đây trong quá trình sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại Cố đô Huế, chúng tôi tìm thấy được một văn bản có liên quan đến Phường Đúc Huế.

  • TƯỜNG THITôi trở lại Hương Trà bằng ký ức của hơn 20 năm trước, trên con đường đất băng qua những vườn thanh trà trĩu quả ven con sông Bồ thơ mộng để đến làng Lại Bằng, xã Hương Vân. Một xã tiếp giáp núi và đồng bằng, nơi đã ghi lại dấu ấn lịch chống giặc ngoại xâm của Thừa Thiên Huế - địa đạo Khe Trái.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNTrong những năm gần đây, Huế đã được các nhà đông phương học và khách du lịch trong nước và ngoài nước lưu ý.

  • MAI KHẮC ỨNGLăng Minh Mạng nằm dưới chân núi Cẩm Kê thuộc thôn La Khê làng An Bằng huyện Hương Trà cũ, nay là thôn Liên Bằng, xã Hương Thọ, thành phố Huế. Địa thế dải đất này rất đẹp. Hiện thời cây cối ở chung quanh đã lùi xa để lại những khoảng trống nối dài trên các triền đồi thoai thoải, khu lăng trở nên lẻ loi hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂMCó lẽ một trong những loài động vật gần gũi, gắn bó với người dân xứ Huế trong mọi thời cuộc là loài hến. Cho dù trải qua bao thăng trầm, bao biến cố trên mảnh đất nhỏ bé này, mọi thứ có thể thịnh suy nhưng hến vẫn trường tồn. Trường tồn như một nét văn hóa thầm lặng, khiêm tốn, không khua trương, ồn ào,… mà âm thầm tỏa ngát hương.

  • PHAN HỨA THỤYChùa Thiên Mụ là một công trình kiến trúc có qui mô lớn và xuất hiện khá sớm trong quá trình hình thành phát triển của văn hoá Phú Xuân. Cũng như phần lớn các công trình kiến trúc cổ khác, chùa Thiên Mụ từ khi mới được xây cất trở về sau lần lượt đã được dựng nhiều tấm bia, hoặc để ghi lại công việc tu tạo, hoặc đề thơ vịnh cảnh, hoặc ghi cảm tưởng trong những lần vãn cảnh chùa của một số vua chúa nhà Nguyễn.

  • NGUYỄN ĐÌNH HÒE VÀ L.CADIÈRE(Tiếp theo SH số 5 – tháng 2 - 1984)

  • NGUYỄN ĐÌNH HÒE VÀ L.CADIÈRE(B.A.V.H. 1992, trang 189-203)HỒ TỊNH TÂM - Từ thời Gia Long, khi xây kinh thành Huế, một nhánh sông đã được ngăn chặn lại ở trên làng Kim Long hiện nay và dòng sông đó bị lấp đi ở một vài nơi, một số nơi khác thì được mở rộng và uốn nắn lại cho đều đặn. Chính một phần của nhánh sông ngày xưa ấy đã tạo ra Hồ Tịnh Tâm, nay ở tại bên trái đường Lục bộ, gần với Cầu kho, hay vùng nhượng địa (cho Pháp ở Mang Cá lớn).

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGCó lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là “bản sắc Huế”. Bởi vì thiên nhiên bao giờ cũng biểu hiện một cách nhất quán giữa cái hằng cửu và cái biến dịch, giữa cái biến động và cái tĩnh tại.

  • MAI KHẮC ỨNGBất chợt. Tưởng như có con lợn chạy giữa sân điện Cần Chánh tại Hoàng thành Huế. Định thần lại tôi đã nhìn thấy chúng trong mấy ô trang trí bên thân hai chiếc vạc đồng đúc thuở Kim Long còn là phủ chúa dưới thời Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) mà lạc khoản lại ghi Thịnh Đức thứ 8 và Thịnh Đức thứ 10. Bản chú thích bên hai vạc này ghi là đúc năm 1660 và 1662.

  • L.N.D: Vào năm 1822, dưới triều Minh Mạng, một người Anh là John Crawfurd có dịp đến Huế và được hai người Pháp lúc bấy giờ đang làm quan ở đây là Chaigneau và Vannier hướng dẫn đi thăm Kinh Thành. Dưới đây là những gì mà Crawfurd đã viết về Huế trong ngày viếng thăm ấy: 29-9-1822. Chúng tôi dịch từ bản Pháp ngữ của H.Cossarat trong B.A.V.H. 1933, No1-2, tr.5-10.

  • PHẠM ĐĂNG TRÍThuở ấy, có nhiều người từ những miền đất màu mỡ nhưng vẫn dời nhà đến ở trên một vùng gò đồi đầy sỏi đá. Nguyên nhân lôi cuốn họ tới đây là do màu sắc thiên nhiên ở chốn này thật là thanh tú, đa dạng và không ngừng thay đổi.

  • LÊ VĂN HẢOTháng 12 năm 1979 tại thành phố Pitxanulôcơ (Pitsanulok) Thái Lan, ông Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNESCO) đã triệu tập một cuộc họp của những chuyên gia nhằm chuẩn bị cho một Chương trình nghiên cứu các đô thành lịch sử ở châu Á. Chương trình này sẽ nhằm vào một số đô thành cổ kính đã từng đóng những vai trò có ý nghĩa trong sự phát triển và giao lưu của các nền văn hoá ở châu Á.

  • Chiều 8.6, tại Nam Châu Hội Quán trên vùng cỏ cây Kim Long xứ Huế, GALA TINH HOA SÔNG HƯƠNG đã được tổ chức nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa - Huế.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNỞ mục “Phương vị quê hương” này, tạp chí sẽ lần lượt đăng các bài tìm hiểu văn hoá ngắn gọn nhưng có… duyên văn chương. Chúng tôi vui mừng được sự hưởng ứng của các nhà nghiên cứu lão thành am hiểu Huế - Bình Trị Thiên như các cụ Bửu Kế, Phan Văn Dật, Nguyễn Hữu Đính, Phạm Đăng Trí… cùng các anh Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An… Chúng tôi cũng mong nhận được bài của các bạn ở các tỉnh miền Trung nói về phong vị quê hương mình để tạo được giao lưu văn hoá trên giải đất gắn bó lâu đời này.